Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Nixon đã từng cứu Trung quốc thoát khỏi đòn tấn công hạt nhân của Liên xô như thế nào?

Vào cuối những năm 60, Mỹ đã cứu Trung quốc thoát khỏi một đòn tấn công hạt nhân của Liên xô. Điều này được nói tới trong chuỗi bài báo đăng trên tờ "Historical Reference", một tạp chí trực thuộc tờ "Nhân dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung quốc.
Vào tháng 10 năm 1969, Trung quốc chuẩn bị chống đỡ cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô. Các lãnh tụ Trung Quốc đã tản ra khắp nước để tránh mọi tổn thất. Mao Trạch Đông đi Vũ Hán, Lâm Bưu về Tô Châu, còn Bộ Tổng Tham mưu và 940 000 binh sĩ thì rút xuống hệ thống boong-ke ngầm chạy từ Bắc Kinh ngược về phía tây; 4000 máy bay và 600 tàu chiến được lệnh rời bỏ những cơ sở dễ bị tấn công, công nhân được phát vũ khí để bắn phi công và lính đổ bộ của Liên xô.
Nguyên nhân dẫn tới những sự kiện này là một loạt những cuộc đụng độ dọc tuyến biên giới trên dòng sông Ussuri. Vì xung đột, cả hai phía đều tổ chức những cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộ và báo động toàn quân.
Theo lời khẳng định của các tác giả bài báo nói trên, Liên xô đã thông báo cho các đồng minh Đông Âu của mình về kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân tấn công để "thoát khỏi sự đe doạ của Trung quốc và kết liễu kẻ phiêu lưu hiện đại này". Ngày 20 tháng 8, Đại sứ của Liên xô ở Washington đã cho Kissinger biết kế hoạch trên và yêu cầu Mỹ giữ thái độ trung lập. Nhưng Mỹ đã tiết lộ bí mật ấy cho báo chí, và ngày 28 tháng 8, tờ "Washington Post" viết rằng Moskva đã lên kế hoạch bắn tên tửa mang đầu đạn hạt nhân vào hàng loạt thành phố và cơ sở quân sự của Trung quốc. Vào tháng 9 và tháng 10, căng thẳng lên tới tột đỉnh, nhân dân Trung quốc được lệnh đào hào trú ẩn.
Bom nguyên tử củaTrung quốc
Moskva lại thử thăm dò ý đồ của Mỹ.Như bài báo đã nói, Nixon xem Liên xô mới là mối hiểm hoạ cốt tử nhất và ông không muốn Trung quốc bị suy yếu trầm trọng. Đồng thời, Nixon lo ngại hậu quả của chiến tranh hạt nhân ảnh hưởng tới 250 000 lính Mỹ đang đồn trú ở châu Á. Ngày 15 tháng 10, Kissinger cảnh báo đại sứ của Liên xô rằng nếu chiến tranh xâm lược xẩy ra, Mỹ sẽ can thiệp vào xung đột và sẽ tiến hành tấn công 130 thành phố của Liên xô. Năm ngày sau, Moskva thay đổi toàn bộ kế hoạch và bắt đầu đàm phán với Bắc Kinh. Khủng hoảng thế là chấm dứt.
Một tờ tạp chí chính thức của Trung quốc khẳng định rằng chuyện Washington bật "đèn đỏ" trước Moskva chính là để trả thù những sự kiện xẩy ra từ 5 năm trước, khi Liên xô từ chối ngăn cản Trung quốc chế tạo bom nguyên tử. Liên xô đã khước từ đề nghị phối hợp cùng lính Mỹ tấn công trưng tâm thử nghiệm Lop Nor ở tỉnh Tân Cương. Nikita Khrupsev tuyên bố chương trình của Trung quốc chẳng nguy hại cho ai. Ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung quốc đã tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân thành công đầu tiên. Theo lời của Tổng thống Lyndon Johnson, "đó là ngày đen tối và thảm kịch đối với thế giới tự do".
Bài báo còn nói tới ba trường hợp Trung quốc có nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, nhưng ở những trường hợp này, mối hiểm hoạ lại xuất phát từ Mỹ. Trường hợp rõ nhất là cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến một vụ tấn công có thể xẩy ra như thế còn là cuộc đụng độ giữa Trung quốc và Đài Loan vào các năm 1955 và 1958. Tác giả bài báo "Nixon" không nói chính xác ông đã khai thác tư liệu từ nguồn lưu trữ nào. Ông thừa nhận nhiều chuyên gia khác không tán thành các kết luận của ông. Nhưng việc công bố công trình của ông trên một tạp chí chính thức cho phép nghĩ rằng ông đã dựa vào những nguồn tư liệu nghiêm túc và bài báo đã được kiểm tra cẩn thận.
                                   Người dịch Lã Nguyên (bài đăng trên VHNA)
+ Bản gốc bằng tiếng Pháp: "Quand Nixon a sauvé la Chine du feu nucléaire soviétique", in trên ""Le Figaro", 12/05/2010 11:38.
+ Dịch theo bản tiếng Nga: "Как Никсон спас Китай от советского ядерного удара". Nguồn: http://www.inosmi.ru/fareast/20100513/159894611.html
Tham khảo:  "Cách đây không lâu, đài “Tiếng nói Moskva”, cơ quan ngôn lun có nh hưởng ln nht Nga, đã t chc thăm dò dư lun xã hi. Câu hi thăm dò: K thù chính ca nước Nga là ai? Người được thăm dò có th chn 3 câu tr li: “M”, “Trung Quc” và “Khó xác đnh”. Kết qu thăm dò cho thy: tuyt đi đa s người Nga xem k thù chính ca nước Nga là Trung Quc. Đó là kết qu khiến mi người đc bit quan tâm. Vào trung tun tháng 2, khi cuc thăm dò kết thúc, đã có gn 6000 người tham gia tr li câu hi trên mng và qua đin thoi. Trong s đó, có 3554 người tr li qua Website xem Trung Quc là k thù chính, chiếm 57,1% người tham gia thăm dò, ch có gn 30,3%  người Nga xem M là k thù chính ca Nga và 12,6% tr li “Khó xác đnh”. Ngoài ra, có ti my trăm người tr li câu hi thăm dò qua đin thoi, trong s đó, có ti 77,9% nói rng Trung Quc là k thù chính ca Nga, 2,1% xem k thù chính ca Nga là M. Không có ai tham gia điu tra thăm dò qua đin thoi chn câu tr li “Khó xác đnh”. "

Nguồn: http://inoforum.ru/inostrannaya_pressa/rossijskij_opros_obwestvennogo_mneniya_kitaj_glavnyj_vrag/

                                                                   

LỊCH SỬ HÀ NỘI- PHILIPPE PAPIN

Philippe Papin cựu học sinh khoa Sử trường Đại học Sư phạm Saint-Cloud, thành viên Viễn Đông Bác Cổ, đã sống ở Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2004, hiện là giáo sư trường Cao học thực hành thuộc Đại học Sorbonne. Dưới đây là phần viết về Hà nội từ 1954 cho đến nay trong tác phẩm mang tựa đề Lịch sử Hà Nội. Kể từ năm 1945, khi nông dân bỏ làng quê và chiến tranh,dân số Hà Nội hkhông ngừng tăng lên. Năm 1954 Hà Nội có khoảng 400.000 đến 450.000 dân. So với tầng lớp nông dân thì người HN có cuộc sống khá sung túc, đặc biệt là cuộc chiến tranh Đông Dương đã khuyến khích kinh tế thành phố phát triển... Hà Nội là một thế giới kỳ lạ, thậm chí mang mầu sắc nước ngoài, bởi nó có dấu ấn của thời kỳ thuộc địa trong con mắt của các vị lãnh đạo Đảng và quân đội phần lớn xuất thân từ nông thôn đã được đào tạo về cải cách ruộng đất và"chỉnh huấn tư tưởng" theo kiểu Trung Quốc. Đưa nông thôn về thành phố Thành phố giờ đây đã được điều hành theo tư tưởng của những cán bộ lãnh đạo từ chiến khu trở về. Họ không được người HN tâm phục khẩu phục vì trong con mắt ngườ dân ở đây, họ chỉ là những nông dân thô lỗ được thăng quan tiến chức quá nhanh, những quan chức nhỏ nóng tính, ưa sử dụng những ngôn từ to tát, những khái niệm mác xit chưa thuần thục. Về phần mình các quan chức mới hả hê vì đã dạy được cho dân thành phố một bài học buộc những người này phải nhớ rằng những kẻ quê mùa,bảo thủ,lạc hậu,mê tín dị đoan đã từng làm trò cười cho báo chí ở HN, giờ đây đã đấu tranh giải phóng đất nước. Tình trạng căng thẳng ngày một gia tăng giữa quân cách mạng,những người đã"giải phóng HN" và người dân thành phố "được giải phóng".Một hố sâu ngăn cách giữa các chiến sĩ cách mạng và những công dân bị động, giữa những người tham gia kháng chiến và những kẻ trùm chăn chờ thời. Chính những người nông dân chất phác như nhân vật Lý Toét trước đây giờ trở thành những người lãnh đạo đất nước, những cán bộ nông dân này không sợ bất kỳ ai, bởi bên cạnh mong muốn phục thù, họ còn có quá trình cầm súng và một nguồn gốc xuất thân trong sạch. Trên một đất nước có nền công nghiệp kém phát triển, còn ai có thể thực sự là người vô sản hơn họ ? Người HN không phải là vô sản, họ đành phải im lặng, nhưng trong lòng họ thấy rằng thành phố lại một lần nữa bị tụt hậu. Năm 1802, vua Gia Long đã giao HN cho các quan hàng tỉnh trị vì, đến năm 1888 người Pháp dựa vào các trưởng phố thực chất chỉ là một đám thị dân và nay thì HN nằm trong tay một đội ngũ nông dân. Năm 1986 nhân bối cảnh chính trị cởi mở hơn, một số người nhiều tuổi có máu mặt trong thành phố đã lên tiếng phàn nà n rằng trong đội ngũ lãnh đạo thành phố không có một người HN gốc nào. Nhà văn Tô Hoài được giao nhiệm vụ trả lời họ bằng cách viện dẫn rằng HN luôn là nơi tiếp nhận người tứ xứ, ông còn ranh mãnh nói thêm rằng bản thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương nổi tiếng của HN cũng xuất thân từ Hà Tĩnh, một vùng quê có"truyền thống cách mạng" ở miền Trung. Năm 2000,trong số 9 vị lãnh đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, chỉ có một hngười gốc HN.Ở Quốc hội, số đại biểu nguồn gốc HN chỉ bằng nửa số người gốc Hà Tĩnh,một tỉnh có số dân bằng nửa số dân HN.Ở Việt Nam không có phong trào "Hà Nội hóa" theo kiểu"Paris hóa" ở Pháp,mà ngược lại, tính đại diện của HN khá mờ nhạt. Các chiến sĩ cách mạng giờ đây đã làm chủ thành phố và họ hết sức cảnh giác bởi không những dân thành phố đã không tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, mà thành phố trước đây còn là cái nôi của tầng lớp tư sản và trung lưu phức tạp ít thiện cảm với cách mạng.Còn một nguyên nhân quan trọng nữa là HN đã từng là nơi ăn chơi đàng điếm,thành phố của các quán cà phê,cô đầu,rạp chiếu bóng và biệt thự kiểu Pháp, những biệt thự thật đẹp nhưng cũng dễ làm sa ngã lòng người. Hơn nữa HN từng là nơi có truyền thống chống đối chính quyền một cách khôn khéo thông qua giới báo chí sắc sảo và những quy tắc đã thấm sâu vào cuộc sống thường nhật. HN đã từng là khởi điểm của chế độ thuộc địa,là công cụ duy trì chế độ này,vì thế giờ đây HN đáng bị ngờ vực. Để hạn chế quá trình gia tăng dân số ở thủ đô,ngay từ năm 1955 chính quyền đã buộc các gia đình mới đến định cư ở đây trong hoặc sau chiến tranh Đông Dương phải trở về quê quán. Sổ hộ khẩu ra đời nhằm kiểm soát chặt chẽ các hộ gia đình ở cả nông thôn và thành thị,không cho phép người dân tự do di chuyển. Những ai muốn tự do di chuyển dù chỉ trong thời gian ngắn cũng đều phải khai báo với chính quyền ở cả nơi đi và nơi đến...Đây là thời điểm chấm dứt việc tự do đi lại giữa HN và nông thôn, yếu tố từng tạo nên sức sống về các phương diện thương mại, xã hội và văn hóa của thủ đô từ nhiều thế kỷ nay. (Lược trích từ bản dịch của Mạc Thu Hương Nhã Nam- nxb Mỹ thuật 2010 )

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Nghĩ lại về Pauxtopxki

Tác giả : Bằng Việt
1
Đồi trung thu phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán .Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
"Lẵng quả thông" trong chuỗi hạt nhiệm màu
Hay "chuyến xe đêm " thầm thì mê đắm ,
Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa .
-" Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện " Tuyết "?
Có tiếng chuông rung ,và con mèo Ac khíp
Anh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."
Xa xôi sao....Thời thơ ấu sau lưng...!
2
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Bể mặn mòi , sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh , trước biển cả dâng triều.
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng,
Nốt cao quá trong đời xao động quá!
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kì lạ , lớn lao hơn.
Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao...
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
3
Bây giờ , anh biết nói gì hơn ?
Có thể, ngày mai thôi...có thể...
" Hoa tóc tiên ơi ! Sớm mai và tuổi trẻ"
Lật trang nhật kí nào cũng chỉ xát lòng thêm...
Pauxtopxki là dĩ vãng trong em
Thành dĩ vãng hai ta .Bây giờ anh ngoảnh lại:
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,anh hiểu rằng không phải...
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời !
Đưa em đi ... Tất cả thế xong rồi,
Ta đã lớn . Và Pauxtopxki đã chết!
...Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện " Tuyết "
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Tình tứ không?


Tôi thay bằng cái này vậy, để xem có cô nàng nào được nhét quả dọc vào ngăn bàn có mặt ở đây không, và tiện thể hỏi xem, có anh nào trong mấy anh em ở đây đã trót thương nhớ "bóng hồng" nào không!  :-) 

"Tổng thống nước khoáng" và "Sự tỉnh táo cưỡng bức"

Một khi"rượu đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống" thì rượu cũng không còn chỉ là rượu nữa, có ai ngờ sự sụp đổ của một siêu cường lại có khởi nguồn từ một chủ trương mang tính vĩ mô" cấm rượu" và được điều hành bởi một "Uỷ ban chống tệ nghiện rượu" N.C.Baibacôp, tác giả hồi ký "Từ Xtalin đến Enxin" nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước LX, đồng thời là Ủy viên của ủy ban này đã nói như thế nào về sự kiện này ? Xin tóm lược một vài nét từ hồi ký của ông ta, để hầu quý vị, vốn là những " đệ tử lưu linh".
Tự đánh giá về địa vị hiện thời của mình N.C.Baibacôp cho rằng nó có hai mặt: thứ nhất trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, ông có trách nhiệm quan tâm đến việc tăng sản lượng rượu mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể trong ngân sách quốc gia, nhưng trong tư cách là Ủy viên trong Ủy ban chống tệ nghiện rượu ông lại phải có thái độ kiên quyết đối với rượu vốn đã trở thành tập quán của cả một dân tộc.
Tác giả đưa ra một vài con số: so với 1950 thì vào 1980 số lượng cồn rượu tiêu thụ tăng 10,4 lần, bình quân đầu người 11,3 lít cồn nguyên chất, trong khi đó thu ngân sách từ cồn rượu lại giảm đáng kể, doanh thu phần lớn nằm trong tay tư nhân. Thị trường tràn ngập rượu ngoại nhập kém chất lượng và rượu "boocmôtukha" rởm có hại cho sức khỏe.
Ủy ban cũng đã đánh giá trên thực tế những thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân do tệ nạn nghiện rượu gây ra cùng với những hậu quả về mặt xã hội và kết luận: cần
phải bắt đầu cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu.
Tác giả cho biết điều trăn trở của ông là làm thế nào để lấp lỗ hổng này trong ngân sách quốc gia một khi khoản thu từ rượu không còn nữa.
Giải pháp cho vấn đề đã được tìm ra từ một lần thức giấc từ nửa đêm: Chất xirô"Caprim" theo tác giả tđây là một sự hợp tác sáng tạo giữa các nhà khoa học và những người nấu rượu nho ở Cakhêtia và Primôriê, đây là một hoạt chất sinh học ở "chóp" cành nho tức là trên phần nền thảo mộc mềm của chùm nho. Tính chất khác của nó là ở chỗ không những giảm mạnh độc tố của cồn rượu mà còn hạn chế sự thèm khát, ham muốn đối với rượu.
Các cuộc thử nghiệm với loại rượu có tinh chất"caprim" mang tên "Lông cừu vàng"
đã được thực hiện, đồng thời để kiểm tra kết quả và nghiệm thu sản phẩm, một nhóm công tác bao gồm các bác sĩ, các nhà xã hội học, các cán bộ khoa học thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn Lâm khoa học dưới sự lãnh đạo I.I.Brekhman đã được thành lập. Kết quả cho thấy tại tỉnh Magadan nơi tiêu thụ vài ngàn chai rượu "Lông cừu vàng" có tinh chất"caprim" được sản xuất ở Cakhêtia,
việc tiêu thụ các loại rượu mạnh đã giảm 27%, các loại nước uống có cồn khác giảm 22%, số lượng các tai nạn giao thông , nghỉ việc do rượu cũng giảm đáng kể.
Sau khi phân tích các kết quả đã thu được, tác giả cho biết đã có dự tính tăng sản lượng loại rượu này đồng thời mở rộng địa bàn tiêu thụ trên toàn quốc.
Tuy nhiên vào tháng 2. 1985 tác giả đã được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ soạn thảo quyết định của BCH TƯ ĐCS Liên Xô "Về những biện pháp khắc phục tệ nghiện ượu và uống rượu". Sau đó một chiến dịch tuyên truyền cho vấn đề này đươc phát động trên các phương tiện truyền thông, coi đó là chuẩn mực của lối sống Xô Viết tác giả đánh giá đó là " sự quái dị, không thể chịu nổi".
Tại cuộc họp của Ban Bí thư vào tháng 4.1985 tác giả cho biết ông đã cảnh báo về những hệ lụy từ quyết định cắt giảm sản lượng các loại nước uống có cồn vì trong kế
hoạch 1985 rượu chiếm 24% tổng chu chuyển hàng hóa và như vậy sẽ mất 25 tỷ rúp
nhưng Ligachôp- một trong những tác giả của cái quyết định quái dị trên đã không
đồng ý. Từ đó theo tác giả một tình trạng hỗn loạn và khủng hoảng đã bắt đầu trên
toàn quốc.
Tiến trình thực hiện quyết định trên đã được xem xét tại Hội nghị Ban Bí thư vào mùa thu cùng năm, một số bí thư khu ủy và tỉnh ủy đã bị phê binh về sự chậm tiến độ trong việc giảm sản lượng các loại nước uống có cồn.Cũng tại Hội nghị này đã có
đề nghị giảm 5o% sản lượng rượu với thời hạn 1987 nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười, chứ không như trù tính trước đây là năm 1990.
Tác giả cũng cho biết tình hình ở Adecbaigian là nơi trước đây nghề trông nho phát
triển rất mạnh.Vào năm 1980 Bí thư thứ nhất BCH TW ĐCS Adecbaigian G.A.Aliep
có phát biểu" Các vị hãy sản xuất rượu vang, hãy sản xuất nhiều hơn nữa rượu sâm-banh. Không ở đâu có thể phát triển nghề trồng nho bằng ở Adecbaigian"
Khi đó ở đây đã có 840 ngàn tấn nho được thu hoạch, sản lượng được dự tính là 3 triệu tấn.
Nhưng đến 1985 với cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu, sản lượng rượu vang suy giảm đáng kể, người ta đã bắt đầu chặt đốn các vườn nho ở Adecbaigian, ở Crưm và miền Nam nước Nga, chỉ riêng ở Adecbaigian đã có hàng ngàn hecta nho bị chặt phá. Hệ quả khôn lường, ngân sách thất thu, nạn đầu cơ tích trữ rượu, tệ nấu rượu lậu gia tăng. Vì phải xếp hàng mua rượu người ta chửi rủa lãnh đạo Đảng và Nhà nước, M.Goobachốp đã được gọi là " Tổng thống nước khoáng".
Kết luận tác giả cho rằng cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu là khúc dạo đầu tất yếu của công cuộc cải tổ, chẳng có gì là vẻ vang vì nó đã giáng một đòn mạng vào nền kinh tế. Khi nhắc lại rằng nhân dân đã gọi chiến dịch chống uống rượu là "sự tỉnh táo cưỡng bức" tác giả đã chỉ ra mục tiêu đích thực của chiến dịch này khi dẫn lời của M.Goóbachốp: " Mong rằng người ta đừng nghĩ rằng chiến dịch này có thể làm xuất hiện tình trạng tội ác hoành hành, giống như ngày trước ở Hoa kỳ sau khi ban hành "luật cấm rượu" . Và từ đó tác giả kết luận : M. Goócbachốp đã thấy được và thấy rõ những hệ lụy từ chiến dịch này cũng như đã xuất hiện một nền kinh tế "ngầm" hay một nền kinh tế phạm pháp ở thời điểm này và cùng với nó là sự xuất hiện của một tầng lớp người mới- bọn tội phạm sản xuất và buôn bán rượu lậu, tình trạng hỗn loạn từ tệ nạn này theo tác giả đã được định hướng từ lãnh đạo Đảng và Nhà nước LX, đó là công nghệ hình thành những lực lượng phá hoại, trong đó
M.Goócbachốp đóng vai trò chủ yếu.
HẾT

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

2011- 20 Năm ngày Liên xô sụp đổ


Những ngày tháng này năm 1991, Liên xô sụp đổ.
                                                  
                                                                Tualinh

Mở đầu
 Quá trình sụp đổ của Liên xô thực tế bắt đầu từ năm 1985 với sự kiện : Mikhail Gorbachev được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô sau cái chết của người tiền nhiệm Konstantin Chernenko.
  Từ đó quá trình này liên tục diễn tiến trong 6 năm tiếp theo cho tới hết năm 1991.
  Ngày 8 tháng 12 năm 1991, những nhà lãnh đạo các nước cộng hoà Nga, Ukraina và Belarus gặp mặt tại Belavezhskaya Pushcha để đưa ra một tuyên bố rằng Liên bang Xô viết đã bị giải tán và được thay thế bởi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG theo tiếng Nga; CSI theo tiếng Anh). Gorbachev - lúc đó đang là Tổng thống Liên xô - miêu tả tuyên bố này là một vụ đảo chính bất hợp pháp và nguy hiểm về mặt thể chế. Tuy nhiên ông ta đã trở thành một tổng thống của không một nước nào cả. 
    Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức tổng thống Liên xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán. Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên xô đã dừng hoạt động.
    Như vậy  Liên xô    tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức tan rã và sụp đổ vào ngày 25 tháng 12 năm 1991., thiếu  đúng 5 ngày đầy 69 năm.
    Quá trình sụp đổ của Liên xô diễn ra trong 6 năm và dồn dập vào năm 1991,có vẻ phức tạp và  bị nhiều yếu tố bất ngờ chi phối (thậm chí có nghi ngờ yếu tố bên ngoài tác động), tuy nhiên nếu xem xét kỹ trình tự các sự kiện đã diễn ra thì lại thấy đó là một chuỗi logic.
    Sơ bộ có thể nhận ra mấy đặc điểm của sự sụp đổ này như sau :
1.      Đây không phải cuộc nổi dậy của nhân dân vùng lên lật đổ chính quyền của ĐCS như một số người tưởng lầm.
 Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, 78% dân chúng đồng ý duy trì Liên bang Xô viết dưới một hình thức mới. Các nước Baltic, Armenia, Gruzia và Moldova tẩy chay cuộc trưng cầu. Trong mỗi nước trong số chín nước cộng hoà tham gia trưng cầu, đa phần cử tri ủng hộ duy trì Liên bang Xô viết.
2.      Chính cuộc đấu tranh về đường lối một mất một còn giữa các vị trong Ban lãnh đạo Đảng cùng với những tính toán cho cá nhân của họ đã lay chuyển tới tân gốc chế đô và một bộ phận nhân dân xuống đường để ủng hộ phe mình trong quá trình giành quyền lực của các vị này. Họ-nhân dân bị lôi kéo mà thôi.
3.      Sau khi Liên xô sụp đổ,các vị đứng đầu các nước SNG-không ai khác chính là những cựu UVBCT của ĐCSLX.
4.      Tuy có bao vây,bắt bớ,đặt ra ngoài vòng pháp luật ,súng đã nổ (kể cả đại bác xe tăng),có người mất mạng…nhưng có thể nói cuộc sụp đổ này dữ dội nhưng không phải là một cuộc CM tắm máu. Những người chống đối bị thất bại,bị bắt giam, nhưng sau đều được thả ra và được hưởng chế độ phúc lợi hưu theo chế độ tương tự thời …Xô viết !
  
     Sau khi Liên xô sụp đổ ,người ta nghiên cứu và bàn luận rất nhiều nhằm cố tìm ra câu  trả lời  cho các câu hỏi kiểu như:
-         Nguyên nhân sụp đổ,các dấu hiệu ‘lâm sàng’ báo hiệu, 69 hoặc bẩy chục năm liệu có phải là tầm tuổi thọ chung cho các chế độ CS độc tài toàn trị ?
-         Tại sao một số nước XHCN trình độ kinh tế ,đời sống nhân dân kém hơn như TQ,VN,TT,CB lúc đó lại không đổ theo Liên xô như các nước Đông Âu văn minh…

Vân vân …và….vv…

    Dù  việc lý giải chi tiết cho những câu hỏi nêu ra có thể là rất phức tạp đến đâu chăng nữa,thì có một điều này là chắc chắn : Sự sụp đổ của Liên xô gây nên là do ĐCS LX tan rã, đánh mất vai trò LS của nó hoặc đó còn có thể là sự suy tàn không thể tránh khỏi đã được ‘mã hoá ‘ gắn vào ngay trong nền tảng  lý luận xây dựng và cai trị của ĐCS là chuyên chính vô sản độc tài!


Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Uỷ ban Trung ương đảng cộng sản Liên bang Xô viết đồng ý từ bỏ tình trạng độc quyền quyền lực.

   Trong suốt mùa hè năm 1991, chính phủ Nga dần thay thế chính phủ liên bang, từ từ từng bộ. Tháng 11 năm 1991, Yeltsin ra một nghị định cấm Đảng Cộng sản Liên xô trên toàn bộ cộng hoà Nga. Vì thế, nhiều đảng viên cộng sản cũ từ bỏ Đảng Cộng sản để đổi lấy các vị trí trong các cơ cấu của chính phủ mớI

 
   Hy vọng các bạn quan tâm cũng sẽ có nhiều ý kiến tham gia góp cho dề tài này để nhắm tới kỷ niệm 20 năm mô hình CNXH Liên xô sụp đổ.
   Về phần mình ,sau một thời gian sưu tầm tài liệu,xin trình tự trình bầy một số phần nội dung theo cách suy nghĩ riêng của tôi.

      Cầu Chúa ban Phước lành cho dân Việt chúng con! Amen….

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Góc âm nhạc: Có những niềm riêng .

Góc âm nhạc: Có những niềm riêng .: "Có những niềm riêng - hát : Tuấn NgọcSáng tác: Lê Tín Hương Có những niềm riêng làm sao nói hết Như mây như mưa như cát biển khơi Có nhữn..."

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Bài hát Nga quen thuộc

Ôi ! Nước Nga !

Ươc gì có được văn tài như Nguyễn Tuân ,Tô Hoài... hoặc chí ít ra cũng như TC , ĐTV,tôi sẽ xin tặng các bạn 1 thiên tùy bút - lan man về nước Nga.
Người ta đã nói nhiều về sự bất lực của ngôn từ,thật đúng vậy,khi trong ta trào dâng 1 niềm yêu khôn tả mà hình như ta chẳng cất nên lời .
Ôi!Nước Nga !Phải chăng lời cảm thán đó có nói lên được điều gì sâu lắng?
LX,nước Nga với bạn, với tôi, đâu chỉ phải đơn giản là ơn huệ ,cái có thể đong đếm được trong suốt cuộc trường chinh chống giặc.Mà cao hơn ,nó đã một thời là niềm tin và lòng kiêu hãnh sâu xa,là ước mơ vươn tới của biết bao thế hệ Việt .Thật hiếm có nơi nào trên thế gian này có được vị trí rất riêng - sâu xa và đặc biệt quan trọng trong sâu thẳm mỗi trái tim ta như nước Nga,như tâm hồn và tính cách Nga !
Nói tới nước Nga là biết bao kỉ niệm lại ùa về,những nỗi niềm thanh xuân thủa trước.Ngày ấy,những chàng trai trẻ " lông măng " chập chững vào đời- với biết bao suy tư, khát vọng thật trong sáng và thánh thiện .Ngày ấy,ngoài tình bạn hữu chia ngọt sẻ bùi ,có lẽ sưởi ấm nhất cho tâm hồn ta là những gì có liên hệ tới văn hóa Nga-xô viết....Nào "Nam tước Phôn gôn rinh", nào "Thép đã tôi thế đấy"...rồi phim "Những sĩ quan",'17 khoảnh khắc mùa xuân".... nhiều lắm lắm .
...." Hãy nín lặng hỡi rừng xanh yêu mến
Để cho ta , chàng tráng sĩ trầm tư..."
... ."Nếu đã vậy xin mời ngươi thủ thế
Lưỡi gươm này sẽ đâm suốt ngực ngươi..."
Lời đề từ trong 'Người con gái viên đại úy" có lẽ sẽ theo ta đến hết cuộc đời.
Chắc TL , LC còn nhớ ,ngày ấy,trung đội 3 chúng mình,trước khi tắt đèn đi ngủ lai cùng Đông Khu "rống" lên...." ngày hôm ấy ,2 người dắt nhau ra Công viên thương mại để nói với nhau những lời quyết định.Lá thu trải vàng dưới đất....Tựa vào hàng lan can nhô ra trên vực sâu, 2 người cùng nhìn xuống con sông Dnhiep lấp lánh màu nước xám...". Thật buồn nhưng lãng man, ấm áp.Nó giúp ta thấm sâu mỗi giây phút tồn tại trên đời này .Thật chẳng có gì hấp dẫn với tuổi trẻ bằng tình yêu ,và chúng ta đã 'yêu" như thế đó:.." năm tháng sẽ qua đi,những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét...chỉ còn lại 1 tấm lòng em , ngọt ngào và chan chứa yêu thương...".
Qủa thật sau này chúng ta có đọc thêm ,hiểu thêm nhiều điều nữa nhưng những món quà mà nước Nga ban tặng cho ta trong những tháng năm tuổi trẻ vẫn là đáng quí nhất,mà có lẽ ta sẽ gìn giữ,trang trọng mang theo khi về cõi vĩnh hằng.
Và còn bao điều khác nữa...Dòng máu Lạc Viêt nghìn năm đã sản sinh ra biết bao người con anh hùng bất khuất. Nhưng phải chăng thế kỉ 20 này, trong hàng vạn sự hy sinh ,thấp thoáng đâu đó nét pha trộn giữa kinh điển Việt : Hoài Âm Hầu Trần Quốc Toản...với nét đặc sắc Nga : Strapaep, Dôi a...tạo nên màu sắc lãng man mới, hiếm có , không dễ nhận thấy , nếu ta ko đọc Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm ....
Chao ôi, biết bao điều muốn nói nhưng "ngổn ngang" và bất lực. Thôi , lại phải dành lời cho những người bạn của tôi vậy - những người tri âm tri kỉ - , phải vậy không , chúng ta có nhau để giữ cho tâm hồn đỡ đi phần khô héo!

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Tướng Trung quốc Lưu Á Châu nói về cuộc chiến với VN

Trên mạng đang lan truyền bài nói chuyện của LAC, đoạn nói về cuộc chiến với VN, mời mọi người tham khảo tại đây

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2010

Vịnh Cam Ranh (ảnh từ vệ tinh)

BÍ MẬT QUÂN CẢNG CAM RANH

Bài viết này trên Tạp chí Hàng Hải, đăng lại để tham khảo, tựa đề " Bí mật quân cảng Cam Ranh" là của tác giả. Mặc dù những chuyện này chẳng có gì là "bí mật" Bí mật quân cảng Cam Ranh Trong những ngày gần đây mọi người đang tích cực bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vào Top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Chắc hẳn khi nhắc tới các vịnh đẹp nhất trên thế giới người ta thường nhắc đến Vịnh Hạ Long hoặc Vịnh Nha Trang, nhưng thực tế ở Việt Nam còn có một vịnh khác được xếp vào hàng những vịnh đẹp và quan trọng nhất trên thế giới đó chính là Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa, tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến đó, câu trả lời thật đơn giản bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh thuộc quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đó là bí mật quân sự, đã là bí mật quân sự thì tốt nhất chúng ta không 1. 1.Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam RanhVịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm, Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải, năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bãoDu thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy chúng ta cũng có thể tin tưởng về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn. “...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... " (Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn bởi chính phủ ta vẫn duy trì cảng quân sự ở đây, mặc dù Trung Quốc đang rất muốn chúng ta mở cửa biến Cam Ranh thành cảng kinh tế. Trung Quốc thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào, chúng ta vẫn kiểm soát được biển Đông khi mà Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh. 2 Lịch sử vùng vịnh- Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc do Bắc Băng Dương đóng băng hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904, Ngày 8-4-1905, người ta phát hiện ra nó ở ngoài khơi Singapore, Ngày 12-4 hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện. Ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm và nhiều tàu tiếp viện và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy là từ năm 1905 Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.- Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam.- Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh- Ngày 18-10-1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và nhà báo nước ngoài. Có thể thấy rằng từ rất sớm Cam Ranh đã có vị trí cực kỳ quan trọng trong mắt các nhà chiến lược quân sự.- Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để cải tạo mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ hậu cần cho lực lượng hải-lục-không quân và tên lửa của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới hầu như không có căn cứ quân sự nào có quy mô và tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.- Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000 trên cơ sở thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập bình quân đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với năm hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.- Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.- Từ đó đến nay thì cả Mỹ và Trung Quốc đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soat của chúng ta. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ thân yêu nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.3.Cam Ranh niềm tự hào của Việt NamChúng ta tự hào về một Vịnh Hạ Long được bình chọn làm 7 kỳ quan của thế giới, chúng ta cũng tự hào về Vịnh Cam Ranh trong hàng trăm năm qua đã bị các nước lớn xâm chiếm, tranh dành nhưng cuối cùng nứơc ta vân giữ vững chủ quyền ở đây, đánh đuổi được ngoại xâm ra khỏi đây.Ngày nay cũng vậy còn Trường Sa còn Cam Ranh thì chúng ta hoàn toàn hy vọng một ngày nào đó Hoàng Sa phần còn lại của Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Trừng nào lãnh thổ đất nước còn chưa toàn vẹn thống nhất thì trừng đó chúng ta còn tiếp tục đâu tranh. Hãy góp phần tích cực xây dựng nước ta mạnh về kinh tế mạnh về quốc phòng.

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Quan hệ Việt- Trung

TS Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) đã có một bài viết riêng cho BBC Vietnamese với nhan đề Việt Nam làm gì để tự vệ, nhận thấy bài viết này có nhiều vấn đề có thể rất đáng quan tâm, xin lược ghi để cùng tham khảo và luận bàn. Mở đầu bài viết tác giả cho rằng có một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng và ngoại giao của VN "Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủ cũng phải canh cánh một câu hỏi: Khi nào anh ta có thể đánh mình và làm sao để mình không bị anh ta đánh ?" Với một câu hỏi lớn khi nào TQ đánh VN tác giả nhận định không thể nói trước được, nhưng nếu đó là quy luật mang tính định mệnh thì điều đó sẽ ứng nghiệm trong tương lai. Xem xét lịch sử của vấn đề này cho thấy từ khi Cộng hòa nhân dân Trung hoa ra đời, không ít hơn ba lần VN đã đã gánh chịu vấn nạn này. Lần thứ nhất vào năm 1974 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, TQ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1979 lần thứ hai TQ mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc VN,tiến sâu vào lãnh thổ VN hàng chục cây số. Lần thứ ba vào năm 1988, TQ đánh chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận thuộc quần đảo Trường Sa do VN kiểm soát, tại cuộc đụng độ với Hải quân VN ở bãi đá Gạc Ma( Johnson South Reef), TQ đã bắn cháy ba tầu vận tải và giết 70 thủy thủ Hải quân VN. Liên tục từ năm 1979 đến 1988 với nhiều lần xâm phạm và lấn chiếm, TQ đã chiếm giữ một số điểm cao chiến lược dọc tuyến biên giới VN thuộc các huyện Vị Xuyên, Yên Minh( Hà Giang), Cao Lộc, Tràng Định( Lạng Sơn), các vị trí này đã được hợp pháp hóa bởi Hiệp ước biên giới trên bộ 1999. Ngoài ra trên quần đảo Trường Sa, TQ cũng đã chiếm các bãi đá như Én Đất ( Eldad Reef)năm 1990, Đá Ba Đầu ( Whitson Reef ) năm 1992 và bãi đá Vành Khăn(Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995. Bàn về âm mưu và thủ đoạn của TQ đối với VN thông qua các hành động quân sự trên, tác giả bài viết cho rằng tư duy chiến lược của TQ coi trọng hai chữ Thế và Thời với một quy luật nhất quán, chớp thời cơ để hành động khi thế và lực của mình đang lên, còn đối phương đang ở thế yếu. Tác giả phân tích , tháng 1-1974 TQ đánh Hoàng Sa của VNCH sau khi Mỹ đã ký Hiệp định Paris ( 1973) cam kết chấm dứt can thiệp quân sự vào VN, đồng thời Quốc hội Mỹ công bố Tu chính án Case- Church tháng 6-1973 cấm Chính phủ can thiệp trở lại đối với VN. Trong khi đó thế của TQ đang lên khi họ ký với Mỹ Thông cáo chung Thượng Hải( 2-1972) và trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc( 10-1971). Sự kiện TQ đánh VN 1979 cho thấy lúc này thế của TQ đang lên khi họ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ còn VN đang bị Mỹ cấm vận và thế giới tẩy chay vì xâm lược Căm pu chia. Tương tự như vậy từ năm 1980 đến năm 1988 của TQ dọc tuyến biên giới Việt- Trung diễn ra trong bối cảnh VN tiếp tục bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài, Liên Xô chỗ dựa chủ yếu của VN, đang sa lầy ở Afghanistan, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đang đi vào thời hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc và Phương Tây. Tác giả phân tích, năm 1988 TQ chiếm được một phần Trường Sa là do từ 1986 LX đã có những thay đổi trong thái độ đối với Phương Tây và TQ, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Tác giả cũng dẫn phát biểu của Gorbachov ngày 28-7-1986 LX sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của TQ như : rút quân khỏi Afghanistan, giảm căng thẳng biên giới Xô- Trung, VN rút quân khỏi Căm pu chia, để bình thường hóa quan hệ Xô- Trung như vậy theo tác giả đã có một khoảng trống quyền lực ở khu vực này khi LX đã từ bỏ ảnh hưởng ở đây còn Mỹ chưa sẵn sàng trám vào. Việt Nam làm gì để TQ không đánh ? Tác giả cho rằng theo lý thuyết quan hệ quốc tế có thể gợi ý năm giải pháp: 1) Cùng chung một nhà; 2) Ràng buộc bằng lợi ích; 3) Ràng buộc bằng thể chế; 4) Răn đe quân sự; 5i) Răn đe ngoại giao; Giải pháp " cùng chung mái nhà" theo tác giả là không khả thi vì ít nhất có ba lý do Thứ nhất TQ không có cảm tình với VN vì VN hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở TQ cho thấy VN cùng với Mỹ và Nhật là ba nước bị người TQ ghét nhất trên thế giới; Thứ hai TQ chưa bao giờ coi VN là đồng minh, nhiều lắm chỉ là đồng chí; Thứ ba cái gọi là quan hệ " như môi với răng" không có trên thực tế, bởi "răng đã cắn vào môi" với những hành động quân sự mà ai cũng biết. Giải pháp" ràng buộc bằng lợi ích" theo tác giả, không thể ngăn TQ biến biển Đông thành cái ao nhà của họ , bởi vì có một vị trí quan trọng mang tính chiến lược đối với sự phát triển của TQ, là yết hầu trên con đường vận chuyển vật tư, nhiên liệu tới TQ từ Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á với 2/3 lượng dầu khí, 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu. Biển Đông còn là bàn đạp để TQ khống chế Đông Nam Á, từ đó trấn áp Nhật Bản, trung lập hóa Mỹ và Ấn Độ và vươn lên vị trí hàng đầu ở Châu Á. VN chẳng có vị thế nào bằng lợi ích Biển Đông để ràng buộc TQ. Giải pháp "ràng buộc bằng thể chế" cũng không thể ngăn cản được tham vọng của TQ, vì thể chế quốc tế sẽ bị chà đạp nếu như nó không phù hợp với lợi ích riêng của họ, sẽ có những cách giải thích vấn đề để biện minh cho hành động, ví dụ như xâm lược VN 1979 là để trừng phạt VN xâm lược Căm pu chia. Giải pháp " răn đe bằng quân sự" không thích hợp với thực lực hiện có của VN. Giải duy nhất có tính khả thi đối với VN đó là "răn đe ngoại giao", theo tác giả VN cần phải quan hệ với cường quốc như Mỹ để răn đe và gây áp lực quốc tế đối với TQ. BÀI HỌC LỊCH SỬ Tác giả cho rằng bài học lịch sư mà VN phải rút ra được tử ba lần TQ đánh VN và từ việc phân tich năm giải pháp, để đối phó với TQ, VN cần phải làm được ba điều : Thứ nhất cần phải nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế trong tương quan so sánh với TQ. Thứ hai phải hết nhậy bén trong việc nhận thức về cán cân quyền lực trong khu vực để điều chỉnh chiến lược đối ngoại một khi có sự thay đổi bất lợi choVN. Thứ ba phải hêt sức tỉnh táo để nhận ra kẻ mạnh trong khu vực và chỗ yếu của TQ để thực hiện kế sách "răn đe ngoại giao" Kết luận: Chỉ có kết hợp "răn đe ngoại giao"( Liên kết với cường quốc, tranh thủ dư luận quốc tế) với " răn đe quân sự"( quân đội hùng mạnh) cùng với việc liên tục nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mới có thể yên tâm" kê cao gối ngủ. ---------------------------------------HẾT--------------------------------------------------

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Thảm họa bùn đỏ ở Hungari và bauxit ở Việtnam

Nếu bạn vào google bấm " tham hoa moi truong o Hungari " thì trong 0,32 s sẽ nhận được khoảng 285000 kết quả .
Chi tiết và nội dung sự việc chắc ko cần nêu ra ở đây nữa. Chỉ cần lưu ý mấy điểm sau :
1) Bùn đỏ là hỗn hợp sắt , mangan và nhiều kim loại nặng khác ... và bazo ( kiềm) , bùn đất...dư thừa trong quá trình tách quặng sản xuất alumina. Đó rất độc hại đc gọi là "bùn bẩn" hay "bom bẩn". Thông thường cứ s/x 1 tấn alumina sinh ra 2-3 tấn bùn đỏ. Cứ 1 tấn bùn trộn với khoảng 3 mét khối nước thải có nồng độ kiềm rất mạnh ( pH=13). Bùn đỏ tới đâu là tiêu diệt sự sống tới đó : gây bỏng da, tổn thương nặng nếu dây vào mắt , miệng mà ko đc rửa kịp thời và đúng cách. Kiềm trong bùn đỏ tiêu diệt thảm thực vật, hư hại đất canh tác. Nếu bùn chảy xuống sông sẽ tiêu diệt mọi s/v dưới nước. Nó gây ra thảm họa môi trường!
2) Ở Hungari , khối lượng bùn mới chỉ khoảng 700000 tới 1 triệu m khối mà đã đc gọi là " thảm họa " trong khi đó nếu như công suất thiết kế thì bùn đỏ ở Tây nguyên thường ở mức 80 - 90 triệu m khối... lại ở trên cao , thượng nguồn sông Đồng nai , ở vùng thời tiết phức tạp, mưa lũ nhiều...không thể khống chế được. Đó là nguồn nước của nhiều tỉnh đong Nam bộ.
3)Đã 120 năm nay công nghệ trên thế giới vẫn chưa tìm đc phương thức hữu hiệu để xử lí bùn đỏ .Hungari vào những năm 80 của thế kỉ trước đứng thứ 8 thế giới và 2003 xếp thứ 13 về khai thác bauxit , như vậy mà vẫn không thể kiểm soát , xử lí hữu hiệu trước và sau sự cố.
Vài dòng thông tin như vậy để thấy quyết định khai thác bauxit Tây nguyên là 1 sai lầm nguy hiểm và ngu dốt thế nào. Chúng ta đã mắc bẫy của TQ , tình hình thật nguy ngập và khẩn cấp.Ông Nguyễn Trung đã có thư ngỏ gửi BCT , TƯ ,Quốc hội và CP về v/đ này. Chúng ta cần có những biên pháp cụ thể của từng người ủng hộ ý kiến của ông và anh chị em trí thức khác.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Từ chỗ tối nhất nhìn ra. (Góp ý cho ĐH Đảng XI ) -Tống Văn Công.

   Theo ý kiến của QT, cần đưa bài "Tù chỗ tối nhất nhìn ra" của tác giả Tống Văn Công (Boxitvn.net,21/09/2010) từ mục "Bài tham khảo trong tuần" sang mặt trang blog  để AE tiện thảo luận.
   Đây là một bài viết cô đọng, thông qua việc góp ý với ĐH Đảng 11 tác giả nêu ra những vấn đề thuộc về nhận thức bản chất thực của Đảng CSVN hiện nay.
  Vì bài viết này khá dài (16 trang A4)  nên chỉ dẫn địa chỉ trang web để mọi người đọc ở đây..
  Rất mong AE ta cho nhau biết ý kiến riêng của mình.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Hồ Tây

Kích vào nút 'mở rộng' (cạnh nút 'loa' ) để xem lớn hơn.




Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Bí mật Hồ Chí Minh

   Lượm ra được bài này của Cụ Hoàng Tùng từ sachhiem.net do 4SG giới thiệu. Mời bạn đọc để tìm hiểu thêm về một số sự kiện liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chào các pác !
Lần đầu tiên đăng bài, tay chân lọng cọng. Phải tới nhà pác chủ bog Tuan Linh nhơ tập huấn cấp tốc.
Hì! Được cầm tay chỉ dẩn nên mau thuộc bài thật!
Đề nghị pác chủ blog sau khi xuất bản bài này, cho tồn tại vài tiếng, thì xóa ngay!

Có bài mới , mong các pác đọc chơi tại đây

4SG


Trận chiến Lão Sơn 1984

Trong 10 năm căng thẳng (1979 - 1989) , VN và TQ đã nhiều lần chạm súng. Đó là những trận chiến đẫm máu mà Lão Sơn là 1 ví dụ. Trong trận này chúng ta đã thua đau, mất đất mất người.Sự thật của sự kiện này đến đâu,chắc còn cần thời gian khảo cứu. Tuy nhiên bài viết này của 1 người Nhật đã nhiều năm sống ở VN. Hơn nữa , như thông tin trên mạng, bài viết này đã được dùng làm tài liệu học tập cho quân đội Nhật Bản.
Với chúng ta, lời dẫn ở đầu bài và những kết luận cuối bài sẽ rất bổ ích vá để lại nhiều suy ngẫm.
Xin mời các ban cùng xem và thảo luận:


Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Lãnh đạo Đảng và diễn biến CM giai đoạn 1954-1975

   Trang BBCVietnamese  trong tháng 05/1906 có đăng loạt bài 04 kỳ về giai đoạn CMVN 1954-1975 . Nhận thấy loạt bài này ngắn gọn nhưng tương đối hệ thống -có thể giúp cho việc tham khảo để tìm hiểu về vai trò của TBT Lê Duẩn trong diễn biến CMVN giai đoạn 1954-1975, nên giới thiệu với các bạn. Tất nhiên tác giả bài viết là những người phía bên kia nên quan điểm nhìn nhận vẫn trình bầy ở vị thế kẻ  ' thù nghịch ý thức hệ '.


Kỳ 1  Nhìn lại vai trò của ông Lê Duẩn

Kỳ 2 :  Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực

Kỳ 3 :  Cuộc đấu tranh trong nội bộ

Kỳ 4 :  Một di sản gây tranh cãi

Về bức thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi lãnh đạo Trung Quốc

  Đây là toàn văn bức thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi lãnh đạo TQ ngày 14 .9.1958, từ đây TQ cho rằng VNDCCH đã công nhận "Hoàng Sa là của TQ" Để rộng đường dư luận, xin đăng tải nguyên văn :
 Thưa đồng chí Tổng lý
  Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ : Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
  Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng.
 Đã ký: Phạm Văn Đồng




(Click vào hình để xem lớn hơn )


Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Cuộc xung đột biên giới Trung Xô

Gửi tới các bạn tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới Trung Xô năm 1969, để tránh tốn taì nguyên trang, tôi làm đường dẫn đến Document trên Google, chịu khó xem tại đây, tài liệu này chắc có anh đã được đọc,nhưng cũng nên xem lại để thấy rõ hơn bản chất của nước CHND Trung Hoa.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

TQ sẽ thay đổi theo hướng nào

  Cải cách-mở cửa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Trước sự thách thức của ý thức hệ “tả” khuynh, thực hiện đối sách “không tranh luận” trong một thời kỳ nhất định là đúng đắn. Phát triển là đạo lý cứng, rất nhiều việc phải đến khi kinh tế phát triển rồi, mới nói rõ được.
  Qua hơn 20 năm phát triển, nay đã có đủ “đạo lý cứng” để nói rõ ràng. Hồ Cẩm Đào đã kịp thời đề ra nhiệm vụ lịch sử giải quyết triệt để vấn đề ý thức hệ, thực thi công trình nghiên cứu và xây dựng lý luận mác xít.
  Phần cốt lõi trong công trình nghiên cứu, xây dựng lý luận này là phải từ trong di sản của chủ nghĩa Mác, loại bỏ những cặn bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực (tức chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội phong kiến), rút ra tinh hoa chủ nghĩa xã hội dân chủ, thanh lý Tư tưởng Mao Trạch Đông, phát huy rạng rỡ lý luận dân chủ mới. Loại bỏ đường lối, chính sách của chủ nghĩa xã hội bạo lực thì không thể không dụng chạm đến lý luận tả khuynh đẻ ra và bảo vệ những đường lối và chính sách này. Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa.
  Tháng 6-2005, phát biểu tại lớp nghiên cứu chuyên đề nâng cao năng lực xây dựng xã hội hài hoà của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và bộ, Hồ Cẩm Đào đã đề ra kiên trì quan điểm phát triển khoa học lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội hài hoà. Ông nói: “Lấy con người lâm gốc là kiên trì phát triển vì nhân dân, phát triển dựa vào nhân dân, thành quả phát triển do nhân dần cùng hưởng, luôn luôn coi lợi ích cán bản của đông đảo nhân dân làm mục tiêu và điểm xuất phát cán bần trong công tác của Đảng và Nhà nước, ra sức giải quyết những vấn đề lợi ích quần chúng quan tâm nhất, trực tiếp nhất, hiện thực nhất." Trong khi thúc đẩy phát triển, đặt bảo vệ công bằng xã hội vào vị trí nổi bật hơn, vận dụng tổng hợp nhiều biện phấp, dựa vào luật pháp, từng bước thiết lập hệ thống đảm bảo công bằng xã hội, với nội dung chủ yếu là công bằng về quyền lợi, công bằng về cơ hội, công bằng về quy tắc, và công bằng trong phân phối, khiến toàn thể nhân dân cùng được hưởng thành quả cải cách và phát triển, công vững bước tiến lên theo hướng giàu có.
  Lấy con người làm gốc là tinh tuý của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Trong cuộc cải cách ý thức hệ, phải lấy quan điểm phát triển khoa học “con người là gốc” của Hồ Câm Đào làm cương lĩnh chung, dựa trên cơ sớ chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, chủ nghĩa dân chủ mới của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, tiếp thu kinh nghiệm quản lý đất nước của các đảng dân chủ xã hội: cầm quyền dân chủ, cầm quyền liêm khiết, thu hẹp ba sự chênh lệch lớn (giữa thành thị và nông thôn, công nhân và nông dân, lao động trí óc và lao động chân tay), tạo dựng ý thức hệ hài hoà với trào lưu dân chủ thế giới, hình thành lý luận cầm quyền hoàn chinh, thích nghi tình hình đất nước. Lý luận này đặt tên là lý luận chủ nghĩa xã hội dân chủ, đưa vào điều lệ đáng và hiến pháp.
  Từ nay không đưa tên bất cứ ai vào tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để loại bỏ di chứng và ảnh hưởng của tệ sùng bái cá nhân, thiết lập quyền phát ngôn của phái cải cách. Đổi tên ĐCSTQ thành Đảng Dàn chủ Xã hội, tham gia Quốc tế xã hội, để kế tục cội nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội do Mác-Ăng-ghen sáng lập, xác lập vị trí lịch sử chính thống của phái cải cách, để người trong nước và thế giới thấy hoàn toàn mới mẻ. Đi bước này sẽ ảnh hưởng lớn lao tới việc thống nhất Trung Hoa, cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc vơi EU, Mỹ. Nga và các nước dân chủ, tạo môi trường quốc tế tốt nhất cho Trung Quốc cất cánh bay cao.

  Đọc tài liệu này thì ta thấy rõ là lãnh đạo TQ đã có xu hướng thay đổi lớn, chủ nghĩa xã hội kiểu cũ mà họ gọi là " cnxh Bạo lực" sẽ bị dẹp bỏ, có thực là họ sẽ đổi tên Đảng CSTQ thành đảng xã hội dân chủ và tham gia vào Quốc tế xã hội hay không thì chưa biết nhưng có vẻ điều đó sẽ đưa đất nước họ tiến lên thật chưa biết chừng. Điều đáng nói ở đây là Việt nam có đi con đường đó không và tương lai đất nước sẽ thế nào nếu mọi việc nguyễn y vân, thực lòng là không lạc quan lắm! Dù ở chế độ nào, phong kiến, tư bản hay cộng sản thì giới lãnh đạo TQ cũng sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng kiềm chế VN.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Thư của Trung tướng Lê Văn Hiền nguyên UVTW Đảng khoá IV,V

  Ông Lê văn Hiền sinh 1925,nguyên UVTW khoá 4,5,nghỉ hưu năm 1988 ,đã từ trần ngày 02/08/2010 tại TP Hồ Chí Minh.
  Trong bức thư gừi TW của ông có nhắc tới cái chết của Cục trưởng Cục 2 -Trung tướng Phan Bình và con trai (Chấu 'lé' K3) nên dẫn ra đây mời cùng xem.

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hoá

 Tướng họ Lưu này,thật sự hấp dẫn về cách suy nghĩ về 'niềm tin','đạo đức' và tiếp theo đây là 'văn hoá'.
Có những sự kiện ở TQ mà giờ tôi mới biết. Nhờ đọc bài nói chuyện của họ Lưu mà được mở mắt nhìn vào một phần ruột gan sâu xa của anh ' Tầu khựa'. Mới thấy càng ngậm ngùi : kể như mình,vào loại không thấp về trí thức cũng như vị trí trong xã hội VN,cũng thuộc loại người 'rường cột' của CM, mà lơ mơ về TQ đến thế ,thử hỏi ở đâu tri thức 'đấu' với ông bạn láng giềng này ?
 Lại còn chạnh lòng nữa : Thằng Lưu này cũng độ tuổi AE chúng ta mà nó đĩnh đạc như thế. Còn chúng mình : có thằng nào tương xứng  không? Nhìn thế đã thấy đủ thua rồi còn gì!
 Trong khi chờ tới lúc đánh nhau, thằng nào tri thức rộng mở hơn,ăn nói đĩnh đạc hơn thì thằng đó chiếm 'thượng phong',chiếm được uy tín với thiên hạ hơn. Vậy là thua ngay từ đây rồi.
 Họ Lưu bàn về 'văn hoá'.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Thống kê 1 tháng Blog

Tổng quan (Click vào hình xem lớn hơn)



Bài đăng (Click vào hình xem lớn hơn)



Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Lan man Huế 6

                        Lan man Huế 6
                                Lên hiện đại đường mô?

Sau  ‘85 lác đác, rồi rộ lên từ ’90, các thành phố lớn rùng rùng cơn sốt xây cất. Làm đường to nhà cao, kéo đầu tư nước ngoài, gọi vốn trong nước, gọi đó là công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất đẹp nhất đểu muốn bứng để liên doanh, bởi chả còn cách nào nhanh hơn, người có tiền, mình thì từ vốn đến con người chuyên nghiệp đều hẻo. Nơi khác không biết, Hà Nội xẻo ngay đất thiêng cạnh hồ Hoàn Kiếm làm khách sạn Hà Nội vàng, báo chí đánh cả trăm bài mới thoát. Xưa từ thời Pháp đã quy định chiều cao nhà không được vượt đường hợp góc 30o với mặt hồ tính từ mép nước, thời ta định rằng ko cao quá 16 mét, mà Hà Nội vàng định lên 24 mét chưa kể tầng hầm.
Có học giả to mồm phản đối xây cao quanh hồ này, chính quyền cho đi nước ngoài, về im re. Tớ là một trong mấy thằng khởi xướng đánh HN vàng, giờ thấy mấy mợ quần đùi đi thể dục, mấy lão già ham sống thở dưỡng sinh trong cái không gian chưa bị xây dốt chặt ấy, thấy tự sướng.
Tới giờ, hồ Gươm, được gọi là “lẵng hoa giữa lòng thành phố” vẫn còn chưa thoát khỏi nguy cơ bị hoả lực của khát vọng phồn vinh oanh tạc. Năm kia ngành điện điên hay sao ấy, lại muốn xây siêu thị phía đông hồ, tất nhiên đâu đó phải có thằng bật đèn xanh, “nó” lại đánh cho. Dẹp!
Miền Trung, ngoài xây cất, còn rùng rùng sốt cảng nước sâu và nhà máy đường. Tỉnh tỉnh đua nhau, xong bỗng thấy vùng nguyên liệu, nhu cầu vận chuyển, đầu ra, hạ tầng… chưa ai lo. Huế cũng có nhu cầu ấy, nhưng hình như sốt không cao bằng. Trước tiên vì tiếp cận cái mới ngập ngừng hơn. Có một truyền thống, di sản chả nơi nào bằng kia mà (HN nhiều di tích hơn nhưng lại ko hợp thành quần thể).
Có một quy luật, muốn làm dự án to nhỏ nào, phải tiếp cận lãnh đạo trình bày, hứa hẹn, biếu xén… Sau đó quán triệt trong đảng bộ, quan chức, xong đem ra họp báo hay cứ áo gấm đi đêm, nghĩa là lẳng lặng lên cho chuyện đã rồi. Nhưng nói chung với Huế đều thất bại. Con người ở trong nhà vườn có cái họ gọi là “tiểu viên” – ngôi vườn nhỏ  trong người – không chấp nhận. Và khi công nhận di sản văn hoá, UNESCO khoanh vùng bảo vệ, không cho xây cao. Một liên doanh xi măng đã xin được đất bên sông Hương làm văn phòng hoành tráng lệ, đành thôi. Đồi Vọng Cảnh “nhìn thấy cả thành phố” định làm khách sạn, bị phản đối ầm ầm, cũng tạnh. Phan Thanh Hải, giờ làm phó gđ trung tâm bảo tồn Cố đô kể em phản đối trên truyền hình bị mấy ông tỉnh đòi kỉ luật. Rồi thôi. Cồn (hòn đảo) Dã Viên giữa sông Hương, tức “Bạch Hổ” trong thế đất của thành Huế theo kinh Dịch (cồn Hến là “Thanh Long”, cũng tính làm khách sạn, sân gôn, trương bảng quy hoạch tổng thể lên rồi, cũng đình.
Có những lý do rất khó bác: hiện đại có nhất thiết phải xây cao to, mở đường lớn, tập trung dân, nhà máy nhả khói? HN đã tan tành về cấu trúc đô thị, tắc đường, ô nhiễm, khẩu trang ninja, đang muốn thư thả không được, sao Huế phải bắt chiếc? Phát triển là phải đập cũ xây mới à? Quanh năm không lụt trắng trời, mưa dầm dề (lượng mưa nhất nước) thì nóng nắng kinh người, vậy không có ba cái lăng tẩm, dòng sông thơ mộng, toà thành, nhà vườn tịch mịch thì người nước ngoài đổ về làm gì! Phải lấy du lịch làm chính thôi. Mà thế phải giữ môi trường, mặt nước, tạo cái cảm giác êm đềm cho người ta. Muốn lấy tiền thiên hạ phải thế. Du lịch không đi SG hiện đại làm gì. Có anh sang ta vừa xuống sân bay đáp xe “tua” lên ngay Sa Pa leo núi hay Đà Lạt mát mẻ chỉ để nằm đọc sách…
Đến giờ thì xu hướng này còn thắng thế. Nguồn thu chủ yếu của thành phố là du lịch, dịch vụ, thương mại, chiếm tới 70%. Nhưng tâm lý muốn “phát triển” to cao, hoành tráng lệ cho bằng người vẫn rình rập. Và Huế cũng cao tường kín cổng quá, ít giao lưu, thanh niên đi cả. Đà Nẵng bắt chước SG, Bình Dương thu hút người tài, thạc sĩ về đầu quân cho 30 triệu, tiến sĩ 100, bán đất rẻ. Vai trò trung tâm giáo dục đang chuyển xuống Nam Hải Vân.
Vài chục năm trước thế nào không biết. Nhưng giờ này chủ quan tớ thích một Huế nhỏ nhắn, chậm thế này hơn. Ăn rẻ lắm, chỉ 15k là tươm. Có hôm uể oải, tớ chỉ hai miếng này một miếng kia…, xong tính 10k. Tất nhiên khu Tây hay đi chai nước suối nhỏ phải 10k. Nhưng mình cũng hiểu là mình nhìn Huế từ góc độ người đi xa thôi, chứ có mảnh đất nhà vườn ở đây bảo về ở thì chịu. Trừ phi cái người trông nhà còn xuân sắc…
                                           *
Lan man Huế đến đây là mỏi rồi, xin dừng.

                                                        TC.