Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Lan man Huế 6

                        Lan man Huế 6
                                Lên hiện đại đường mô?

Sau  ‘85 lác đác, rồi rộ lên từ ’90, các thành phố lớn rùng rùng cơn sốt xây cất. Làm đường to nhà cao, kéo đầu tư nước ngoài, gọi vốn trong nước, gọi đó là công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất đẹp nhất đểu muốn bứng để liên doanh, bởi chả còn cách nào nhanh hơn, người có tiền, mình thì từ vốn đến con người chuyên nghiệp đều hẻo. Nơi khác không biết, Hà Nội xẻo ngay đất thiêng cạnh hồ Hoàn Kiếm làm khách sạn Hà Nội vàng, báo chí đánh cả trăm bài mới thoát. Xưa từ thời Pháp đã quy định chiều cao nhà không được vượt đường hợp góc 30o với mặt hồ tính từ mép nước, thời ta định rằng ko cao quá 16 mét, mà Hà Nội vàng định lên 24 mét chưa kể tầng hầm.
Có học giả to mồm phản đối xây cao quanh hồ này, chính quyền cho đi nước ngoài, về im re. Tớ là một trong mấy thằng khởi xướng đánh HN vàng, giờ thấy mấy mợ quần đùi đi thể dục, mấy lão già ham sống thở dưỡng sinh trong cái không gian chưa bị xây dốt chặt ấy, thấy tự sướng.
Tới giờ, hồ Gươm, được gọi là “lẵng hoa giữa lòng thành phố” vẫn còn chưa thoát khỏi nguy cơ bị hoả lực của khát vọng phồn vinh oanh tạc. Năm kia ngành điện điên hay sao ấy, lại muốn xây siêu thị phía đông hồ, tất nhiên đâu đó phải có thằng bật đèn xanh, “nó” lại đánh cho. Dẹp!
Miền Trung, ngoài xây cất, còn rùng rùng sốt cảng nước sâu và nhà máy đường. Tỉnh tỉnh đua nhau, xong bỗng thấy vùng nguyên liệu, nhu cầu vận chuyển, đầu ra, hạ tầng… chưa ai lo. Huế cũng có nhu cầu ấy, nhưng hình như sốt không cao bằng. Trước tiên vì tiếp cận cái mới ngập ngừng hơn. Có một truyền thống, di sản chả nơi nào bằng kia mà (HN nhiều di tích hơn nhưng lại ko hợp thành quần thể).
Có một quy luật, muốn làm dự án to nhỏ nào, phải tiếp cận lãnh đạo trình bày, hứa hẹn, biếu xén… Sau đó quán triệt trong đảng bộ, quan chức, xong đem ra họp báo hay cứ áo gấm đi đêm, nghĩa là lẳng lặng lên cho chuyện đã rồi. Nhưng nói chung với Huế đều thất bại. Con người ở trong nhà vườn có cái họ gọi là “tiểu viên” – ngôi vườn nhỏ  trong người – không chấp nhận. Và khi công nhận di sản văn hoá, UNESCO khoanh vùng bảo vệ, không cho xây cao. Một liên doanh xi măng đã xin được đất bên sông Hương làm văn phòng hoành tráng lệ, đành thôi. Đồi Vọng Cảnh “nhìn thấy cả thành phố” định làm khách sạn, bị phản đối ầm ầm, cũng tạnh. Phan Thanh Hải, giờ làm phó gđ trung tâm bảo tồn Cố đô kể em phản đối trên truyền hình bị mấy ông tỉnh đòi kỉ luật. Rồi thôi. Cồn (hòn đảo) Dã Viên giữa sông Hương, tức “Bạch Hổ” trong thế đất của thành Huế theo kinh Dịch (cồn Hến là “Thanh Long”, cũng tính làm khách sạn, sân gôn, trương bảng quy hoạch tổng thể lên rồi, cũng đình.
Có những lý do rất khó bác: hiện đại có nhất thiết phải xây cao to, mở đường lớn, tập trung dân, nhà máy nhả khói? HN đã tan tành về cấu trúc đô thị, tắc đường, ô nhiễm, khẩu trang ninja, đang muốn thư thả không được, sao Huế phải bắt chiếc? Phát triển là phải đập cũ xây mới à? Quanh năm không lụt trắng trời, mưa dầm dề (lượng mưa nhất nước) thì nóng nắng kinh người, vậy không có ba cái lăng tẩm, dòng sông thơ mộng, toà thành, nhà vườn tịch mịch thì người nước ngoài đổ về làm gì! Phải lấy du lịch làm chính thôi. Mà thế phải giữ môi trường, mặt nước, tạo cái cảm giác êm đềm cho người ta. Muốn lấy tiền thiên hạ phải thế. Du lịch không đi SG hiện đại làm gì. Có anh sang ta vừa xuống sân bay đáp xe “tua” lên ngay Sa Pa leo núi hay Đà Lạt mát mẻ chỉ để nằm đọc sách…
Đến giờ thì xu hướng này còn thắng thế. Nguồn thu chủ yếu của thành phố là du lịch, dịch vụ, thương mại, chiếm tới 70%. Nhưng tâm lý muốn “phát triển” to cao, hoành tráng lệ cho bằng người vẫn rình rập. Và Huế cũng cao tường kín cổng quá, ít giao lưu, thanh niên đi cả. Đà Nẵng bắt chước SG, Bình Dương thu hút người tài, thạc sĩ về đầu quân cho 30 triệu, tiến sĩ 100, bán đất rẻ. Vai trò trung tâm giáo dục đang chuyển xuống Nam Hải Vân.
Vài chục năm trước thế nào không biết. Nhưng giờ này chủ quan tớ thích một Huế nhỏ nhắn, chậm thế này hơn. Ăn rẻ lắm, chỉ 15k là tươm. Có hôm uể oải, tớ chỉ hai miếng này một miếng kia…, xong tính 10k. Tất nhiên khu Tây hay đi chai nước suối nhỏ phải 10k. Nhưng mình cũng hiểu là mình nhìn Huế từ góc độ người đi xa thôi, chứ có mảnh đất nhà vườn ở đây bảo về ở thì chịu. Trừ phi cái người trông nhà còn xuân sắc…
                                           *
Lan man Huế đến đây là mỏi rồi, xin dừng.

                                                        TC.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

CHU ÂN LAI ở GENÈVE 1954

" Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam" của Nguyễn Phú Đức, người mà từ năm 1967 đã giữ chức cố vấn đặc biệt về ngoại giao cho Nguyễn Văn Thiệu, từ 1973 kiêm chức Tổng trưởng Ngoại giao. Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị về chiến tranh VN. Về những vấn đề có liên quan đến Hội nghị Genève 1954 , đánh giá âm mưu của Mỹ , tác giả cho rằng " Hoa Kỳ đã chọn nhầm đối thủ" bởi vì khi cho rằng kẻ thù chủ yếu là Trung Quốc, Mỹ đã đánh giá quá thấp VN- coi VN chỉ là một chư hầu của TQ cũng như các nước Đông Âu do Liên Xô lập nên. Đánh giá cao cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân VN , tác giả cho rằng : " Khi Hồ Chí Minh nắm chính quyền ở VN 1945 thì Mao Trạch Đông và những người theo ông vẫn ẩn náu trong các hang núi ở Diên An miền Bắc Trung Hoa và đang bị quân đội Tưởng truy đuổi.Vậy chiến tranh VN không phải là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm (war by proxy) do Trung Quốc tổ chức và chư hầu VN thực hiện như hầu hết người Mỹ đã tin như vậy." Cũng như vậy tác giả cuốn sách đánh giá những ưu thế mà Việt Minh đã giành được từ sau Điện Biên Phủ, ở miền Bắc, Việt Minh có 12o tiểu đoàn đối đầu với 80 tiểu đoàn Pháp, miền Trung, VM đã đánh bại chiến dịch Atlante của Navarre. chiến tranh du kích phát triển mạnh ở miền Nam, Lào đã nằm trong sự kiểm soát của VM bởi ĐBP căn cứ kiểm soát con đường sang Luông Phabăng và Viên Chăn đã thất thủ, ở Căm pu chia lực lượng Issaraks do VM chỉ đạo đang nắm ưu thế so với lực lượng của Sihanouk và Pháp. Từ đó tác giả cuốn sách cho rằng " với những con bài có trong tay, Phạm văn Đồng-Trưởng phái đoàn VM tại Genève muốn có hòa bình để đảm bảo cho VM trong thời gian ngắn có thể kiểm soát được không những cả nước VN mà còn trên toàn bộ Đông Dương. Với mục đích trên , lập trường của VN là ngừng bắn trên toàn cõi DD , thừa nhận các lực lượng Pathet Lào và Khome Issarak ở những vùng đất họ đang kiểm soát, giải quyết đồng bộ cả hai giải pháp chính trị và quân sự. Trong khi đó lập trường của TQ hoàn toàn đi ngược lại với VN, cuốn sách cho biết chi tiết hoạt động của Chu Ân Lai tại Genève trong thời điểm này. Ngày 16 tháng 6 Chu Ân Lai yêu cầu gặp A. Eden, Ngoại trưởng Anh, đồng Chủ tịch Hội nghị Genève đề nghị tách Lào, Căm pu chia ra khỏi vấn đề VN, rút hết. quân đội nước ngoài ra khỏi hai nước này( không loại trừ VM), trong khi đó TQ không phản đối việc duy trì nhân viên quân sự Pháp làm công tác huấn luyện ở Lào, đồng thời chấp nhận sự tồn tại của hai căn cứ quân sự của Pháp ở Seno và Savanakhet Ngày 17 tháng 6 những đề nghị trên được khẳng định với Ngoại trưởng Pháp G.Bidault, Chu Ân Lai cũng đề nghị hội đàm với M.France- Tân thủ tướng Pháp vào ngày 23 tháng 6, lần này Chu nhấn mạnh vấn đề quân sự phải được ưu tiên hơn so với giải pháp chính trị, hơn thế nữa " Chu nói thêm ông sẵn sàng thừa nhận quốc gia VN của cựu hoàng Bảo Đại và chủ trương sự chung sống hòa bình giữa hai VN, một cộng sản và một quốc gia." Cũng theo tác giả, trong thời điểm này thông qua Chu, TQ cũng muốn khai thông quan hệ với Mỹ, nhưng với ý đồ giảm nhẹ vai trò của Hội nghị Genève, cho nên Ngoại trưởng Mỹ J.F.Dulles không có mặt tại Genève, vì vậy Chu Ân Lai đã ủy quyền cho Hoàng Hoa thông báo cho B.Smith Phó Quốc vụ khanh, Phó trưởng đoàn Mỹ đề nghị của TQ về chủ trương ký một hiệp định đình chiến và chia cắt VN làm hai vùng lãnh thổ,một dưới quyền Việt Minh của Hồ Chí Minh và một dưới quyền của quốc gia VN đồng minh của phương Tây lúc đó do Cựu hoàng đế Bảo Đại làm quốc trưởng. Hơn thế nữa Chu còn đề nghị Mỹ csùng với TQ đảm bảo một kế hoạch chia cắt và trung lập hóa Đông Dương. Mỹ đã không hiểu ý đồ của TQ muốn có một VN suy yếu và bị chia cắt, hơn nữa Mỹ nghi ngờ lòng thành thật của TQ cho nên đã tẩy chay và không tiếp xúc. Các chính sách của TQ đối với Đông Dương còn được tác giả cuốn sách cho biết chi tiết thông qua quan hệ của Chu Ân Lai với Ngô Đình Luyện-đại diện cá nhân Ngô Đình Diệm. Chính Ngô Đình Luyện đã kể lại với tác giả như sau: " Vào hôm sau khi ký hiệp định Genève , ông Luyện nhận được giấy mời do một phái viên của Chu Ân Lai- một cử chỉ lễ tân Á Đông cho các vị khách quý, mời ông đến ăn tối cùng với một trong những người bạn cũ ở Bắc VN. Ông Luyện rất ngạc nhiên khi nhận được lời mời của đích thân Thủ tướng Trung Hoa Cộng sản lúc đó vẫn được coi là địch thủ khắc nghiệt của VN quốc gia. Như đã hẹn trước Ngô Đình Luyện đã được Chu đón tiếp nồng nhiệt, còn " Người bạn cũ" là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN Tạ Quang Bửu và người đến sau là Trưởng phái đoàn VNDCCH Phạm văn Đồng. Tác giả cho biết với một cử chỉ lịch sự ông Đồng hỏi thăm sức khỏe Ngô Đình Diệm. Bữa ăn tối diễn ra xung quanh một chiếc bàn tròn, bên cạnh Phạm văn Đồng là Ngô Đình Luyện và Chu Ân Lai, câu chyện xoay quanh cố đô Huế, khi Luyện nói rằng : Cung điện Huế được xây dựng theo mô hình Cố cung ở Bắc Kinh, nhưng đã bị phá hủy vào năm 1945 ( ý muốn phê phán CMT8), Chu Ân Lai cài thêm " Vậy tại sao ông không đi Bắc Kinh để nhìn tận mắt Cố cung,vì chúng tôi đã giữ nguyên như cũ, không phá hủy nbó" Tác giả cuốn sách cho biết Phạm văn Đồng đã giật mình trước lời mời của Chu đối với Luyện, "Làm sao tôi có thể đến Bắc Kinh vì tôi là em của Thủ tướng Ngô Đình Diệm và là đại sứ của ông ấy" -Luyện nói. Ngay lập tức Chu khẳng định:" Ông sẽ đến như khách mời của tôi...ông sẽ đến để đại diện chính phủ ông tại Bắc Kinh" Nhận định của tác giả, đây là điều quá đáng đối với Phạm văn Đồng và phản ứng của ông là kịch liệt phản đối việc Bắc Kinh chính thức công nhận có hai Việt Nam. Sau đó Chu Ân Lai có đề nghị trao đổi cơ quan đại diện với Sài Gòn nhưngNgô Đình Diệm đã không chấp nhận. Cuốn sách còn cho biết nhiều thông tin rất thú vị, các bạn đọc chơi cho vui

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Lan man Huế 5


Lan man Huế 5: tính cách
Khó gần. Đã đành. Nhiều người bảo là “chảnh”, mà chảnh theo lối nhà nghèo, nghĩa là kiết xác nhưng cọng giá phải cắn đôi. Cái lối gì cũng “dạ” của đàn bà con gái còn gây cảm giác không thật. Cái này có liên hệ gì đến chuyện người Huế thành công nhiều trong ngạch ngoại giao? Và phải chăng các chúa Nguyễn vài trăm năm anh hùng nhất khoảnh vẫn vái lạy vua Lê lia lịa, để lại cái “di sản” “nói zdậy mà ko phải zdậy”?
Về câu “Sơn bất cao, thuỷ bất thâm / Nam đa trá nữ đa dâm”, kì đi Huế vừa rồi mình muốn đến chết mà ko dám hỏi nó từ đâu ra, bao giờ. Mấy năm trước gặp Phan Thuận An, một người nghiên cứu Huế nổi tiếng, mình dè dặt: “Cái câu người Quảng Nam dặn nhau “bất giao Thừa Thiên hữu, bất thương Bắc Hà xứ, bất thú Bình Định thê” (đéo chơi với bạn Thừa Thiên, buôn bán với bọn Bắc Hà, lấy vợ Bình Định) là sao, thưa anh…”. Ông ấy cũng nhỏ nhẹ: “Tôi cũng ko biết. Nhưng ngay Huế đây cũng có câu bất giao A, bất thương C, bất thú G”, mà đấy đều là làng này phường nọ ở ngay Huế.
Thu Bồn có câu “Con sông dùng dằng con sông không chảy / sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”, càng nghĩ càng thấy giỏi. Đằng sau vẻ lững lờ là những va đập rất dữ, dẫn đến phản ứng ko ngờ. Có người kể xưa Ngô Đình Thục (hình như thế) muốn làm Hồng y giáo chủ, nhưng Vatican quy định địa phương phải có bấy nhiêu % giáo dân mới được. Bèn huy động quân đội đàn áp, tẩy chay, xua đuổi thậm chí giết ngầm Phật tử. Chiến tranh tôn giáo rồi. Lửa cháy lan ra từ Huế. Quân nhân Phật giáo chống lại. Nhà Ngô băng.
Sau ‘65, bộ mặt các đô thị miền Nam thay đổi từng ngày. Mỹ vào đem theo văn hoá tiêu thụ. Phát hành đô la đỏ chỉ tiêu được ở hệ thống bách hoá PX, cực kì rẻ, hàng đem ra đổi gái dễ quá. Đến nỗi mà đàn ông Đà Nẵng tủi thân vì đẹp đẽ bỏ mình theo Mỹ đen. Nhưng cách đó 7-8 chục cây thôi, lính tráng chòng ghẹo, ôm eo gái Huế bị dân đập ngay. Đấy là bản năng tự bảo vệ thuần phong, chưa phải “ý thức dân tộc” gì gì. Mỹ ko đóng trong đại nội “với đám dân phong kiến”, mà ra Phú Bài, nhà thổ mọc lên dưới mái tôn. “Quất” chắc là tốn mồ hôi lắm, nếu ko có điều hoà.
Văn minh vật chất, lối sòng phẳng trả tiền ngay vẫn xa lạ. Nhà vườn muốn vào xem đến chết mà ko bán vé. Vào được nhưng như thằng ăn trộm, ko có cảm giác “tham quan”.
Những năm tám mươi (?) sư Thích Trí Tựu chùa Linh Mụ phản đối chính quyền rầm rầm, bị bắt, xử án, may sao êm được.
Đường Lê Lợi dọc sông Hương, từ Đập Đá đến ga Huế, khoảng gần 2 cây, là quãng êm đềm, hút khách nhất. Đổi mới, hội nhập, các đô thị xây cất ầm ầm, làm chính quyền sốt ruột. Vài dự án xây cất ven sông để lợi dụng cảnh quan quá tuyệt vời trên, lên khách sạn, nhà cao tầng…, tỉnh đã duyệt, hi vọng tăng giê đê pê, sánh vai SG, HN, đừng để thằng Đà Nẵng háu đá nó vượt. Rồi dư luận phản đối ầm ầm, đơn thư tới tấp. Cuối cùng chỉ có toà bảo tàng Hồ Chí Minh lên được, nhưng đâu như trên nền toà khâm sứ Trung Kỳ bấy nay bỏ hoang. Không phải Cụ thì bố bảo! Một phản ứng hay, ko thế UNESCO nó chẳng công nhận di sản cho, mà du lịch cũng sẽ chẳng có ma nào đến.
Giờ thì vẫn đủng đỉnh đi nhẹ nói khẽ. Không đầu trọc, tắc đường, ít tóc đỏ khẩu trang ninja. Ăn uống gảy gót. Nhưng nói thật, tớ phàm phu, ăn uống phải dòm cách trình bày mâm, khen hoà sắc đẹp nhỉ, rất khó tiêu hoá.

Võ Nguyên Giap - một cách nhìn

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giap đã bước vào tuổi 100.Mang trên vai sứ mạng lịch sử trọng đại như Ông mà sống đc đến vậy là 1 kì tích.Ô thật là 1 bậc đại Qúi-nhân - Trời ban cho Ô tất cả những gì mà mỗi kiếp người , đời này sang đời khác ,hằng và luôn hằng tìm kiếm :THỌ-PHÚC-LỘC (cái chữ Lộc viết hoa theo nghĩa tốt đẹp nhất,đó là vinh quang,ngưỡng mộ và sùng kính của muôn người).
Cuộc đời Ô xiết bao gian truân vất vả - cái vất vả gian truân của thời cuộc - ko chỉ do kẻ thù mà còn do đồng chí - những ng cùng niềm tin , chí hướng với Ô - mang lại. Vinh quang cay đắng nơi Ô người ta đã, đang, sẽ còn nói tới nhiều. Góc nhìn mà tôi muốn mang ra đây cùng chia sẻ với các bạn lại hơi khác 1 chút , có vẻ trái chiều, đó là : với tầm cao của 1 bậc Đại Trí - Đại Dũng- Đại Nhân , VNG liệu "ĐÃ" còn có thể làm được gì nhiều hơn nữa cho quê hương xứ sở hay ko?
Sau 1975 , VN ta đứng trước 1 bước ngoặt to lớn.Bên cạnh thế và lực mới , tăng lên gấp bội , do chiến thắng mang lại, ta cũng đúng trước những khó khăn chồng chất: đất nước bị tàn phá nặng nề,hàng núi công việc đối nội sau chiến tranh .Rồi thì kẻ thù phương Bắc, biên giới Tây nam...,Mĩ và phương Tây cấm vận....
Nhìn lên phương Bắc : vào thời điểm này,TQ sau khi Mao chết đang ngấp nghé bờ vực diệt vong.Những sai lầm trong xây dựng kinh tế và c/m văn hóa đã tàn phá đất nước này, đặt nó trước viễn cảnh nội chiến tan nát chia 5 xẻ 7.
Như vậy có thể nói cả 2 nước , ta và TQ ,đều đang đứng ở vạch xuất phát,cùng khách quan đòi hỏi những cải cách vĩ đại.Vận mệnh quốc gia đang đòi hỏi xuất hiên ,sự ra tay của những con người phi thường ,đại diên sáng chói nhất cho tinh hoa mỗi dân tộc.TQ có Đặng Tiểu Bình, còn VN có ai? người ta tin rằng đó là VNG.
Cuộc đời của 2 bậc vĩ nhân này có những nét tương đồng thú vị.Cùng là những khai quốc công thần - tướng lĩnh hàng đầu - và là những nhà chính trị xuất sắc . ĐTB (1903) khi đó ngoài 70 còn VNG (1911 )- ngoài 60-.Họ đều đang bị " thất sủng" nhưng uy tín trong dân chúng và 1 bộ phận ko nhỏ cán bộ lại cao vời vợi : ĐTB "3 lần ra vào Trung Nam Hải", là cái gai trước mắt lũ "4 tên" - khi đó đang nắm thế thượng phong - còn VNG ko được lãng đạo cao nhất "ưa"+ các đối thủ chính trị khác bao vây ngặt nghèo.....
Thời gian cứ lặng lẽ trôi mà ko chờ đợi.
Ai là người vượt được muôn ngàn chông gai hung hiểm , với những quyết sách long trời lở đất đưa dân tộc mình "vươn dậy sáng lòa" , sánh vai cường quốc , còn ai vẫn đang lúng túng bởi những trói buộc thế thời?
Ai với bản lĩnh chính trị vượt trội đã nhanh chóng đoạt lấy ngọn cờ lãnh đạo,hướng toàn dân đi theo triết lí "đổi mới - cải cách mở cửa" , hữu hiệu, mang tính thời đại ,còn ai ngập ngừng ko quyết đoán. "Dĩ công vi thượng " là phương châm sống tuyệt vời, nhưng phải đâu nó chỉ là chìa khóa cho đoàn kết nội bộ mà hơn thế , phải là chìa khóa cho sự cổ vũ, đoàn kết muôn dân xiết chặt đội ngũ vươn tới chân trời mới ,vươn tới những đỉnh cao mới. VNG đã cực kì xuất sắc ở ĐBP , nhưng phải chăng Ô đã ko vượt qua cái " quyết định khó khăn nhât " trong cuộc đời chính trị của mình là quyết liệt nắm lấy ngon cờ lãnh đạo khi thời cơ đến( 1982,1986 )?.
Để giải thích điều này,ta phải lấy cuộc đời của những nguyên soái lừng danh thế giới ra để tham chiếu , đó là Hàn Tín (thời Hán),Bành Đức Hoài(thời Mao),Giu Côp (thời Khơ Rút Sốp)...Họ là những danh tướng của muôn đời,chỉ huy trăm vạn đại quân ,bách chiên bách thắng.Đó là những con người của những vinh quang chiến trận, khi quân thù trước mặt.Ngược lại, trong chính tri, đăc biệt là chốn cung đình hiểm ác,họ ko đủ sắc sảo , dã tâm ,quyền biến nên ko tránh khỏi thiệt thòi.....Họ là tôi hiền của những bậc minh quân,nhưng là nghững cái gai mà kẻ độc tài phải nhổ.
****
Đọc đến đây chắc có bạn trách tôi sao lại có sự so sánh khập khiễng đến kì quặc như vây? VNG dẫu gì cũng chỉ là 1 con người bằng xương bằng thịt,công lao của Ô đến thế cũng là bằng trời bằng biển rồi , còn đòi hỏi gí hơn nữa?
Qủa đúng như vậy!Nhưng vốn là 1 kẻ ngang bướng,tôi vẫn muốn nói ra đây những suy nghĩ của riêng mình.Âu cũng là bởi quá ngưỡng vọng và tôn thờ Ô - Đại tướng Võ Nguyên Giap - nên tôi vẫn cứ giá như....giá như....!
Trong bài viết này có nhắc tới Đặng Tiểu Bình, và phải chăng quá đề cao ông ta?Với lịch sử TQ đây là 1 vĩ nhân hiếm có, ngàn năm chỉ sinh đc 2,3.Nhưng với VN,ko ai quên đc con người này, kẻ đã gây ra cuộc chiến đẫm máu17/2/1979 gây biết bao tang tóc cho dân ta.Với VN ông là 1 tội đồ!
Đánh giá những bậc vĩ nhân luôn là việc quá sức ngay cả với những bậc thức giả , nên với tôi cái khó chẳng khác lên trời.Cũng bởi vậy sai xót là điều dĩ nhiên,rất mong được bạn bè xa gần chỉ giáo.
Ý cuối cùng tôi muốn nói ở đây là : bài viết này có làm ai đó ko vừa lòng, thậm chí tổn thương thì tôi thật sự xin lỗi !

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Cách tạo bài đăng


Bài viết để đăng được tạo bằng 2 cách :
1. Gõ vào tab ' Viết' trực tiếp từ bàn phím.
2. Dán bài copy từ word vào trang 'Viết'
 Trong tab 'Viết' thao tác xử lý văn bản giống như trong word.
 Chú ý là : các cách trên đều làm ở  tab 'Viết'.
 Vì 'Bài đăng mới' có 2 tab nên dễ không để ý mà đưa bài vào tab 'Chỉnh sửa HTML' làm việc xử lý văn bản không như ý muốn và hình thức trình bầy của bài viết bị sai lạc khi đăng lên blog.
  Muốn tạo bài viết ở tab 'Viết' thì tab 'Viết' phải ở trước tab HTML. Nếu thấy thanh công cụ nằm ngang ở phía trên có nhiều tác vụ bố trí hết chiều ngang thì đó lá tab 'Viết' đang ở phía trước. trong trường hợp thanh công cụ ít tác vụ,thì tab 'Viết' đang ở phía sau,phải kích vào 'Viết' để nó chuyển lên trước.

Tab 'Viết'  ở 'trước' - Tạo văn bản ở đây


Tab 'Viết ' ở sau-Không tạo văn bản ở đây.

Lan man Huế 4

Lan man Huế 4

  Tớ đọc lại mấy “kỳ” rồi, thấy có những điều trùng lặp. Sẽ cố tránh, nhưng có khi vẫn phải nói lại, vì nó là “nhận thức gốc” .
  Thờ cúng: đô thị không nói đến. Nhưng ngay nông thôn, cả nước hẳn ko đâu thờ cúng kĩ như Huế. Ngày rằm ngày một khói nghi ngút, các nhà bưng bàn ra cửa, để đồ cúng, khấn vái xong rắc gạo muối, đốt mã. To nhất là cúng âm hồn người chết ngày thất thủ kinh đô, đâu như 23-5 âm năm 1885, Pháp giết khoảng 1,7 vạn.
  Người Việt lấy đất Chăm nhưng lại thờ thần thánh của người Chăm, một hiện tượng tâm lý hay hay. Thờ thần Đất, nữ thần Pô Nagar đã “Việt hoá”.
  Ngoài thờ còn kiêng kị đủ thứ. Nhà có bình phong xây đằng trước, đắp chữ Phúc, để che chắn. Xem hướng nhà. Mồ mả to kinh khủng, phải nghĩ là “người chết ăn hết của người sống” mất. Lập ra “nước ĐÀng Trong” khi ĐÀng ngoài còn vua Lê, Nguyễn Hoàng hẳn phải có tâm lý mình là phản thần. Đạo Nho đề cao trung quân, để trị nước ở tầm vĩ mô thôi, chứ trong dân chúng thì khuyến khích xây chùa vô kể. Phật không khiến người ta nghĩ ai phản ai trung nhiều lắm mà. Họ lớn như Nguyễn Khoa – có Hải Triều Nguyễn Khoa Đăng, bố Nguyễn Khoa Điềm – còn làm chùa riêng.
  Một thầy chùa giải thích sự sụp đổ của gia đình Ngô Đình Diệm năm 63 là dựa vào Công giáo chèn ép, gây bất bình trong đám quân nhân Phật giáo. Thế Dương Văn Minh có phải lớp này?
  Quê Bắc, cột nhà viết chi chít ngày giỗ trong năm, trông đã kinh. Có những bà cô vừa lọt lòng đã chết, tám chục năm sau cháu vẫn phải “đi” con gà đĩa xôi mới được. Nhưng với Huế chưa là cái đinh mục. Chắc thế nào cũng còn người đủ “ngũ đại mai thần chủ”, nghĩa là giỗ đến năm đời. Hành Thiện quê TL nổi tiếng kỹ, có thế được ko?
  Trí thức độc lập: Tức là người có chữ, vẫn nghiên cứu nhưng ko ăn lương nghiên cứu viên của viện này, trường nọ. Có người là cử nhân thời cũ, có người bố để lại vốn Nho học. Sau 75, họ “hoá thạch” với vốn tri thức của mình, cứ thế đào sâu những chuyên môn rất hẹp. Tớ đã hình dung Huế như con tàu năm 45 dừng lại, ko chạy nữa, hành khách trên đó vẫn nguyên vị (như Hà Đông nói, tất nhiên ngày càng mất dần sự độc đáo). Ko được đi đây đó, cập nhật kiến thức, phương pháp, họ khó khái quát, so sánh đến một tầm nào đó, nhưng rất sâu. Nghiên cứu những củ tỷ chỉ vài trăm người quan tâm: thơ đề trên đồ gốm sứ, chơi chữ trong thơ cung đình…
  Độc lập ko có nghĩa là ghét chế độ đương thời. Mà chỉ đủng đỉnh, ra điều ko nhập thế. Nhưng lúc cần, ông này thò ra tờ giấy dó chứng minh đồi Vọng Cảnh nằm trong trục tâm linh, tức trong di sản UNESCO công nhận, thế là dự án khách sạn phải bỏ. Và ông khác lục trong nhà tờ lệnh vua lập đội khai thác Hoàng Sa, Trường Sa tặng nhà nước. Thế thôi, lại rút vào trầm ngâm. Chả cần ra sách. Năm một đôi lần tham gia giảng khoá học cho nhà chùa. Rành chữ cổ kinh khủng, biết cả Phạn, nhiều tiến sĩ mới phải đến hỏi (giới sử Bắc hình như chỉ ông Hà Văn Tấn biết chữ Phạn, còn Phan Huy Lê chữ Hán lỗ mỗ). Sau 75 thuyền múc cát sỏi dưới sông Hương vớt theo nhiều đồ cổ, họ mua về để đầy nhà, sáng pha ấm chè ngắm nghía, ko bán. Tớ đã ngồi giữa một “đống” bình vôi, ấm, cối giã trầu, chiêng choé, nồi đồng.. như thế.
  Tớ để ý đến họ vì “hình như” HN chỉ có loại trí thức công chức. Nhiều người giỏi, được trang bị tận răng, sinh viên nhặt tư liệu cho, trao đổi với nước ngoài nữa, tức là đạt đến tầm cao rồi. Nhưng sâu và hẹp, “cả đời chỉ ngắm nghía một cái mùi soa” thì chưa thấy. TRí thức HN nói chung khôn ngoan tỉnh táo, ít người gàn. Những ông dậy trung học rồi đi viết sử xã lấy tạ gạo, đôi lốp xe đạp thì chưa gọi là trí thức được. Huế có những ông “duy Huế”, cái gì cũng chỉ Huế mới có, có ông mới ngoài ba mươi. Lại có ông rất phóng khoáng. Tự Đức đề cao văn thơ Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát (người miền ngoài) và hai ông hoàng Miên Trinh, Miên Thẩm, ông ấy bảo hai ông hoàng so thế nào được với Siêu Quát.
  Kì vừa rồi, tớ mới chỉ gặp vài ông tương đối cởi mở, chưa biết được ông “gàn dở, dị bọ” nào. Mà có gặp cũng khó biết cách nói chuyện. Tưởng tượng họ như cái kho chìa khoá cất rất kỹ, nhưng khi mở ra được thì “của nả” tuôn ra ghê lắm.
  Mà cái nghề của mình thì đi đâu gặp ai như thằng ăn trộm, chỉ chuồn chuồn đạp nước. Đi tỉnh khác thi thoảng gặp ông đọc lắm lắm nhưng ra chiều táo bón, tức là ko có đầu ra cho những thứ nốc vào…

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

Lan man Huế 3


Lan man Huế 3
Cuộc chạy trốn của Nguyễn Hoàng
- Sử ta lâu nay né tránh từ “Nam tiến” để chỉ quá trình mở rộng về Nam của tộc Việt. Tên bà Huyền Trân, công chúa đời Trần được vua Anh Tông gả cho vua Chiêm Chế Mân để lấy hai châu Ô, Rý - Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế giờ, ở Hà Nội, Huế đều bị đổi sang Bùi Thị Xuân. Huế nay đã lấy lại tên ấy, đặt sang chỗ khác, nhưng HN thì chưa.
Giải thích, là sợ mâu thuẫn dân tộc. Nhưng tộc Chăm cơ bản đã đồng hoá cả rồi còn gì. Ông Huỳnh Văn Nghệ chả bảo quá trình “mở cõi” phải “mang gươm” rồi còn gì. Và còn một sách lược mở cõi nữa, là “mang bướm”. Bà Huyền Trân là một. Sau chúa Nguyễn gả công chúa Vạn Ngọc (đúng ko Lê Công?) cho vua Phù Nam hay Xiêm hay Chân Lạp gì đấy, lấy được vùng Hà Tiên hiện nay. Thật ra thì gươm, bướm phối kết hợp với vài thủ đoạn ngoại giao khác, mới cho ra giải đất hình chữ S được.
- TK 15, Lê Thánh Tông đánh tới Bình Định, Phú Yên rồi rút về. Qua vùng đất phương Nam rộng rãi, ngài đặt là Quảng Nam.
-. TK 16 thật lộn xộn. Nhà Lê quá tệ, với những “Vua Quỷ”, “Vua Lợn”, dân đặt cho. Họ Mạc chiếm Thăng Long. Trịnh Kiểm đưa vua Lê vào Thanh, đặt Tây Đô, chèn ép vua. Kiểm là con rể Nguyễn Kim, chồng Ngọc Bảo, nhưng giết con N. Kim là Nguyễn Uông. Em Uông là Nguyễn Hoàng sợ quá nhờ chị xin anh rể được đi đày vào Thuận Hoá. Ai mà ngờ cuộc chốn chạy năm 1588 ấy mở ra một chương kì vĩ trong lịch sử Việt.
- Bấy giờ có một nhân vật trí thức gộc, nhưng tham chính ít lâu thì bỏ về quê Vĩnh Bảo, sống ẩn dật mà thế lực nào cũng phải nể, bởi tài xem vận số: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông này khuyên Nguyễn Hoàng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, tức là chạy về Nam, qua Hoành Sơn là xong béng. Sứ giả chúa Trịnh đến hỏi ý kiến, ko tiếp, sáng hôm sau vừa quét sân vừa lẩm bẩm “Muốn ăn oản thì phải thờ Phật chứ!”. Nhờ thế mà vua Lê không bị truất. Và Trịnh, đầy quyền lực, ko bị mang tiếng diệt đương triều. Bảo là vận mạng cũng phải, mà tôi có danh chính, anh có thực quyền, hai ta dùng nhau, cũng phải. Cứ thế được vài trăm năm.
- N. Hoàng mở ra giai đoạn 9 chúa 13 vua. Cự lại Trịnh, Mạc, diệt các tiểu quốc Chăm, cho quân giết đàn ông lấy đàn bà. Quân chúa Nguyễn đa số Thanh Nghệ, tợn tạo, nhiều du thủ du thực, nhưng vô đây phải ớn lạnh: đến đây đất nước lạ lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng kinh. Chiếm đất, đồng hoá, đồng thời thờ luôn nữ thần Pô Nagar của người ta, “phiên” sang tiếng ta là Diễn Ngọc Phi Thiên Y a na, thờ ở Hòn Chén, phía trên chùa Thiên Mụ. Đây là quá trình “hoà trộn” văn hoá, tôn giáo rất chi tế nhị. Người Chăm ắt phải ngơ ngác lắm, giống đồng bào Tây Nguyên giờ cứ nghe câu “bảo vệ văn hoá bản địa” nhưng chả thấy ai ngăn cản di dân tự do sất.
Rồi Nguyễn Ánh thua Tây Sơn, chạy vào Gia Định. Tây Sơn diệt Trịnh, diệt luôn Thanh xâm lược, lên ngôi thay nhà Lê. Anh em lục đục hở lưng, Ánh quật lại, lấy được nước. Lại tiến về phía Nam lấy nốt Hà Tiên…
Đấy là một quá trình vừa chiếm đoạt vừa khai mở. Cả hai sắc thái này chắc mới được giảng ở đại học, chứ chưa ghi trong kiến thức phổ thông. Người ta ngại dùng hai chữ “Nam tiến”.

Đây thôn Vĩ dạ

 TC nhắc đến thôn Vĩ dạ,không đừng được lại nhớ đến bài thơ "Đây thôn Vĩ dạ" của Hàn Mặc Tử.

Đây thôn Vĩ dạ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

 Trong 4 câu khổ thơ đầu tiên, người ta bình là có thấp thoáng một 'gương mặt đàn ông' ở câu :"Lá trúc che ngang mặt chữ điền". 
 Một anh bạn ở đơn vị tớ  lại có ý khác hẳn : "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/Lá trúc che ngang mặt chữ điền." ,ý của Hàn Mặc Tử là tả về một Nhà Vườn ở thôn Vĩ, "Lá trúc che ngang mặt chữ điền." đó là tả bóng lá cây trúc in xuống nền sân vuông vắn nằm trước ngôi Nhà Vườn. Tớ đồng ý với giải thích này.
 Nhà Vườn cũng là một đặc trưng nổi bật của Cố Đô Huế? Và tớ đồ là  ngôi nhà ở đó hầu hết là nhà rường?

Lại bàn......(2)

Sự sụp đổ của Đông âu-LX "thành trì của hệ thống XHCN "xảy ra đã 20 năm,đó là khoảng thời gian ko nhỏ.Người ta cho rằng "cái tai biến chính trị tầm cỡ thế kỉ " này- nguyên nhân và tác động của nó đối với nền chính trị hiện đạị sẽ vẫn còn day dứt giới nghiên cứu trong nhiều năm nữa.
Những học giả cực đoan thì cho rằng chủ nghĩa Mác đã hết thời và cái xã hội không tưởng được xây dưng trên nền tảng của nó,khác nào tòa lâu đài đc xây trên bãi cát,không sụp đổ mới là chuyện lạ!
Ngược lại những lí luận gia mac-xít thì cho rằng luận thuyết của Mác là chân lí , nó sẽ đúng và luôn luôn đúng nếu ta biết kịp thời bổ cứu nó bằng những tri thức mới.
Sự thể thế nào, ta nên dành cho những nhà chuyên môn và nhất là thời gian định đoạt bài toán có tính xã hội phức tạp và sâu sắc này .Là 1 ng ngoại đạo,không dám lạm bàn,ở đây tôi chỉ xin có vài ý kiến nhỏ mang tính thắc mắc,trình ra đây đẻ anh em bổ cứu.
& Thứ nhất:Tại sao,cho đến hôm nay,sự đổ vỡ (mới) chỉ xảy ra ở châu Âu,vùng phát triển nhất của hệ thống về trình độ xs và khkt mà ko thể (hoặc chưa) xảy ra ở những vùng có trình độ thấp kém hơn?.Phải chăng nền tảng dân trí,đặc điểm dân tộc,lịch sử và khả năng tiếp cận và nhận thức những khái niệm nhân văn như "tự do" "dân chủ" "sáng tạo " "giải phóng con người"....,tóm lại là mức độ THỨC TỈNH và TRƯỞNG THÀNH của cư dân ở những khu vực này có ý nghĩa quan trọng,thâm chí quyết định trong tiến trình của các sự kiện?
Ta xin lấy TQ là 1 thí dụ : trong suốt > 1/4 thế kỉ (1949-1976),nước này dưới sự lãnh đạo của MTD. Tất nhiên họ có những thành tựu đáng kể,nhưng phải nói đây là thời kì đen tối:chính trị biến loạn, kinh tế kiệt quệ ,xã hội đổ vỡ (57 triệu ng chết do đói và do đấu tố trong cmvh -theo Tân tử lăng ).Có thể nói đến khi Mao chết,TQ đứng bên bờ vực diệt vong. Ở trong tình thế đó, ta tưởng như đã chín muồi cho những cuộc bạo động chính trị,cho những cuộc khởi nghĩa "thế thiên hành đạo".Nhưng ko,điều đó đã ko xảy ra . Vì sao vậy? Vì chưa hội đủ những đ/k cần và đủ,mà 1 trong đó là sự giác ngộ , sự thức tỉnh và trưởng thành của quần chúng!
&Thứ hai: Các tác giả của "hồ sơ " khi phân tích nguyên nhân sự kiện LX 1991 thường gán tội cho những nhà lãnh đạo cao nhất,đặc biệt là Goobatrop ,là đi trệch đường là phản bội chủ nghĩa Lênin về xây dựng nhà nước và lãnh đạo xã hội.Nào là sai lầm (buông xuôi) về lãnh đạo tư tưởng,vi phạm nguyên tắc tổ chức(tập trung dân chủ),nào là kém nhậy bén về kinh tế,ko chịu thay đổi...rồi xa rời nhân dân,lãnh tụ thì xa hoa, chuộng hào nhoáng,thích phỉnh nịnh.....và đặc biệt là sản sinh ra 1 tầng lớp đặc quyền,nguyên nhân của xã hội suy đồi và chán ghét chế độ.
Những căn bệnh này,nếu nhìn vào toàn bộ hệ thống, thì nó có tính phổ biến,mà căn nguyên của nó phải chăng nằm trong căn cốt,trong bản chất,trong triết lí cơ bản về xây dựng nhà nước chuyên chính độc đảng.Một tằng lớp trên quyền uy tuyệt đối,không thể kiểm soát,ngồi trên hiến pháp và pháp luật...thế thì hỏi làm sao mà ko nảy sinh ra những căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa này?
&Nếu nói lí luận Mác là tuyệt đối đúng,là kim chỉ nam...mà nếu ko tuân theo có nghĩa là thất bại.Thế thì thử hỏi chúng ta đang đi theo thứ lí luận nào đây,bởi ko chuyên môn gì cũng dễ dàng nhân biết là ở đây những nguyên lí cơ bản của Mác và Lênin đã bị vi phạm.Có những học giả ,khi nghiên cứu về TQ đã nói "đây là CNTB độc đảng ".Về TQ cần có những chuyên luận riêng,nhưng với những đặc điểm riêng biệt về dân tộc,nhà nước, lịch sử, văn hóa ko biết nó có đổ ko?bao giờ sụp đổ và tan rã cho thiên hạ đươc nhờ!!!
Đã dài và "ngổn ngang " quá -theo cách nói của TC- mình xin tạm dừng!

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Laị bàn về 2 chữ "thức tỉnh" và "trưởng thành"

Mới đây trên"nhân dân online" có đăng mấy bài về Hồ sơ sụp đổ Đảng cộng sản và Nhà nước LX.Đây theo tôi là 1 sự kiện lớn chưa từng có trong lịch sử của 1 tờ báo Đảng.Đã có 1 số bình luận của vài trí thức trên mạng về sự kiện này chấn động này.
* Thứ nhất: Nó chứng minh sự sụp đổ có nguyên nhân bên trong -tự thân-,xuất phát từ lí luận và phương pháp xây dựng và điều hành xã hội.
*Thứ hai:Nhìn 1 cách khách quan nhất,mọi diễn biến và hiện trạng của xã hội VN hiện nay KHÔNG KHÁC GÌ xã hội LX cách đây vài chục năm. Vì vậy theo lo-gich trong 1 thời gian ko xa, xã hội VN khó tránh khỏi 1 biến động sâu sắc.
Xin mở ngoặc ở đây 1 chút: Ngay từ 1952, khi lần đầu tiên VănCao đươc cho đi thăm LX,trở về ông đã phát biểu với mấy người bạn gần gũi là "có 1 cái gì đó bất ổn trong xã hội này"-nói vậy nhưng ông không đi sâu và phát biểu gì thêm.Rồi vào đầu những năm 60,1 vị giáo sư khác (mình ko nhớ tên), sau khi từ Nga về cũng khẳng định " ko trụ đc ,sẽ đổ".
Mình không hiểu các cậu đã đọc bộ hồ sơ này chưa? và có những suy nghĩ gì xung quanh sự kiên LX sụp đổ?...vào đây ta cùng thảo luận.

Lan man Huế 2

  Tớ e là phải kéo dài cái đoạn làm quen này lâu lâu. Tuy là TL ban cho cái nết của nhà kỹ thuật nhưng vẫn là tài năng trẻ thôi. Ví thử xưa tớ cứ học hết đại học quân sự, thì quân đội ta phải nuôi một thằng kỹ sư tồi...
  Lan man Huế kỳ 2 - Đặc sản nhà vườn. Vốn là kinh đô, Huế có nhiều đời, nhiều dòng quan lại, nổi tiếng nhất là 4 họ Nguyễn Khoa, HỒ Đắc, Thân Trọng và Hà Thúc. Quan lại trước khi về hưu hay mua đất, phổ biến nhất là ở Vĩ Dạ và Kim Long, mua gỗ ngâm, ngắm kiểu cách. Nhà vườn dậu thấp, để ngăn cách là chính chứ ít đạo tặc thôi. nhưng bên trong là quy củ nghiêm ngặt, hoành phi câu đối giới thiệu gia thế. Chè trong vườn, hái uống tươi, hoa cúc chế rượu. Một thế giới khép kín, người ăn kẻ làm kín miệng chứ ko bép xép như ô sin bây giờ. Kinh đô nhiều biến động, nay vua này mai hậu nọ, không khôn ngoan dễ chết, nên đóng cửa bảo nhau, nhà nào biết nhà nấy. Tính Huế kín đáo vì thế chăng? Nhưng quan lại hay ngâm thơ thù tạc, để lại sách vở, rồi góp đá xanh đắp đường, gỗ lạt dựng đình chùa, nên họ để lại luôn dấu ấn văn hoá cho cả vùng. Nhà chi chít cột nên gọi nhà rường.
  Hồi báo Tiền Phong thi hoa hậu ở Hội An, ông tổng biên tập được resort Nam Hải (?) cho ở chỗ xịn nhất, trung tâm là cái giường, cao nhất, bước vài bước mới lên tới nơi. Ngủ dậy, qua làn kính thấy xung quanh là biển rồi - đấy là tớ nghe kể thôi, chưa được toạ lạc. Đêm bố mày dậy đái hay sao ấy, ngã, vì giường cao mà, hôm diễn văn hoa hậu còn tập tễnh. Có phóng viên gọi cái nhà trên là nhà giường, một ví dụ về sự dốt nát, liều lĩnh.    
   Hạ thấp Thăng Long: lấy được đất nước từ tay Tây Sơn, Gia Long ko đóng đô ở TL, vì đàng trong là đất bản bộ rồi, mà ngoài kia còn vọng Lê ghê quá - tất nhiên người ta sợ Quang Trung lắm. Mồ mả các chúa Nguyễn cũng vốn ở miền trong cả, bị Nguyễn Huệ đào đổ xuống sông. Gia Long lên ngôi cũng làm lại thế. Vị thế TL còn lớn quá, bèn đổi "Long - rồng" thành "Long - trọng", bắt hạ tường thành xuống 70 phân. Sau Minh Mạng đổi sang tên Hà Nội, cái đô thị ở trong sông, có thể coi là một ý nghĩa tầm thường, chỉ có giá trị mô tả địa lý Đây là những điều tớ nhặt được ở Huế hôm trước, hóng hớt lại. Lê Công, 4 SG phủ chính cho. TC

Về một cái chết đã được dự báo

Đúng, đó là một cái chết đã được dự báo. M.Goócbachốp và các đồng sự của ông ta chỉ là những người thực hiện những công việc cuối cùng của một công đoạn: đóng những cái chốt trên nắp cỗ quan tài. Hãy hình dung như thế này : có một ngôi nhà đã mục nát bởi mối mọt, đáng lẽ người ta đã phải tính đến việc phá bỏ nó, nhưng không hiểu sao , các chủ nhân của nó lại cho rằng có thể sửa chữa lại ngôi nhà này, tiếc nuối một cái gì đó, hay là một ảo tưởng, một sự lãng mạn cộng sản mang đặc trưng Lênin? Và như thế một dự án cải tổ đã được hình thành, có lẽ người ta quan niệm " nhà dột thì dột từ nóc" cho nên công đoạn đầu tiên là dỡ cái mái nhà-cải cách lại toàn bộ hệ thống chính trị trên tinh thần " công khai"Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sụp đổ của ngôi nhà vốn đã rệu rã, khi mưa rơi ,gió nổi .Bởi vì trong cái ngôi nhà này, ngay từ khi xây dựng người ta đã không thể chấp nhận sự tồn tại cái gọi là "công khai" bên cạnh cái nguyên tắc "tập trung dân chủ " của một nhà nước " chuyên chính của giai cấp vô sản" Đến một lúc nào đó, khi đã để mất hoàn toàn kiểm soát đối với toàn bộ hệ thống, M. Goócbachốp đã chủ động đóng nốt những cái chốt cuối cùng trên cỗ quan tài của một cái chết đã được báo trước.Sự kiện 19/8/1991, người ta gọi là cuộc đảo chính khi M.Goócbachốp đang nghỉ ở Yanta (Crưm), ai có ngờ lại chính ông ta là tác giả kịch bản, đồng thời là đạo diễn dàn dựng, để sau đó khi trở lại Matxcơva tuyên bố từ chức Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, giải tán Ủy ban TW Đảnog( 24/8), sau đó ĐCS Liên Xô bị đình chỉ hoạt động( 29/8/1991). Ngày 25/12/1991 M.Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli được hạ xuống, chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết.
Những nguyên chủ yếu nào đã dẫn tới kết cục trên, một cái kết cục mà có người cho là thảm họa,rồi trút hết mọi giận hờn đối với M.Goócbachốp, rồi cho rằng con người này là nguyên nhân chủ yếu của cái thảm họa đó, rằng đó là sự phản bội, sự thật là ở đâu, chắc rằng người ta sẽ còn tranh luận, với nhiều cách xem xét, nhiều cách tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.Còn đối với nước ta HĐ có thể tham khảo nhận định của Tô Hải qua hồi ký"Tôi là một thằng hèn", đại ý ông ta cho rằng những kẻ đang nắm giữ những mạch máu KT của quốc gia hiện nay và con cháu của họ -còn gọi là "nhóm lợi ích"sẽ quyết định những thay đổi của hệ thống chính trị hiện hành, chứ không phải là những đảng phái đấu tranh cho dân chủ lưu vong ở nước ngoài như Việt Tân v.vv...
Kịch bản được vạch ra theo Tô Hải sẽ như thế này, sẽ có một vài đảng phái được nhóm này dựng lên để lám đối trọng với ĐCS VN, ví dụ như Đảng Lao động VN( hiện nay đã có ý kiến lấy lại cái tên này), như vậy sự tồn tại hay không tồn tại củaĐCSVN cũng sẽ được quyết định bởi nhóm này, tùy tình hình cụ thể ở một thời điểm nào đó. Một vài dòng mua vui cùng HĐ và các bạn già.

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Cách tạo đường dẫn (link) tới trang web (tài liệu) khác

Lý do : Trong một bài viết nếu có nhắc đến một tài liệu nào đó có trên mạng.Để giúp người đọc có thể tìm đọc nguyên văn tài liệu đó,bạn cần tạo đường dẫn tới địa chỉ mạng (URL) của tài liệu này tại một cụm chữ do bạn chọn.

 Sau đây là cách tạo đường dẫn :

A.Trong TAB " Viết" bài đăng :
    1.Dùng chuột tô cụm chữ mà bạn định gắn đường dẫn vào đó.
    2.Tìm trên thanh công cụ (ở phía trên TAB 'Viết' ) nút  'Liên kết', hoặc biểu tượng tạo
       liên kết (đưa con trỏ vào sẽ xuất hiện ghi chú, chọn biểu tượng có ghi chú 'Link'
       hoặc 'URL').
       Nháy chuột vào nút 'liên kết' sẽ xuất hiện một bảng có chứa ô trống để chứa URL .
       Copy URL rồi dán vào là xong (hoặc gõ kí tự trực tiếp từ bàn phím)
       Nháy chuột  vào 'OK' trên bảng này để kết thúc tạo một đường dẫn.

B.Trong Comment (lời nhận xét):
      Áp dụng cụm ký tự : <a href=" ">xxx</a>
      Trong đó :  - địa chỉ (URL) nằm trong 2 dấu ngoặc kép " ",chú ý là dòng địa chỉ phải
                          đặt ngay sau dấu  ngoặc  kép thứ nhất,không được có khoảng trống.
                        - xxx : là cụm từ gắn đường dẫn.
       Ví dụ : trong nhận xét viết câu : Mời bạn vào xem blog 'Người bạn gìa',
                         để dẫn tới blog này thì viết như sau :
                         Mời bạn vào xem <a href="http://nguoibangia.blogspot.com"> blog 'Người bạn gìa' </a>
       Xin bạn yên tâm khi bấm vào 'đăng nhận xét',hoặc 'xem trước' các ký tự không cần thiết sẽ biến mất,chỉ xuất hiện phần văn bản của nhận xét.
      Ví dụ tạo đường dẫn trong bài viết :
                 Mời các bạn vào xem vì sao Liên xô sụp đổ

     Các bạn thân mến, hãy tập làm thử cả 2 cách trên blog này,chớ ngại sai sót,vì đây là blog nhà mà.Có gì trục trặc thì xoá đi là xong.
     Tớ định viết vài suy nghĩ vì sao LX sụp đổ theo tứ ' Thức tỉnh',nhưng có lẽ chỉ làm sau khi đọc được mấy tài liệu mà HĐ nhắc tới. Việc dẫn tài liệu ngay trong bài viết ích lợi lắm cho người đọc như AE mình.

                                                                                                                   Tualinh

Lan man Huế

Đầu tiên, tớ thấy TL sửa "Bạn già" thành "Người bạn già" có chỗ tiện hơn, là không gần "Bạn Trỗi" quá, hình như thế đỡ "ngứa mắt" ai hơn chăng... Đấy là cảm giác của một thằng chả biết gì về bờ lốc bờ liếc Đầu tháng 8 -2010, tớ đi Huế làm một phần trong loạt bài về các kinh đô của báo, cho dịp 1000 năm TL-HN. Đây có thể coi là ấn tượng bên lề - ĐÀN BÀ: ít người đẹp. hay đẹp đã đi cả? da khô, thường là đen. Cái dáng vẻ kinh kỳ ko còn, thành thứ trông họ ko khác người ở Hội An, Đà Nẵng bao nhiêu. Nhưng lại không mộc mạc, mà khó gần. Ko phải họ kiêu kỳ gì, nhưng có cái nếp gì đó, khuôn phép thế nào. Cái gì cũng "dạ". Giai thoại rằng anh Bắc Cờ tán em xinh thế, xứ này ai xinh bằng em không, tối nay đi chơi với anh nhé, giờ ấy, chỗ ấy nhé. Cái gì cũng "dạ". Sáng hôm sau sao em ko ra, tối nay được không... Cuối cùng chàng cáu: "Em còn cái "dạ" nào dọn nốt ra đây cả đi". - DÒNG SÔNG: ông Trần Quốc Vượng phán, các đô thị, trong đó có kinh đô, ở ta, đều dựa vào hệ thống sông nào đó. Như Cổ Loa với Hoàng Giang,ầH Nội với Nhị Hà (sông Hồng là tên Pháp đặt), Hoa Lư với sông ĐÁy, Gia Định là sông Cửu Long... Với Huế là các con sông Hương, Kim Long, BẠch Yến. Đi trên sông, luôn nhìn thấy các kiến trúc quan trọng nhất của kinh thành, và từ những nơi ấy luôn nhìn thấy dòng sông thấp thoáng. Ngoài BẮc, Hà Nội đã nhốt xong sông Hồng, như Hà Giang với sông Lô. Còn sông Châu Giang ở Phủ Lý thì nhà cửa còn chổng đít ra sông, tuồn hết chất thải xuống. Đấy là so sánh xuất hiện khi đi bộ dọc sông. Có hôm tớ đi đến gần chục cây, trong nóng bức, lên tận Kim Long, chỗ còn Văn Miếu với hàng bia khắc tên các tiến sĩ thời Nguyễn, bên cạnh là Võ Miếu thờ những ông đánh trận giỏi, chỉ còn nền, đâu như sau 75 làm doanh trại hay trường lái xe gì đó. Đi dọc sông, phải nghĩ đến Phạm Quỳnh. Ông này về văn hoá rất lớn, như cây cầu bắc giữa hai nền VH Đông với Tây. Nhưng "trót" làm thượng thư nhà Nguyễn thuộc Pháp, năm 46 bị xử trí gần Huế. Những năm 30 vô Huế lần đầu, PQ viết "sông Hương như cô gái xuân thì, sông Hồng như bà dì ghẻ cay nghiệt". Khi trích câu này cho bài đăng báo tớ, tớ ghi tên hiệu ông ấy, chả ai biết mà cảnh giác Với cảnh quan trên, Huế cho ta cái nhìn về một thành phố có con sông chảy qua. Nó tạo nên tâm hồn con người, điều Hà Nội không còn. Hôm nay viết thử nghiệm đến đây thôi