Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Nixon đã từng cứu Trung quốc thoát khỏi đòn tấn công hạt nhân của Liên xô như thế nào?

Vào cuối những năm 60, Mỹ đã cứu Trung quốc thoát khỏi một đòn tấn công hạt nhân của Liên xô. Điều này được nói tới trong chuỗi bài báo đăng trên tờ "Historical Reference", một tạp chí trực thuộc tờ "Nhân dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung quốc.
Vào tháng 10 năm 1969, Trung quốc chuẩn bị chống đỡ cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô. Các lãnh tụ Trung Quốc đã tản ra khắp nước để tránh mọi tổn thất. Mao Trạch Đông đi Vũ Hán, Lâm Bưu về Tô Châu, còn Bộ Tổng Tham mưu và 940 000 binh sĩ thì rút xuống hệ thống boong-ke ngầm chạy từ Bắc Kinh ngược về phía tây; 4000 máy bay và 600 tàu chiến được lệnh rời bỏ những cơ sở dễ bị tấn công, công nhân được phát vũ khí để bắn phi công và lính đổ bộ của Liên xô.
Nguyên nhân dẫn tới những sự kiện này là một loạt những cuộc đụng độ dọc tuyến biên giới trên dòng sông Ussuri. Vì xung đột, cả hai phía đều tổ chức những cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộ và báo động toàn quân.
Theo lời khẳng định của các tác giả bài báo nói trên, Liên xô đã thông báo cho các đồng minh Đông Âu của mình về kế hoạch dùng vũ khí hạt nhân tấn công để "thoát khỏi sự đe doạ của Trung quốc và kết liễu kẻ phiêu lưu hiện đại này". Ngày 20 tháng 8, Đại sứ của Liên xô ở Washington đã cho Kissinger biết kế hoạch trên và yêu cầu Mỹ giữ thái độ trung lập. Nhưng Mỹ đã tiết lộ bí mật ấy cho báo chí, và ngày 28 tháng 8, tờ "Washington Post" viết rằng Moskva đã lên kế hoạch bắn tên tửa mang đầu đạn hạt nhân vào hàng loạt thành phố và cơ sở quân sự của Trung quốc. Vào tháng 9 và tháng 10, căng thẳng lên tới tột đỉnh, nhân dân Trung quốc được lệnh đào hào trú ẩn.
Bom nguyên tử củaTrung quốc
Moskva lại thử thăm dò ý đồ của Mỹ.Như bài báo đã nói, Nixon xem Liên xô mới là mối hiểm hoạ cốt tử nhất và ông không muốn Trung quốc bị suy yếu trầm trọng. Đồng thời, Nixon lo ngại hậu quả của chiến tranh hạt nhân ảnh hưởng tới 250 000 lính Mỹ đang đồn trú ở châu Á. Ngày 15 tháng 10, Kissinger cảnh báo đại sứ của Liên xô rằng nếu chiến tranh xâm lược xẩy ra, Mỹ sẽ can thiệp vào xung đột và sẽ tiến hành tấn công 130 thành phố của Liên xô. Năm ngày sau, Moskva thay đổi toàn bộ kế hoạch và bắt đầu đàm phán với Bắc Kinh. Khủng hoảng thế là chấm dứt.
Một tờ tạp chí chính thức của Trung quốc khẳng định rằng chuyện Washington bật "đèn đỏ" trước Moskva chính là để trả thù những sự kiện xẩy ra từ 5 năm trước, khi Liên xô từ chối ngăn cản Trung quốc chế tạo bom nguyên tử. Liên xô đã khước từ đề nghị phối hợp cùng lính Mỹ tấn công trưng tâm thử nghiệm Lop Nor ở tỉnh Tân Cương. Nikita Khrupsev tuyên bố chương trình của Trung quốc chẳng nguy hại cho ai. Ngày 16 tháng 10 năm 1964, Trung quốc đã tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân thành công đầu tiên. Theo lời của Tổng thống Lyndon Johnson, "đó là ngày đen tối và thảm kịch đối với thế giới tự do".
Bài báo còn nói tới ba trường hợp Trung quốc có nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, nhưng ở những trường hợp này, mối hiểm hoạ lại xuất phát từ Mỹ. Trường hợp rõ nhất là cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến một vụ tấn công có thể xẩy ra như thế còn là cuộc đụng độ giữa Trung quốc và Đài Loan vào các năm 1955 và 1958. Tác giả bài báo "Nixon" không nói chính xác ông đã khai thác tư liệu từ nguồn lưu trữ nào. Ông thừa nhận nhiều chuyên gia khác không tán thành các kết luận của ông. Nhưng việc công bố công trình của ông trên một tạp chí chính thức cho phép nghĩ rằng ông đã dựa vào những nguồn tư liệu nghiêm túc và bài báo đã được kiểm tra cẩn thận.
                                   Người dịch Lã Nguyên (bài đăng trên VHNA)
+ Bản gốc bằng tiếng Pháp: "Quand Nixon a sauvé la Chine du feu nucléaire soviétique", in trên ""Le Figaro", 12/05/2010 11:38.
+ Dịch theo bản tiếng Nga: "Как Никсон спас Китай от советского ядерного удара". Nguồn: http://www.inosmi.ru/fareast/20100513/159894611.html
Tham khảo:  "Cách đây không lâu, đài “Tiếng nói Moskva”, cơ quan ngôn lun có nh hưởng ln nht Nga, đã t chc thăm dò dư lun xã hi. Câu hi thăm dò: K thù chính ca nước Nga là ai? Người được thăm dò có th chn 3 câu tr li: “M”, “Trung Quc” và “Khó xác đnh”. Kết qu thăm dò cho thy: tuyt đi đa s người Nga xem k thù chính ca nước Nga là Trung Quc. Đó là kết qu khiến mi người đc bit quan tâm. Vào trung tun tháng 2, khi cuc thăm dò kết thúc, đã có gn 6000 người tham gia tr li câu hi trên mng và qua đin thoi. Trong s đó, có 3554 người tr li qua Website xem Trung Quc là k thù chính, chiếm 57,1% người tham gia thăm dò, ch có gn 30,3%  người Nga xem M là k thù chính ca Nga và 12,6% tr li “Khó xác đnh”. Ngoài ra, có ti my trăm người tr li câu hi thăm dò qua đin thoi, trong s đó, có ti 77,9% nói rng Trung Quc là k thù chính ca Nga, 2,1% xem k thù chính ca Nga là M. Không có ai tham gia điu tra thăm dò qua đin thoi chn câu tr li “Khó xác đnh”. "

Nguồn: http://inoforum.ru/inostrannaya_pressa/rossijskij_opros_obwestvennogo_mneniya_kitaj_glavnyj_vrag/

                                                                   

LỊCH SỬ HÀ NỘI- PHILIPPE PAPIN

Philippe Papin cựu học sinh khoa Sử trường Đại học Sư phạm Saint-Cloud, thành viên Viễn Đông Bác Cổ, đã sống ở Hà Nội từ năm 1991 đến năm 2004, hiện là giáo sư trường Cao học thực hành thuộc Đại học Sorbonne. Dưới đây là phần viết về Hà nội từ 1954 cho đến nay trong tác phẩm mang tựa đề Lịch sử Hà Nội. Kể từ năm 1945, khi nông dân bỏ làng quê và chiến tranh,dân số Hà Nội hkhông ngừng tăng lên. Năm 1954 Hà Nội có khoảng 400.000 đến 450.000 dân. So với tầng lớp nông dân thì người HN có cuộc sống khá sung túc, đặc biệt là cuộc chiến tranh Đông Dương đã khuyến khích kinh tế thành phố phát triển... Hà Nội là một thế giới kỳ lạ, thậm chí mang mầu sắc nước ngoài, bởi nó có dấu ấn của thời kỳ thuộc địa trong con mắt của các vị lãnh đạo Đảng và quân đội phần lớn xuất thân từ nông thôn đã được đào tạo về cải cách ruộng đất và"chỉnh huấn tư tưởng" theo kiểu Trung Quốc. Đưa nông thôn về thành phố Thành phố giờ đây đã được điều hành theo tư tưởng của những cán bộ lãnh đạo từ chiến khu trở về. Họ không được người HN tâm phục khẩu phục vì trong con mắt ngườ dân ở đây, họ chỉ là những nông dân thô lỗ được thăng quan tiến chức quá nhanh, những quan chức nhỏ nóng tính, ưa sử dụng những ngôn từ to tát, những khái niệm mác xit chưa thuần thục. Về phần mình các quan chức mới hả hê vì đã dạy được cho dân thành phố một bài học buộc những người này phải nhớ rằng những kẻ quê mùa,bảo thủ,lạc hậu,mê tín dị đoan đã từng làm trò cười cho báo chí ở HN, giờ đây đã đấu tranh giải phóng đất nước. Tình trạng căng thẳng ngày một gia tăng giữa quân cách mạng,những người đã"giải phóng HN" và người dân thành phố "được giải phóng".Một hố sâu ngăn cách giữa các chiến sĩ cách mạng và những công dân bị động, giữa những người tham gia kháng chiến và những kẻ trùm chăn chờ thời. Chính những người nông dân chất phác như nhân vật Lý Toét trước đây giờ trở thành những người lãnh đạo đất nước, những cán bộ nông dân này không sợ bất kỳ ai, bởi bên cạnh mong muốn phục thù, họ còn có quá trình cầm súng và một nguồn gốc xuất thân trong sạch. Trên một đất nước có nền công nghiệp kém phát triển, còn ai có thể thực sự là người vô sản hơn họ ? Người HN không phải là vô sản, họ đành phải im lặng, nhưng trong lòng họ thấy rằng thành phố lại một lần nữa bị tụt hậu. Năm 1802, vua Gia Long đã giao HN cho các quan hàng tỉnh trị vì, đến năm 1888 người Pháp dựa vào các trưởng phố thực chất chỉ là một đám thị dân và nay thì HN nằm trong tay một đội ngũ nông dân. Năm 1986 nhân bối cảnh chính trị cởi mở hơn, một số người nhiều tuổi có máu mặt trong thành phố đã lên tiếng phàn nà n rằng trong đội ngũ lãnh đạo thành phố không có một người HN gốc nào. Nhà văn Tô Hoài được giao nhiệm vụ trả lời họ bằng cách viện dẫn rằng HN luôn là nơi tiếp nhận người tứ xứ, ông còn ranh mãnh nói thêm rằng bản thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương nổi tiếng của HN cũng xuất thân từ Hà Tĩnh, một vùng quê có"truyền thống cách mạng" ở miền Trung. Năm 2000,trong số 9 vị lãnh đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, chỉ có một hngười gốc HN.Ở Quốc hội, số đại biểu nguồn gốc HN chỉ bằng nửa số người gốc Hà Tĩnh,một tỉnh có số dân bằng nửa số dân HN.Ở Việt Nam không có phong trào "Hà Nội hóa" theo kiểu"Paris hóa" ở Pháp,mà ngược lại, tính đại diện của HN khá mờ nhạt. Các chiến sĩ cách mạng giờ đây đã làm chủ thành phố và họ hết sức cảnh giác bởi không những dân thành phố đã không tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, mà thành phố trước đây còn là cái nôi của tầng lớp tư sản và trung lưu phức tạp ít thiện cảm với cách mạng.Còn một nguyên nhân quan trọng nữa là HN đã từng là nơi ăn chơi đàng điếm,thành phố của các quán cà phê,cô đầu,rạp chiếu bóng và biệt thự kiểu Pháp, những biệt thự thật đẹp nhưng cũng dễ làm sa ngã lòng người. Hơn nữa HN từng là nơi có truyền thống chống đối chính quyền một cách khôn khéo thông qua giới báo chí sắc sảo và những quy tắc đã thấm sâu vào cuộc sống thường nhật. HN đã từng là khởi điểm của chế độ thuộc địa,là công cụ duy trì chế độ này,vì thế giờ đây HN đáng bị ngờ vực. Để hạn chế quá trình gia tăng dân số ở thủ đô,ngay từ năm 1955 chính quyền đã buộc các gia đình mới đến định cư ở đây trong hoặc sau chiến tranh Đông Dương phải trở về quê quán. Sổ hộ khẩu ra đời nhằm kiểm soát chặt chẽ các hộ gia đình ở cả nông thôn và thành thị,không cho phép người dân tự do di chuyển. Những ai muốn tự do di chuyển dù chỉ trong thời gian ngắn cũng đều phải khai báo với chính quyền ở cả nơi đi và nơi đến...Đây là thời điểm chấm dứt việc tự do đi lại giữa HN và nông thôn, yếu tố từng tạo nên sức sống về các phương diện thương mại, xã hội và văn hóa của thủ đô từ nhiều thế kỷ nay. (Lược trích từ bản dịch của Mạc Thu Hương Nhã Nam- nxb Mỹ thuật 2010 )

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Nghĩ lại về Pauxtopxki

Tác giả : Bằng Việt
1
Đồi trung thu phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán .Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
"Lẵng quả thông" trong chuỗi hạt nhiệm màu
Hay "chuyến xe đêm " thầm thì mê đắm ,
Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa .
-" Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện " Tuyết "?
Có tiếng chuông rung ,và con mèo Ac khíp
Anh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."
Xa xôi sao....Thời thơ ấu sau lưng...!
2
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Bể mặn mòi , sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh , trước biển cả dâng triều.
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng,
Nốt cao quá trong đời xao động quá!
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kì lạ , lớn lao hơn.
Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao...
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
3
Bây giờ , anh biết nói gì hơn ?
Có thể, ngày mai thôi...có thể...
" Hoa tóc tiên ơi ! Sớm mai và tuổi trẻ"
Lật trang nhật kí nào cũng chỉ xát lòng thêm...
Pauxtopxki là dĩ vãng trong em
Thành dĩ vãng hai ta .Bây giờ anh ngoảnh lại:
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,anh hiểu rằng không phải...
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời !
Đưa em đi ... Tất cả thế xong rồi,
Ta đã lớn . Và Pauxtopxki đã chết!
...Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện " Tuyết "
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Tình tứ không?


Tôi thay bằng cái này vậy, để xem có cô nàng nào được nhét quả dọc vào ngăn bàn có mặt ở đây không, và tiện thể hỏi xem, có anh nào trong mấy anh em ở đây đã trót thương nhớ "bóng hồng" nào không!  :-) 

"Tổng thống nước khoáng" và "Sự tỉnh táo cưỡng bức"

Một khi"rượu đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống" thì rượu cũng không còn chỉ là rượu nữa, có ai ngờ sự sụp đổ của một siêu cường lại có khởi nguồn từ một chủ trương mang tính vĩ mô" cấm rượu" và được điều hành bởi một "Uỷ ban chống tệ nghiện rượu" N.C.Baibacôp, tác giả hồi ký "Từ Xtalin đến Enxin" nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước LX, đồng thời là Ủy viên của ủy ban này đã nói như thế nào về sự kiện này ? Xin tóm lược một vài nét từ hồi ký của ông ta, để hầu quý vị, vốn là những " đệ tử lưu linh".
Tự đánh giá về địa vị hiện thời của mình N.C.Baibacôp cho rằng nó có hai mặt: thứ nhất trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, ông có trách nhiệm quan tâm đến việc tăng sản lượng rượu mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể trong ngân sách quốc gia, nhưng trong tư cách là Ủy viên trong Ủy ban chống tệ nghiện rượu ông lại phải có thái độ kiên quyết đối với rượu vốn đã trở thành tập quán của cả một dân tộc.
Tác giả đưa ra một vài con số: so với 1950 thì vào 1980 số lượng cồn rượu tiêu thụ tăng 10,4 lần, bình quân đầu người 11,3 lít cồn nguyên chất, trong khi đó thu ngân sách từ cồn rượu lại giảm đáng kể, doanh thu phần lớn nằm trong tay tư nhân. Thị trường tràn ngập rượu ngoại nhập kém chất lượng và rượu "boocmôtukha" rởm có hại cho sức khỏe.
Ủy ban cũng đã đánh giá trên thực tế những thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân do tệ nạn nghiện rượu gây ra cùng với những hậu quả về mặt xã hội và kết luận: cần
phải bắt đầu cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu.
Tác giả cho biết điều trăn trở của ông là làm thế nào để lấp lỗ hổng này trong ngân sách quốc gia một khi khoản thu từ rượu không còn nữa.
Giải pháp cho vấn đề đã được tìm ra từ một lần thức giấc từ nửa đêm: Chất xirô"Caprim" theo tác giả tđây là một sự hợp tác sáng tạo giữa các nhà khoa học và những người nấu rượu nho ở Cakhêtia và Primôriê, đây là một hoạt chất sinh học ở "chóp" cành nho tức là trên phần nền thảo mộc mềm của chùm nho. Tính chất khác của nó là ở chỗ không những giảm mạnh độc tố của cồn rượu mà còn hạn chế sự thèm khát, ham muốn đối với rượu.
Các cuộc thử nghiệm với loại rượu có tinh chất"caprim" mang tên "Lông cừu vàng"
đã được thực hiện, đồng thời để kiểm tra kết quả và nghiệm thu sản phẩm, một nhóm công tác bao gồm các bác sĩ, các nhà xã hội học, các cán bộ khoa học thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn Lâm khoa học dưới sự lãnh đạo I.I.Brekhman đã được thành lập. Kết quả cho thấy tại tỉnh Magadan nơi tiêu thụ vài ngàn chai rượu "Lông cừu vàng" có tinh chất"caprim" được sản xuất ở Cakhêtia,
việc tiêu thụ các loại rượu mạnh đã giảm 27%, các loại nước uống có cồn khác giảm 22%, số lượng các tai nạn giao thông , nghỉ việc do rượu cũng giảm đáng kể.
Sau khi phân tích các kết quả đã thu được, tác giả cho biết đã có dự tính tăng sản lượng loại rượu này đồng thời mở rộng địa bàn tiêu thụ trên toàn quốc.
Tuy nhiên vào tháng 2. 1985 tác giả đã được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ soạn thảo quyết định của BCH TƯ ĐCS Liên Xô "Về những biện pháp khắc phục tệ nghiện ượu và uống rượu". Sau đó một chiến dịch tuyên truyền cho vấn đề này đươc phát động trên các phương tiện truyền thông, coi đó là chuẩn mực của lối sống Xô Viết tác giả đánh giá đó là " sự quái dị, không thể chịu nổi".
Tại cuộc họp của Ban Bí thư vào tháng 4.1985 tác giả cho biết ông đã cảnh báo về những hệ lụy từ quyết định cắt giảm sản lượng các loại nước uống có cồn vì trong kế
hoạch 1985 rượu chiếm 24% tổng chu chuyển hàng hóa và như vậy sẽ mất 25 tỷ rúp
nhưng Ligachôp- một trong những tác giả của cái quyết định quái dị trên đã không
đồng ý. Từ đó theo tác giả một tình trạng hỗn loạn và khủng hoảng đã bắt đầu trên
toàn quốc.
Tiến trình thực hiện quyết định trên đã được xem xét tại Hội nghị Ban Bí thư vào mùa thu cùng năm, một số bí thư khu ủy và tỉnh ủy đã bị phê binh về sự chậm tiến độ trong việc giảm sản lượng các loại nước uống có cồn.Cũng tại Hội nghị này đã có
đề nghị giảm 5o% sản lượng rượu với thời hạn 1987 nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười, chứ không như trù tính trước đây là năm 1990.
Tác giả cũng cho biết tình hình ở Adecbaigian là nơi trước đây nghề trông nho phát
triển rất mạnh.Vào năm 1980 Bí thư thứ nhất BCH TW ĐCS Adecbaigian G.A.Aliep
có phát biểu" Các vị hãy sản xuất rượu vang, hãy sản xuất nhiều hơn nữa rượu sâm-banh. Không ở đâu có thể phát triển nghề trồng nho bằng ở Adecbaigian"
Khi đó ở đây đã có 840 ngàn tấn nho được thu hoạch, sản lượng được dự tính là 3 triệu tấn.
Nhưng đến 1985 với cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu, sản lượng rượu vang suy giảm đáng kể, người ta đã bắt đầu chặt đốn các vườn nho ở Adecbaigian, ở Crưm và miền Nam nước Nga, chỉ riêng ở Adecbaigian đã có hàng ngàn hecta nho bị chặt phá. Hệ quả khôn lường, ngân sách thất thu, nạn đầu cơ tích trữ rượu, tệ nấu rượu lậu gia tăng. Vì phải xếp hàng mua rượu người ta chửi rủa lãnh đạo Đảng và Nhà nước, M.Goobachốp đã được gọi là " Tổng thống nước khoáng".
Kết luận tác giả cho rằng cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu là khúc dạo đầu tất yếu của công cuộc cải tổ, chẳng có gì là vẻ vang vì nó đã giáng một đòn mạng vào nền kinh tế. Khi nhắc lại rằng nhân dân đã gọi chiến dịch chống uống rượu là "sự tỉnh táo cưỡng bức" tác giả đã chỉ ra mục tiêu đích thực của chiến dịch này khi dẫn lời của M.Goóbachốp: " Mong rằng người ta đừng nghĩ rằng chiến dịch này có thể làm xuất hiện tình trạng tội ác hoành hành, giống như ngày trước ở Hoa kỳ sau khi ban hành "luật cấm rượu" . Và từ đó tác giả kết luận : M. Goócbachốp đã thấy được và thấy rõ những hệ lụy từ chiến dịch này cũng như đã xuất hiện một nền kinh tế "ngầm" hay một nền kinh tế phạm pháp ở thời điểm này và cùng với nó là sự xuất hiện của một tầng lớp người mới- bọn tội phạm sản xuất và buôn bán rượu lậu, tình trạng hỗn loạn từ tệ nạn này theo tác giả đã được định hướng từ lãnh đạo Đảng và Nhà nước LX, đó là công nghệ hình thành những lực lượng phá hoại, trong đó
M.Goócbachốp đóng vai trò chủ yếu.
HẾT

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

2011- 20 Năm ngày Liên xô sụp đổ


Những ngày tháng này năm 1991, Liên xô sụp đổ.
                                                  
                                                                Tualinh

Mở đầu
 Quá trình sụp đổ của Liên xô thực tế bắt đầu từ năm 1985 với sự kiện : Mikhail Gorbachev được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô sau cái chết của người tiền nhiệm Konstantin Chernenko.
  Từ đó quá trình này liên tục diễn tiến trong 6 năm tiếp theo cho tới hết năm 1991.
  Ngày 8 tháng 12 năm 1991, những nhà lãnh đạo các nước cộng hoà Nga, Ukraina và Belarus gặp mặt tại Belavezhskaya Pushcha để đưa ra một tuyên bố rằng Liên bang Xô viết đã bị giải tán và được thay thế bởi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG theo tiếng Nga; CSI theo tiếng Anh). Gorbachev - lúc đó đang là Tổng thống Liên xô - miêu tả tuyên bố này là một vụ đảo chính bất hợp pháp và nguy hiểm về mặt thể chế. Tuy nhiên ông ta đã trở thành một tổng thống của không một nước nào cả. 
    Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức tổng thống Liên xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán. Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên xô đã dừng hoạt động.
    Như vậy  Liên xô    tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức tan rã và sụp đổ vào ngày 25 tháng 12 năm 1991., thiếu  đúng 5 ngày đầy 69 năm.
    Quá trình sụp đổ của Liên xô diễn ra trong 6 năm và dồn dập vào năm 1991,có vẻ phức tạp và  bị nhiều yếu tố bất ngờ chi phối (thậm chí có nghi ngờ yếu tố bên ngoài tác động), tuy nhiên nếu xem xét kỹ trình tự các sự kiện đã diễn ra thì lại thấy đó là một chuỗi logic.
    Sơ bộ có thể nhận ra mấy đặc điểm của sự sụp đổ này như sau :
1.      Đây không phải cuộc nổi dậy của nhân dân vùng lên lật đổ chính quyền của ĐCS như một số người tưởng lầm.
 Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, 78% dân chúng đồng ý duy trì Liên bang Xô viết dưới một hình thức mới. Các nước Baltic, Armenia, Gruzia và Moldova tẩy chay cuộc trưng cầu. Trong mỗi nước trong số chín nước cộng hoà tham gia trưng cầu, đa phần cử tri ủng hộ duy trì Liên bang Xô viết.
2.      Chính cuộc đấu tranh về đường lối một mất một còn giữa các vị trong Ban lãnh đạo Đảng cùng với những tính toán cho cá nhân của họ đã lay chuyển tới tân gốc chế đô và một bộ phận nhân dân xuống đường để ủng hộ phe mình trong quá trình giành quyền lực của các vị này. Họ-nhân dân bị lôi kéo mà thôi.
3.      Sau khi Liên xô sụp đổ,các vị đứng đầu các nước SNG-không ai khác chính là những cựu UVBCT của ĐCSLX.
4.      Tuy có bao vây,bắt bớ,đặt ra ngoài vòng pháp luật ,súng đã nổ (kể cả đại bác xe tăng),có người mất mạng…nhưng có thể nói cuộc sụp đổ này dữ dội nhưng không phải là một cuộc CM tắm máu. Những người chống đối bị thất bại,bị bắt giam, nhưng sau đều được thả ra và được hưởng chế độ phúc lợi hưu theo chế độ tương tự thời …Xô viết !
  
     Sau khi Liên xô sụp đổ ,người ta nghiên cứu và bàn luận rất nhiều nhằm cố tìm ra câu  trả lời  cho các câu hỏi kiểu như:
-         Nguyên nhân sụp đổ,các dấu hiệu ‘lâm sàng’ báo hiệu, 69 hoặc bẩy chục năm liệu có phải là tầm tuổi thọ chung cho các chế độ CS độc tài toàn trị ?
-         Tại sao một số nước XHCN trình độ kinh tế ,đời sống nhân dân kém hơn như TQ,VN,TT,CB lúc đó lại không đổ theo Liên xô như các nước Đông Âu văn minh…

Vân vân …và….vv…

    Dù  việc lý giải chi tiết cho những câu hỏi nêu ra có thể là rất phức tạp đến đâu chăng nữa,thì có một điều này là chắc chắn : Sự sụp đổ của Liên xô gây nên là do ĐCS LX tan rã, đánh mất vai trò LS của nó hoặc đó còn có thể là sự suy tàn không thể tránh khỏi đã được ‘mã hoá ‘ gắn vào ngay trong nền tảng  lý luận xây dựng và cai trị của ĐCS là chuyên chính vô sản độc tài!


Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Uỷ ban Trung ương đảng cộng sản Liên bang Xô viết đồng ý từ bỏ tình trạng độc quyền quyền lực.

   Trong suốt mùa hè năm 1991, chính phủ Nga dần thay thế chính phủ liên bang, từ từ từng bộ. Tháng 11 năm 1991, Yeltsin ra một nghị định cấm Đảng Cộng sản Liên xô trên toàn bộ cộng hoà Nga. Vì thế, nhiều đảng viên cộng sản cũ từ bỏ Đảng Cộng sản để đổi lấy các vị trí trong các cơ cấu của chính phủ mớI

 
   Hy vọng các bạn quan tâm cũng sẽ có nhiều ý kiến tham gia góp cho dề tài này để nhắm tới kỷ niệm 20 năm mô hình CNXH Liên xô sụp đổ.
   Về phần mình ,sau một thời gian sưu tầm tài liệu,xin trình tự trình bầy một số phần nội dung theo cách suy nghĩ riêng của tôi.

      Cầu Chúa ban Phước lành cho dân Việt chúng con! Amen….

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Góc âm nhạc: Có những niềm riêng .

Góc âm nhạc: Có những niềm riêng .: "Có những niềm riêng - hát : Tuấn NgọcSáng tác: Lê Tín Hương Có những niềm riêng làm sao nói hết Như mây như mưa như cát biển khơi Có nhữn..."