Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Bàn về Hạnh Phúc


Bàn Về Hạnh Phúc

Tác giả: Matthieu Ricard. - Dịch giả: Lê Việt Liên.
Nhà xuất bản: Nxb Tri Thức

Số trang: 412Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20.5 cmNgày xuất bản: 11 - 2009
Trọng lượng: 440 gram
(Chi tiết về phí vận chuyển)
Giá bìa: 69.000 VNĐ
Giá bán: 69.000 VNĐ
Giảm giá: (0%)
Xếp hạng: 811 ( trong những cuốn Sách bán chạy )

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

ĐI TÌM HẠNH PHÚC QUANH TA

Tải về một bài , đọc thấy cũng hay hay, khi một năm nữa sắp qua


Mỗi người có một suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa cuộc sống
Nhưng có lẽ ai cũng mong muốn sống có hạnh phúc.
Trong vài năm trở lại đây, khái niệm "hạnh phúc" được quan tâm nhiều hơn, từ cấp độ cá nhân đến quốc gia. Ở cấp độ quốc gia, mới đây Tổng thống Pháp Sarkozy đã yêu cầu hai kinh tế gia đoạt giải Nobel (Amartya Sen và Joseph Stiglitz) tìm hiểu làm sao để người dân được cảm thấy thoải mái, hài lòng hơn với cuộc sống, chứ không nhất thiết chỉ chú trọng vào tăng trưởng GDP như từ trước đến nay. Thủ tướng Anh David Cameron mới tháng trước cũng chỉ đạo nội các của ông phải để ý nhiều hơn đến khái niệm "gross national happiness - GNH" (chỉ số mức độ hạnh phúc quốc gia). Đây là một khái niệm xuất phát từ nước Bhutan, nơi mà người dân cảm thấy an lạc nhất thế giới.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Trao đổi giữa TT Chu Ân Lai và TS Kissinger Về vấn đề Việt Nam-ngày 20-6-1972

(Xin trích đăng bài viết trên một trang lề trái (BaSam-Nguyễn Hữu Vinh) để chúng ta cùng tham khảo, bấm vào tiêu đề bài đăng hoặc xem thêm cuối bài để xem toàn văn)
Hôm 26 tháng 5 năm 2006 Phòng Lưu Trữ Hồ sơ An ninh Quốc gia (National Security Archive) của đại học George Washington cho công bố một tài liệu gồm 28.000 trang chữ cỡ 12 ghi lại khoảng 2.100 cuộc đàm thoại và thương thuyết của tiến sĩ Henry Kissinger mang tựa đề: “The Kissinger Transcripts: A Vermatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977” (Nguyên văn các cuộc đàm thoại ngoại giao của ông Kissinger trong thời gian từ 1969 đến 1977).

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Đọc để giết thì giờ

Trứng gà nhiễm dioxin và việc quản trị rủi ro

14/01/2011 20:21:35
Khi rủi ro đến trên một diện rộng cho cộng đồng thì những việc tỷ mỷ ấy phải do Nhà nước chủ trì. Suy ra cho cùng thì Nhà nước không phải chỉ biết viết diễn văn để đọc trước Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; mà Nhà nước còn phải biết cách viết lên từng quả trứng để cho người dân đọc và hiểu.

a
Mã số thông tin được in lên từng quả trứng gà ở Đức.
Có một người Đức lớn tuổi tâm sự: Hồi nhỏ trước bữa ăn, tôi cùng với bố mẹ và cả nhà cùng làm dấu Thánh và mời đức chúa Giesu đến dùng bữa cùng gia đình. Trên bàn toàn là những thứ trong tự nhiên do Chúa ban tặng. Con gà, con lợn cũng ăn thức ăn tự nhiên - toàn là những thứ của Chúa. Nhưng bây giờ tôi chẳng dám mời Chúa đến dùng bữa nữa. Tất cả là sản phẩm của công nghiệp nuôi trồng và chế biến.

Đúng thế, ngày nay con lợn con gà đều ăn thức ăn do con người tạo ra. Và vì thế như là tự nhiên, chúng ta phải chấp nhận vô vàn rủi ro do thức ăn mang lại.

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

CHẾ LAN VIÊN- THƠ

Một vài dòng thơ của ông để cùng suy ngẫm


Triết (2) 
Các dấu môi son nhà thơ để lại
Các nhà triết đến chùi,
                 có chùi được đâu!
Thà cứ để cho thời gian giết nó
Rửa nó bằng lãng quên, 
               cái nước của sông Mê, bến Lũ,
Chứ bằng nước thánh của triết kia 
                                          thì có được nào.

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

THƯỢNG ĐẲNG THẦN (phần 2) - TRẦN CHIẾN

Phạm Công về dinh thượng thư, mặt tái dại như phải cảm, vợ càng hỏi càng ú ớ. Được ba hôm dở cười dở khóc thì vùng trở dậy, nửa đêm mài mực viết. Viết rằng “…” Rồi lại khóc, lại nhăn nhó như táo bón rặn ị, cầm bút phết phẩy. Quyển nộp lên. Thái sư xem những chỗ Phạm Công cho là “tì vết”, thấy sửa: một, Thái Tổ thời hàn vi là người cần lao, làm nhiều nghề bình dân, nhờ vậy biết rất rõ phong tục bách tính. Hai, những người đã cùng ngài vun trồng nghiệp đế, đến lúc bình thời chẳng may bạo bệnh chết cả. Ba,…

THƯỢNG ĐẲNG THẦN - TRẦN CHIẾN

Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011 Nhặt được trên mạng, tải về đây anh em đọc, cám ơn TC.


  Phạm Vĩnh Nhiên, người tổng Hào Hiệp, Sơn Nam Hạ, là con một bác phó cối. Nhiên hồi nhỏ hay đáo khăng, suốt ngày trèo cây bắt cá, lớn lên đốc chứng thích chữ nghĩa. Được cha gửi học các danh sư, mười tám tuổi Nhiên đã tiếng tăm thơm phức. Thi nhân đến nhà tha hồ đố chữ, khảo kinh, Nhiên trả lời rành rẽ, giải các tầng nghĩa nông sâu đâu ra đấy. Bèn đều cùng đoán một tương lai rõ ràng, phải nuôi dạy cho dày cả phần đức độ để rồi sáng danh thiên hạ. Năm hai mươi tuổi, Nhiên thi Hương trúng thủ khoa. Lên thi Hội rồi vào kinh thi Đình, chàng làm một lèo tới á nguyên, mà năm ấy không có giải nguyên.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Bay lượn thử nghiệm


                        TruyÖn ng¾n cña TrÇn ChiÕn

(tiếp theo và hết)

 Râ lµ b¹n anh ®ang phiªu l­ưu, ®Èy tíi nh÷ng thö nghiÖm cña m×nh. B×nh hoang mang, thÊy m×nh võa thÝch võa e ng¹i. Mét mÆt, nã ®óng víi tinh thÇn coi häc trß lµ trung t©m mµ ngµnh ®ang muèn lµm, ph¸t huy sù chñ ®éng, ®éc lËp. MÆt kh¸c nã ®éng ®Õn nÒn nÕp, hÖ thèng hÕt søc chÆt chÏ cña nghÒ, như­ chøc n¨ng cña gi¸o dôc lµ chØ nãi c¸i ®óng, như­ kh«ng thÓ gieo vµo ®Çu trß nh÷ng ý nghÜ nghi ngê s¸ch gi¸o khoa. B. vÜ ®¹i. VËy th× «ng Êy ph¶i toµn bÝch. Nh÷ng ®iÒu ®· viÕt ra kh«ng thÓ sai.

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Bay lượn thử nghiệm


                        TruyÖn ng¾n cña TrÇn ChiÕn

B×nh r¬i vµo tr¹ng th¸i bøt røt. Ngøa ng¸y v« kÓ, trong t©m lÝ. Như­ ngư­êi lë nư­íc g·i nhiÒu th× trÇy da, choÐt loÐt, mµ kh«ng g·i th× ho¸ ph¸t ®iªn. Lµ bëi v× chuyÖn l¹i ®Õn tõ mét trong nh÷ng c¶i tiÕn cña anh. Anh ®· gi·y giôa ®Ó lµm bít ®i chõng nµo nh÷ng ®iÒu anh thÊy rÊt chi ch­a æn trong tr­êng m×nh, réng h¬n lµ trong bé m¸y gi¸o dôc ®ang vËn hµnh ngon trín cña ®Êt n­íc. C¶i tiÕn hay c¶i lïi ch¼ng biÕt, giê th× ®iÒu bÊt æn l¹i tß tß xuÊt hiÖn tõ ngư­êi b¹n anh quý b¸u, cã chiÒu nÓ phôc, anh ®· cư­u mang, che ch¾n. Mµ l¹i kh«ng thÓ tr¸ch mãc, ®óng ra lµ khã bÒ tr¸ch mãc h¾n. Khi xÐt ®o¸n nh÷ng trß h¾n lµm víi mét th¸i ®é nư­íc ®«i, anh kh«ng thÓ kh«ng cã chót thÝch thó.

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Thử bàn chuyện lớn: Nghiên cứu (không phải học) ở Đại học

03/01/2011 11:14:38
- Bình sinh, như đã nói, tôi là một người lao động. (Chưa khi nào tôi làm quan chức). Bây giờ lại bàn đến “chuyện lớn” thì chắc là buồn cười lắm! - Bee đăng kỳ cuối cùng trong "sàng khôn" xứ người của độc giả Tôn Gia Quý.

 Số là trước khi sang Đức tôi chỉ học tiếng Đức có đúng 19 ngày (mà chủ yếu là do vợ dạy). Sang đây chỉ một thời gian thì vợ con tôi sang đoàn tụ. Thế là tự nhiên có cây Đa (vợ tôi), và cây Đề ( con tôi) về tiếng Đức ở trong nhà. Thành ra việc học tiếng của mình có phần sao nhãng (vì việc gì về tiếng Đức cũng có vợ con lo cho rồi!).

Vì tiếng của mình “ngắn” nên khi nói tiếng Đức tôi hay nói theo kiểu tiếng Việt. Nghĩa là tiếng Việt thế nào thì mình cứ lắp y như thế khi nói tiếng Đức. Cho nên mới có chuyện một lần một đồng nghiệp phấn khởi khoe, con anh vừa mới tốt nghiệp trung học và điểm rất tốt. Tôi bèn hỏi, vậy thì sắp tới con anh sẽ học (đại học) ở đâu? Anh bạn lập tức nói từ “không” rất nhanh rồi lại chậm rãi nói: “Con tôi sẽ nghiên cứu về Hóa tại Đại học Tổng hợp Leipzig”.

Ở Đức, sinh viên coi thư viện là "ngôi nhà thứ hai".

  Sau này mới biết, nếu chúng ta nói “học phổ thông, học đại học” thì người Đức nói “học phổ thông” và “nghiên cứu (gì đấy) ở đại học.


Khi con gái tôi nhận bằng Diplom, vợ chồng tôi sang thăm cháu (cháu học ở tiểu bang khác). Đó cũng là lần đầu tiên tôi được biết đến khuôn viên mênh mông của trường Đại học Tổng hợp.
Cháu chỉ vào thư viện và nói “đây là nhà thứ hai của con”. Giọng và khuôn mặt cháu rất buồn như là sắp phải xa một ngôi nhà thực sự. Cháu bảo, cháu ở thư viện nhiều hơn ở nhà.

  Vì hàng ngày hai cha con hay “nấu cháo” với nhau về đủ mọi chuyện ở trên đời, nên tôi hiểu quá trình đào tạo một sinh viên thực chất là một quá trình nghiên cứu có hướng dẫn và định hướng.

  Vừa rồi biết ở ta có cuộc vận động bỏ chuyện đọc ghi ở bậc đại học. Thiết nghĩ đầu tiên ta nên thay đổi cách nói. Bỏ cách nói “học đại học” bằng một cách nói khác.

  Thay đổi cách nói sẽ thay đổi được cách nghĩ và từ đó thay đổi được cách làm.

  Đoạn viết này chỉ là để cho vui. Chứ một cuộc vận động lớn như thế mà lại dùng một biện pháp đơn giản như thế thì làm sao mà xin được tiền ngân sách? 

  Tôn Gia Quý
 
Các cụ nói “đi một ngày đàng học một sàng khôn“. Cái sàng của tôi chỉ có toàn những chuyện lặt vặt đại loại như thế. Tuy nhiên tôi cứ mạnh dạn viết ra.

Tôi nghĩ, nếu tất cả chúng ta - những công dân bình thường - được phép “lục lọi” các cái sàng của nhau, để tìm được một cái gì to tát vĩ đại là điều không dễ. Nhưng rất có thể sau khi “lục lọi” xong, trong lòng mỗi chúng ta lại có thêm một niềm vui nho nhỏ.