Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Từ chỗ tối nhất nhìn ra. (Góp ý cho ĐH Đảng XI ) -Tống Văn Công.

   Theo ý kiến của QT, cần đưa bài "Tù chỗ tối nhất nhìn ra" của tác giả Tống Văn Công (Boxitvn.net,21/09/2010) từ mục "Bài tham khảo trong tuần" sang mặt trang blog  để AE tiện thảo luận.
   Đây là một bài viết cô đọng, thông qua việc góp ý với ĐH Đảng 11 tác giả nêu ra những vấn đề thuộc về nhận thức bản chất thực của Đảng CSVN hiện nay.
  Vì bài viết này khá dài (16 trang A4)  nên chỉ dẫn địa chỉ trang web để mọi người đọc ở đây..
  Rất mong AE ta cho nhau biết ý kiến riêng của mình.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Hồ Tây

Kích vào nút 'mở rộng' (cạnh nút 'loa' ) để xem lớn hơn.




Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Bí mật Hồ Chí Minh

   Lượm ra được bài này của Cụ Hoàng Tùng từ sachhiem.net do 4SG giới thiệu. Mời bạn đọc để tìm hiểu thêm về một số sự kiện liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chào các pác !
Lần đầu tiên đăng bài, tay chân lọng cọng. Phải tới nhà pác chủ bog Tuan Linh nhơ tập huấn cấp tốc.
Hì! Được cầm tay chỉ dẩn nên mau thuộc bài thật!
Đề nghị pác chủ blog sau khi xuất bản bài này, cho tồn tại vài tiếng, thì xóa ngay!

Có bài mới , mong các pác đọc chơi tại đây

4SG


Trận chiến Lão Sơn 1984

Trong 10 năm căng thẳng (1979 - 1989) , VN và TQ đã nhiều lần chạm súng. Đó là những trận chiến đẫm máu mà Lão Sơn là 1 ví dụ. Trong trận này chúng ta đã thua đau, mất đất mất người.Sự thật của sự kiện này đến đâu,chắc còn cần thời gian khảo cứu. Tuy nhiên bài viết này của 1 người Nhật đã nhiều năm sống ở VN. Hơn nữa , như thông tin trên mạng, bài viết này đã được dùng làm tài liệu học tập cho quân đội Nhật Bản.
Với chúng ta, lời dẫn ở đầu bài và những kết luận cuối bài sẽ rất bổ ích vá để lại nhiều suy ngẫm.
Xin mời các ban cùng xem và thảo luận:


Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Lãnh đạo Đảng và diễn biến CM giai đoạn 1954-1975

   Trang BBCVietnamese  trong tháng 05/1906 có đăng loạt bài 04 kỳ về giai đoạn CMVN 1954-1975 . Nhận thấy loạt bài này ngắn gọn nhưng tương đối hệ thống -có thể giúp cho việc tham khảo để tìm hiểu về vai trò của TBT Lê Duẩn trong diễn biến CMVN giai đoạn 1954-1975, nên giới thiệu với các bạn. Tất nhiên tác giả bài viết là những người phía bên kia nên quan điểm nhìn nhận vẫn trình bầy ở vị thế kẻ  ' thù nghịch ý thức hệ '.


Kỳ 1  Nhìn lại vai trò của ông Lê Duẩn

Kỳ 2 :  Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực

Kỳ 3 :  Cuộc đấu tranh trong nội bộ

Kỳ 4 :  Một di sản gây tranh cãi

Về bức thư ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi lãnh đạo Trung Quốc

  Đây là toàn văn bức thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi lãnh đạo TQ ngày 14 .9.1958, từ đây TQ cho rằng VNDCCH đã công nhận "Hoàng Sa là của TQ" Để rộng đường dư luận, xin đăng tải nguyên văn :
 Thưa đồng chí Tổng lý
  Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ : Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
  Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng.
 Đã ký: Phạm Văn Đồng




(Click vào hình để xem lớn hơn )


Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Cuộc xung đột biên giới Trung Xô

Gửi tới các bạn tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới Trung Xô năm 1969, để tránh tốn taì nguyên trang, tôi làm đường dẫn đến Document trên Google, chịu khó xem tại đây, tài liệu này chắc có anh đã được đọc,nhưng cũng nên xem lại để thấy rõ hơn bản chất của nước CHND Trung Hoa.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

TQ sẽ thay đổi theo hướng nào

  Cải cách-mở cửa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Trước sự thách thức của ý thức hệ “tả” khuynh, thực hiện đối sách “không tranh luận” trong một thời kỳ nhất định là đúng đắn. Phát triển là đạo lý cứng, rất nhiều việc phải đến khi kinh tế phát triển rồi, mới nói rõ được.
  Qua hơn 20 năm phát triển, nay đã có đủ “đạo lý cứng” để nói rõ ràng. Hồ Cẩm Đào đã kịp thời đề ra nhiệm vụ lịch sử giải quyết triệt để vấn đề ý thức hệ, thực thi công trình nghiên cứu và xây dựng lý luận mác xít.
  Phần cốt lõi trong công trình nghiên cứu, xây dựng lý luận này là phải từ trong di sản của chủ nghĩa Mác, loại bỏ những cặn bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực (tức chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội phong kiến), rút ra tinh hoa chủ nghĩa xã hội dân chủ, thanh lý Tư tưởng Mao Trạch Đông, phát huy rạng rỡ lý luận dân chủ mới. Loại bỏ đường lối, chính sách của chủ nghĩa xã hội bạo lực thì không thể không dụng chạm đến lý luận tả khuynh đẻ ra và bảo vệ những đường lối và chính sách này. Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa.
  Tháng 6-2005, phát biểu tại lớp nghiên cứu chuyên đề nâng cao năng lực xây dựng xã hội hài hoà của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và bộ, Hồ Cẩm Đào đã đề ra kiên trì quan điểm phát triển khoa học lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội hài hoà. Ông nói: “Lấy con người lâm gốc là kiên trì phát triển vì nhân dân, phát triển dựa vào nhân dân, thành quả phát triển do nhân dần cùng hưởng, luôn luôn coi lợi ích cán bản của đông đảo nhân dân làm mục tiêu và điểm xuất phát cán bần trong công tác của Đảng và Nhà nước, ra sức giải quyết những vấn đề lợi ích quần chúng quan tâm nhất, trực tiếp nhất, hiện thực nhất." Trong khi thúc đẩy phát triển, đặt bảo vệ công bằng xã hội vào vị trí nổi bật hơn, vận dụng tổng hợp nhiều biện phấp, dựa vào luật pháp, từng bước thiết lập hệ thống đảm bảo công bằng xã hội, với nội dung chủ yếu là công bằng về quyền lợi, công bằng về cơ hội, công bằng về quy tắc, và công bằng trong phân phối, khiến toàn thể nhân dân cùng được hưởng thành quả cải cách và phát triển, công vững bước tiến lên theo hướng giàu có.
  Lấy con người làm gốc là tinh tuý của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Trong cuộc cải cách ý thức hệ, phải lấy quan điểm phát triển khoa học “con người là gốc” của Hồ Câm Đào làm cương lĩnh chung, dựa trên cơ sớ chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, chủ nghĩa dân chủ mới của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, tiếp thu kinh nghiệm quản lý đất nước của các đảng dân chủ xã hội: cầm quyền dân chủ, cầm quyền liêm khiết, thu hẹp ba sự chênh lệch lớn (giữa thành thị và nông thôn, công nhân và nông dân, lao động trí óc và lao động chân tay), tạo dựng ý thức hệ hài hoà với trào lưu dân chủ thế giới, hình thành lý luận cầm quyền hoàn chinh, thích nghi tình hình đất nước. Lý luận này đặt tên là lý luận chủ nghĩa xã hội dân chủ, đưa vào điều lệ đáng và hiến pháp.
  Từ nay không đưa tên bất cứ ai vào tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để loại bỏ di chứng và ảnh hưởng của tệ sùng bái cá nhân, thiết lập quyền phát ngôn của phái cải cách. Đổi tên ĐCSTQ thành Đảng Dàn chủ Xã hội, tham gia Quốc tế xã hội, để kế tục cội nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội do Mác-Ăng-ghen sáng lập, xác lập vị trí lịch sử chính thống của phái cải cách, để người trong nước và thế giới thấy hoàn toàn mới mẻ. Đi bước này sẽ ảnh hưởng lớn lao tới việc thống nhất Trung Hoa, cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc vơi EU, Mỹ. Nga và các nước dân chủ, tạo môi trường quốc tế tốt nhất cho Trung Quốc cất cánh bay cao.

  Đọc tài liệu này thì ta thấy rõ là lãnh đạo TQ đã có xu hướng thay đổi lớn, chủ nghĩa xã hội kiểu cũ mà họ gọi là " cnxh Bạo lực" sẽ bị dẹp bỏ, có thực là họ sẽ đổi tên Đảng CSTQ thành đảng xã hội dân chủ và tham gia vào Quốc tế xã hội hay không thì chưa biết nhưng có vẻ điều đó sẽ đưa đất nước họ tiến lên thật chưa biết chừng. Điều đáng nói ở đây là Việt nam có đi con đường đó không và tương lai đất nước sẽ thế nào nếu mọi việc nguyễn y vân, thực lòng là không lạc quan lắm! Dù ở chế độ nào, phong kiến, tư bản hay cộng sản thì giới lãnh đạo TQ cũng sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng kiềm chế VN.

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Thư của Trung tướng Lê Văn Hiền nguyên UVTW Đảng khoá IV,V

  Ông Lê văn Hiền sinh 1925,nguyên UVTW khoá 4,5,nghỉ hưu năm 1988 ,đã từ trần ngày 02/08/2010 tại TP Hồ Chí Minh.
  Trong bức thư gừi TW của ông có nhắc tới cái chết của Cục trưởng Cục 2 -Trung tướng Phan Bình và con trai (Chấu 'lé' K3) nên dẫn ra đây mời cùng xem.

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Tướng Lưu Á Châu bàn về văn hoá

 Tướng họ Lưu này,thật sự hấp dẫn về cách suy nghĩ về 'niềm tin','đạo đức' và tiếp theo đây là 'văn hoá'.
Có những sự kiện ở TQ mà giờ tôi mới biết. Nhờ đọc bài nói chuyện của họ Lưu mà được mở mắt nhìn vào một phần ruột gan sâu xa của anh ' Tầu khựa'. Mới thấy càng ngậm ngùi : kể như mình,vào loại không thấp về trí thức cũng như vị trí trong xã hội VN,cũng thuộc loại người 'rường cột' của CM, mà lơ mơ về TQ đến thế ,thử hỏi ở đâu tri thức 'đấu' với ông bạn láng giềng này ?
 Lại còn chạnh lòng nữa : Thằng Lưu này cũng độ tuổi AE chúng ta mà nó đĩnh đạc như thế. Còn chúng mình : có thằng nào tương xứng  không? Nhìn thế đã thấy đủ thua rồi còn gì!
 Trong khi chờ tới lúc đánh nhau, thằng nào tri thức rộng mở hơn,ăn nói đĩnh đạc hơn thì thằng đó chiếm 'thượng phong',chiếm được uy tín với thiên hạ hơn. Vậy là thua ngay từ đây rồi.
 Họ Lưu bàn về 'văn hoá'.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Thống kê 1 tháng Blog

Tổng quan (Click vào hình xem lớn hơn)



Bài đăng (Click vào hình xem lớn hơn)