Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Nhân 110 năm sinh Trần Huy Liệu


      Cảm tính bổ sung
                              Trần Chiến 
     Về phương diện nhà thơ, ông là người sung mãn tình cảm, "chỉ hộc ra thơ" hay vẫn chỉ là anh nói chí? Về phương diện chính trị, ông bồng bột nông cạn hay là nhìn thấy nhiều vấn đề quá sớm? Về sử học, ông có đóng góp gì về phương pháp, hay chỉ là người tập hợp tư liệu đơn thuần? Về phương diện người tình, ông có là một kẻ phiêu lưu, "đi không đến nơi về không đến chốn", chẳng thể đem lại hạnh phúc cho người mình yêu không? Tất cả những câu hỏi đó khó bề giải quyết cặn kẽ, nếu không thấy cái ý nghĩa chủ yếu, nét trội bật nhất trong con người Trần Huy Liệu, rằng đó là một con - người - tìm kiếm.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Đám hiếu


Đám hiếu
Thế là chị tôi về cõi. 84 tuổi mụ, sau gần hai tháng ụ ỵ như cái xác biết thở. Lũ cháu hiếu đễ không để mẹ đi ngay, hết cho vào viện đến cúng bái. Không dám nói nhưng tôi chán ngán, thậm chí căm hờn việc bắt một con người tồn tại trong trạng thái sống thực vật, hay còn gọi là chết lâm sàng như thế. Mà tôi có trông nom gì!
Cái chết là thời điểm tất yếu, quan trọng trong đời. Nhiều người hô khẩu hiệu (xin trời) cho sống khỏe chết nhanh, nhưng vẫn sợ nó. Gia đình tôi, nhờ trời, ai cũng được chết tươi, kể khí đột ngột nhưng còn hơn chán cảnh nằm thối nằm tha, lở loét, Tây gọi le cadavre vivant. Những anh Hàn anh Nhật ưa thích tự tử đến lệch lạc, không chừng quan niệm “sống không có hi vọng, niềm tin, thì chết có ý nghĩa hơn”, lại là tích cực.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Ốc gió



Ốc gió
                                                 Trần Chiến
                        
Ta đã lớn. Và Pautốpxki đã chết
                                                                              Bằng Việt

1.
- Nhớ tận hưởng cuộc đời, an toàn và trả đúng phép. Đi nha!
Anh Đích đập vào mấy bàn tay giơ cao, giống đám cầu thủ  thường làm trên ti vi sau khi ghi bàn. Anh sẽ về xứ bán sơn địa ôm vợ, đọc “thứ nhất rượu say ngà ngà, thứ nhì công tác đường xa mới về”. Trường dặm vào những cồn cát ven biển, với mẹ từ lúc sinh ra đến giờ chả nhìn thấy gì ngoài cát. Sang có ít ngày cùng ông bố hậm hụi trong xưởng sửa ô tô, ngồi đến khuya với bạn cũ chỉ một chai pép si, nếu có con gái thì thêm khô mực. Niềm vui đơn giản, cụ thể lắm, dù ba trăm sáu mươi đêm rồi chỉ ao ước phép tắc sẽ làm gì. Phấn thì càng tù mù. Tận hưởng cuộc đời thế nào đây khi mà ta vừa có tự do vừa có tiền, không vung vinh nhưng không đến nỗi phải tằn tiện quá?

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

THỰC LỰC QUÂN ĐỘI VIỆT NAM

Thông tin này nhận được từ một email không quen biết với địa chỉ cuối bài, gửi AE tham khảo 

QUÂN SỐ THƯỜNG TRỰC: 455,000 người (Trong đó: Lục quân 412,000, hải quân 13,000, Phòng không ?" Không quân 30,000); lực lượng bán vũ trang 40,000 người. QUÂN DỰ BỊ: 5,000,000 người
LỤC QUÂN: 412,000 người
Trang bị
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) 1,315:
70 T-62;
350 Type-59;
850 T-54/T-55;
45 T-34
Xe tăng hạng nhẹ 620:
300 PT-76;
320 Type-62/Type-63
Xe trinh sát RECCE 100: BRDM-1/BRDM-2
Xe chiến đấu bộ binh bọc thép AIFhV 300 BMP-1/BMP-2
Xe bọc thép chở quân APC 1,380:
Bánh xích APC (T) 280: 200 M-113 (to be upgraded); 80 Type-63;
Bánh hơi APC (W) 1,100 BTR-152/BTR-40/BTR-50/BTR-60
Pháo các loại: ARTY 3,040+Pháo xe kéo TOWED 2,300 76mm/85mm/M-1944 100mm/M-101105mm/M-102 105mm/D-30 122mm/Type-54 (M-30) M-1938 122mm/Type-60 (D-74) 122mm/M-46 130mm/D-20152mm/M-114 155mm
Pháo tự hành SP 152mm 30 2S3; 175mm: M-107
Cối tự hành GUN/MOR ? 120mm 2S9 NONA (reported)
Pháo phản lực bắn loạt MRL 710+: 107mm 360: 360 Type-63; 122mm 350 BM-21; 140mm: BM-14
Cối MOR: 82mm: some; 120mm M-43; 160mm M-43
Chống tăng ATMSL AT-3 SaggerDKZ chống tăng RCL 75mm Type-56; 82mm Type-65 (B-10); 87mm Type-51Pháo GUNS 100mm Su-100 SP; T-12 (arty); 122mm Su-122
SPPhòng không AD
Tên lửa vác vai SAM MANPAD: SA-16 Gimlet/SA-18 Grouse (Igla)/SA-7Grail
Pháo phòng không GUNS 12,000 100mm/14.5mm/30mm/37mm/57mm/85mm/ZSU-23-4 SP 23mm
Tên lửa đất đối đất MSL SSM Scud-B/Scud-C (reported)
Văn phòng trực thuộc Bộ Quốc phòngSố 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội Tel: (84 - 4)3747 1748 / 3747 1029 Fax: (84 - 4) 3747 4913 E-mail: amyle2205@gmail.com

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

The Diplomat: Trung Quốc của George Orwell?

William de Tocqueville
(Tác giả là một giáo sư kinh tế tại một trường đại học ở Trung Quốc. Ông đã yêu cầu giấu kín tên thật. )
Trong kỳ lễ mừng Năm mới ở Trung Quốc, một nhóm hành khác tại nhà ga Thiên Tân đã bị công an giữ lại, bắt họ họ xách hành lý đứng chờ trên sân ga dưới làn gió lạnh cắt da để một nhóm nhỏ những đảng viên Đảng Cộng sản bước lên toa hạng nhất. Giận dữ vì sự bất công, một sinh viên luật tại Đại học Bắc Kinh đã chụp lại hình ảnh này bằng điện thoại di động. Một vài công an mặc sắc phục và thường phục nhào đến cô, bắt cô phải nộp máy và đi với họ. Khi họ chộp lấy cô, cô đã la lên “như con mẹ hàng cá” (theo lời của chính cô), tạo ra một cảnh ồn ào khiến họ phải thả cô đi.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI Ở ĐNÁ: MỘT CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG



Nguyễn Trung – VOA: Tại một cuộc hội thảo có chủ đề ‘Hiện đại hóa quân đội ở Đông Nam Á: Một cuộc chạy đua vũ trang?’ ở trung tâm Đông Tây tại Washington, các nhà quan sát cho rằng nhiều quốc gia Đông Nam Á đã gia tăng chi tiêu quốc phòng thời gian qua và tăng cường ‘tậu’ các thiết bị quân sự tối tân.
Thưa quý vị, hiện có quan ngại về một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. n. Như nhận định của tiến sĩ Richard Bitzinger từ Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho dù việc mua sắm khí tài đó không đáp ứng các tiêu chí về một cuộc chạy đua vũ trang, thì quá trình hiện đại hóa quân đội mạnh mẽ có thể làm thay đổi đáng kể quy mô của các cuộc xung đột tiềm tàng trong tương lai. Mời quý vị nghe các ý kiến của ông Bitzinger trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ kỳ này.