Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Quan hệ Việt- Trung

TS Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) đã có một bài viết riêng cho BBC Vietnamese với nhan đề Việt Nam làm gì để tự vệ, nhận thấy bài viết này có nhiều vấn đề có thể rất đáng quan tâm, xin lược ghi để cùng tham khảo và luận bàn. Mở đầu bài viết tác giả cho rằng có một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng và ngoại giao của VN "Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủ cũng phải canh cánh một câu hỏi: Khi nào anh ta có thể đánh mình và làm sao để mình không bị anh ta đánh ?" Với một câu hỏi lớn khi nào TQ đánh VN tác giả nhận định không thể nói trước được, nhưng nếu đó là quy luật mang tính định mệnh thì điều đó sẽ ứng nghiệm trong tương lai. Xem xét lịch sử của vấn đề này cho thấy từ khi Cộng hòa nhân dân Trung hoa ra đời, không ít hơn ba lần VN đã đã gánh chịu vấn nạn này. Lần thứ nhất vào năm 1974 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, TQ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1979 lần thứ hai TQ mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc VN,tiến sâu vào lãnh thổ VN hàng chục cây số. Lần thứ ba vào năm 1988, TQ đánh chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận thuộc quần đảo Trường Sa do VN kiểm soát, tại cuộc đụng độ với Hải quân VN ở bãi đá Gạc Ma( Johnson South Reef), TQ đã bắn cháy ba tầu vận tải và giết 70 thủy thủ Hải quân VN. Liên tục từ năm 1979 đến 1988 với nhiều lần xâm phạm và lấn chiếm, TQ đã chiếm giữ một số điểm cao chiến lược dọc tuyến biên giới VN thuộc các huyện Vị Xuyên, Yên Minh( Hà Giang), Cao Lộc, Tràng Định( Lạng Sơn), các vị trí này đã được hợp pháp hóa bởi Hiệp ước biên giới trên bộ 1999. Ngoài ra trên quần đảo Trường Sa, TQ cũng đã chiếm các bãi đá như Én Đất ( Eldad Reef)năm 1990, Đá Ba Đầu ( Whitson Reef ) năm 1992 và bãi đá Vành Khăn(Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995. Bàn về âm mưu và thủ đoạn của TQ đối với VN thông qua các hành động quân sự trên, tác giả bài viết cho rằng tư duy chiến lược của TQ coi trọng hai chữ Thế và Thời với một quy luật nhất quán, chớp thời cơ để hành động khi thế và lực của mình đang lên, còn đối phương đang ở thế yếu. Tác giả phân tích , tháng 1-1974 TQ đánh Hoàng Sa của VNCH sau khi Mỹ đã ký Hiệp định Paris ( 1973) cam kết chấm dứt can thiệp quân sự vào VN, đồng thời Quốc hội Mỹ công bố Tu chính án Case- Church tháng 6-1973 cấm Chính phủ can thiệp trở lại đối với VN. Trong khi đó thế của TQ đang lên khi họ ký với Mỹ Thông cáo chung Thượng Hải( 2-1972) và trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc( 10-1971). Sự kiện TQ đánh VN 1979 cho thấy lúc này thế của TQ đang lên khi họ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ còn VN đang bị Mỹ cấm vận và thế giới tẩy chay vì xâm lược Căm pu chia. Tương tự như vậy từ năm 1980 đến năm 1988 của TQ dọc tuyến biên giới Việt- Trung diễn ra trong bối cảnh VN tiếp tục bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài, Liên Xô chỗ dựa chủ yếu của VN, đang sa lầy ở Afghanistan, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đang đi vào thời hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc và Phương Tây. Tác giả phân tích, năm 1988 TQ chiếm được một phần Trường Sa là do từ 1986 LX đã có những thay đổi trong thái độ đối với Phương Tây và TQ, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Tác giả cũng dẫn phát biểu của Gorbachov ngày 28-7-1986 LX sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của TQ như : rút quân khỏi Afghanistan, giảm căng thẳng biên giới Xô- Trung, VN rút quân khỏi Căm pu chia, để bình thường hóa quan hệ Xô- Trung như vậy theo tác giả đã có một khoảng trống quyền lực ở khu vực này khi LX đã từ bỏ ảnh hưởng ở đây còn Mỹ chưa sẵn sàng trám vào. Việt Nam làm gì để TQ không đánh ? Tác giả cho rằng theo lý thuyết quan hệ quốc tế có thể gợi ý năm giải pháp: 1) Cùng chung một nhà; 2) Ràng buộc bằng lợi ích; 3) Ràng buộc bằng thể chế; 4) Răn đe quân sự; 5i) Răn đe ngoại giao; Giải pháp " cùng chung mái nhà" theo tác giả là không khả thi vì ít nhất có ba lý do Thứ nhất TQ không có cảm tình với VN vì VN hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở TQ cho thấy VN cùng với Mỹ và Nhật là ba nước bị người TQ ghét nhất trên thế giới; Thứ hai TQ chưa bao giờ coi VN là đồng minh, nhiều lắm chỉ là đồng chí; Thứ ba cái gọi là quan hệ " như môi với răng" không có trên thực tế, bởi "răng đã cắn vào môi" với những hành động quân sự mà ai cũng biết. Giải pháp" ràng buộc bằng lợi ích" theo tác giả, không thể ngăn TQ biến biển Đông thành cái ao nhà của họ , bởi vì có một vị trí quan trọng mang tính chiến lược đối với sự phát triển của TQ, là yết hầu trên con đường vận chuyển vật tư, nhiên liệu tới TQ từ Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á với 2/3 lượng dầu khí, 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu. Biển Đông còn là bàn đạp để TQ khống chế Đông Nam Á, từ đó trấn áp Nhật Bản, trung lập hóa Mỹ và Ấn Độ và vươn lên vị trí hàng đầu ở Châu Á. VN chẳng có vị thế nào bằng lợi ích Biển Đông để ràng buộc TQ. Giải pháp "ràng buộc bằng thể chế" cũng không thể ngăn cản được tham vọng của TQ, vì thể chế quốc tế sẽ bị chà đạp nếu như nó không phù hợp với lợi ích riêng của họ, sẽ có những cách giải thích vấn đề để biện minh cho hành động, ví dụ như xâm lược VN 1979 là để trừng phạt VN xâm lược Căm pu chia. Giải pháp " răn đe bằng quân sự" không thích hợp với thực lực hiện có của VN. Giải duy nhất có tính khả thi đối với VN đó là "răn đe ngoại giao", theo tác giả VN cần phải quan hệ với cường quốc như Mỹ để răn đe và gây áp lực quốc tế đối với TQ. BÀI HỌC LỊCH SỬ Tác giả cho rằng bài học lịch sư mà VN phải rút ra được tử ba lần TQ đánh VN và từ việc phân tich năm giải pháp, để đối phó với TQ, VN cần phải làm được ba điều : Thứ nhất cần phải nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế trong tương quan so sánh với TQ. Thứ hai phải hết nhậy bén trong việc nhận thức về cán cân quyền lực trong khu vực để điều chỉnh chiến lược đối ngoại một khi có sự thay đổi bất lợi choVN. Thứ ba phải hêt sức tỉnh táo để nhận ra kẻ mạnh trong khu vực và chỗ yếu của TQ để thực hiện kế sách "răn đe ngoại giao" Kết luận: Chỉ có kết hợp "răn đe ngoại giao"( Liên kết với cường quốc, tranh thủ dư luận quốc tế) với " răn đe quân sự"( quân đội hùng mạnh) cùng với việc liên tục nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mới có thể yên tâm" kê cao gối ngủ. ---------------------------------------HẾT--------------------------------------------------

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Thảm họa bùn đỏ ở Hungari và bauxit ở Việtnam

Nếu bạn vào google bấm " tham hoa moi truong o Hungari " thì trong 0,32 s sẽ nhận được khoảng 285000 kết quả .
Chi tiết và nội dung sự việc chắc ko cần nêu ra ở đây nữa. Chỉ cần lưu ý mấy điểm sau :
1) Bùn đỏ là hỗn hợp sắt , mangan và nhiều kim loại nặng khác ... và bazo ( kiềm) , bùn đất...dư thừa trong quá trình tách quặng sản xuất alumina. Đó rất độc hại đc gọi là "bùn bẩn" hay "bom bẩn". Thông thường cứ s/x 1 tấn alumina sinh ra 2-3 tấn bùn đỏ. Cứ 1 tấn bùn trộn với khoảng 3 mét khối nước thải có nồng độ kiềm rất mạnh ( pH=13). Bùn đỏ tới đâu là tiêu diệt sự sống tới đó : gây bỏng da, tổn thương nặng nếu dây vào mắt , miệng mà ko đc rửa kịp thời và đúng cách. Kiềm trong bùn đỏ tiêu diệt thảm thực vật, hư hại đất canh tác. Nếu bùn chảy xuống sông sẽ tiêu diệt mọi s/v dưới nước. Nó gây ra thảm họa môi trường!
2) Ở Hungari , khối lượng bùn mới chỉ khoảng 700000 tới 1 triệu m khối mà đã đc gọi là " thảm họa " trong khi đó nếu như công suất thiết kế thì bùn đỏ ở Tây nguyên thường ở mức 80 - 90 triệu m khối... lại ở trên cao , thượng nguồn sông Đồng nai , ở vùng thời tiết phức tạp, mưa lũ nhiều...không thể khống chế được. Đó là nguồn nước của nhiều tỉnh đong Nam bộ.
3)Đã 120 năm nay công nghệ trên thế giới vẫn chưa tìm đc phương thức hữu hiệu để xử lí bùn đỏ .Hungari vào những năm 80 của thế kỉ trước đứng thứ 8 thế giới và 2003 xếp thứ 13 về khai thác bauxit , như vậy mà vẫn không thể kiểm soát , xử lí hữu hiệu trước và sau sự cố.
Vài dòng thông tin như vậy để thấy quyết định khai thác bauxit Tây nguyên là 1 sai lầm nguy hiểm và ngu dốt thế nào. Chúng ta đã mắc bẫy của TQ , tình hình thật nguy ngập và khẩn cấp.Ông Nguyễn Trung đã có thư ngỏ gửi BCT , TƯ ,Quốc hội và CP về v/đ này. Chúng ta cần có những biên pháp cụ thể của từng người ủng hộ ý kiến của ông và anh chị em trí thức khác.