Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

"Tổng thống nước khoáng" và "Sự tỉnh táo cưỡng bức"

Một khi"rượu đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống" thì rượu cũng không còn chỉ là rượu nữa, có ai ngờ sự sụp đổ của một siêu cường lại có khởi nguồn từ một chủ trương mang tính vĩ mô" cấm rượu" và được điều hành bởi một "Uỷ ban chống tệ nghiện rượu" N.C.Baibacôp, tác giả hồi ký "Từ Xtalin đến Enxin" nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước LX, đồng thời là Ủy viên của ủy ban này đã nói như thế nào về sự kiện này ? Xin tóm lược một vài nét từ hồi ký của ông ta, để hầu quý vị, vốn là những " đệ tử lưu linh".
Tự đánh giá về địa vị hiện thời của mình N.C.Baibacôp cho rằng nó có hai mặt: thứ nhất trên cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, ông có trách nhiệm quan tâm đến việc tăng sản lượng rượu mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể trong ngân sách quốc gia, nhưng trong tư cách là Ủy viên trong Ủy ban chống tệ nghiện rượu ông lại phải có thái độ kiên quyết đối với rượu vốn đã trở thành tập quán của cả một dân tộc.
Tác giả đưa ra một vài con số: so với 1950 thì vào 1980 số lượng cồn rượu tiêu thụ tăng 10,4 lần, bình quân đầu người 11,3 lít cồn nguyên chất, trong khi đó thu ngân sách từ cồn rượu lại giảm đáng kể, doanh thu phần lớn nằm trong tay tư nhân. Thị trường tràn ngập rượu ngoại nhập kém chất lượng và rượu "boocmôtukha" rởm có hại cho sức khỏe.
Ủy ban cũng đã đánh giá trên thực tế những thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân do tệ nạn nghiện rượu gây ra cùng với những hậu quả về mặt xã hội và kết luận: cần
phải bắt đầu cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu.
Tác giả cho biết điều trăn trở của ông là làm thế nào để lấp lỗ hổng này trong ngân sách quốc gia một khi khoản thu từ rượu không còn nữa.
Giải pháp cho vấn đề đã được tìm ra từ một lần thức giấc từ nửa đêm: Chất xirô"Caprim" theo tác giả tđây là một sự hợp tác sáng tạo giữa các nhà khoa học và những người nấu rượu nho ở Cakhêtia và Primôriê, đây là một hoạt chất sinh học ở "chóp" cành nho tức là trên phần nền thảo mộc mềm của chùm nho. Tính chất khác của nó là ở chỗ không những giảm mạnh độc tố của cồn rượu mà còn hạn chế sự thèm khát, ham muốn đối với rượu.
Các cuộc thử nghiệm với loại rượu có tinh chất"caprim" mang tên "Lông cừu vàng"
đã được thực hiện, đồng thời để kiểm tra kết quả và nghiệm thu sản phẩm, một nhóm công tác bao gồm các bác sĩ, các nhà xã hội học, các cán bộ khoa học thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn Lâm khoa học dưới sự lãnh đạo I.I.Brekhman đã được thành lập. Kết quả cho thấy tại tỉnh Magadan nơi tiêu thụ vài ngàn chai rượu "Lông cừu vàng" có tinh chất"caprim" được sản xuất ở Cakhêtia,
việc tiêu thụ các loại rượu mạnh đã giảm 27%, các loại nước uống có cồn khác giảm 22%, số lượng các tai nạn giao thông , nghỉ việc do rượu cũng giảm đáng kể.
Sau khi phân tích các kết quả đã thu được, tác giả cho biết đã có dự tính tăng sản lượng loại rượu này đồng thời mở rộng địa bàn tiêu thụ trên toàn quốc.
Tuy nhiên vào tháng 2. 1985 tác giả đã được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ soạn thảo quyết định của BCH TƯ ĐCS Liên Xô "Về những biện pháp khắc phục tệ nghiện ượu và uống rượu". Sau đó một chiến dịch tuyên truyền cho vấn đề này đươc phát động trên các phương tiện truyền thông, coi đó là chuẩn mực của lối sống Xô Viết tác giả đánh giá đó là " sự quái dị, không thể chịu nổi".
Tại cuộc họp của Ban Bí thư vào tháng 4.1985 tác giả cho biết ông đã cảnh báo về những hệ lụy từ quyết định cắt giảm sản lượng các loại nước uống có cồn vì trong kế
hoạch 1985 rượu chiếm 24% tổng chu chuyển hàng hóa và như vậy sẽ mất 25 tỷ rúp
nhưng Ligachôp- một trong những tác giả của cái quyết định quái dị trên đã không
đồng ý. Từ đó theo tác giả một tình trạng hỗn loạn và khủng hoảng đã bắt đầu trên
toàn quốc.
Tiến trình thực hiện quyết định trên đã được xem xét tại Hội nghị Ban Bí thư vào mùa thu cùng năm, một số bí thư khu ủy và tỉnh ủy đã bị phê binh về sự chậm tiến độ trong việc giảm sản lượng các loại nước uống có cồn.Cũng tại Hội nghị này đã có
đề nghị giảm 5o% sản lượng rượu với thời hạn 1987 nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười, chứ không như trù tính trước đây là năm 1990.
Tác giả cũng cho biết tình hình ở Adecbaigian là nơi trước đây nghề trông nho phát
triển rất mạnh.Vào năm 1980 Bí thư thứ nhất BCH TW ĐCS Adecbaigian G.A.Aliep
có phát biểu" Các vị hãy sản xuất rượu vang, hãy sản xuất nhiều hơn nữa rượu sâm-banh. Không ở đâu có thể phát triển nghề trồng nho bằng ở Adecbaigian"
Khi đó ở đây đã có 840 ngàn tấn nho được thu hoạch, sản lượng được dự tính là 3 triệu tấn.
Nhưng đến 1985 với cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu, sản lượng rượu vang suy giảm đáng kể, người ta đã bắt đầu chặt đốn các vườn nho ở Adecbaigian, ở Crưm và miền Nam nước Nga, chỉ riêng ở Adecbaigian đã có hàng ngàn hecta nho bị chặt phá. Hệ quả khôn lường, ngân sách thất thu, nạn đầu cơ tích trữ rượu, tệ nấu rượu lậu gia tăng. Vì phải xếp hàng mua rượu người ta chửi rủa lãnh đạo Đảng và Nhà nước, M.Goobachốp đã được gọi là " Tổng thống nước khoáng".
Kết luận tác giả cho rằng cuộc đấu tranh chống tệ nghiện rượu là khúc dạo đầu tất yếu của công cuộc cải tổ, chẳng có gì là vẻ vang vì nó đã giáng một đòn mạng vào nền kinh tế. Khi nhắc lại rằng nhân dân đã gọi chiến dịch chống uống rượu là "sự tỉnh táo cưỡng bức" tác giả đã chỉ ra mục tiêu đích thực của chiến dịch này khi dẫn lời của M.Goóbachốp: " Mong rằng người ta đừng nghĩ rằng chiến dịch này có thể làm xuất hiện tình trạng tội ác hoành hành, giống như ngày trước ở Hoa kỳ sau khi ban hành "luật cấm rượu" . Và từ đó tác giả kết luận : M. Goócbachốp đã thấy được và thấy rõ những hệ lụy từ chiến dịch này cũng như đã xuất hiện một nền kinh tế "ngầm" hay một nền kinh tế phạm pháp ở thời điểm này và cùng với nó là sự xuất hiện của một tầng lớp người mới- bọn tội phạm sản xuất và buôn bán rượu lậu, tình trạng hỗn loạn từ tệ nạn này theo tác giả đã được định hướng từ lãnh đạo Đảng và Nhà nước LX, đó là công nghệ hình thành những lực lượng phá hoại, trong đó
M.Goócbachốp đóng vai trò chủ yếu.
HẾT

22 nhận xét:

TQtrung nói...

Lê Công kiểm tra lại ngày giờ đăng bài, bài này gửi sau đáng lẽ sẽ ở phía trên để anh em còn tiện theo dõi và góp ý chứ, để cái ảnh ông XL lâu quá trông hơi kì! :-)

Tualinh nói...

@QT : Đó là vì LC đã 'xếp hàng' trước nhưng ra 'công khai' sau đấy!
Có một cách rất hay để 'giải' cái 'hơi kì' mà anh nhận xét, là...anh viết một bài dài! he he...

TQtrung nói...

Đó là một kinh nghiệm đấy, nếu các bạn lưu bài trong bảng điều khiển, khi xuất bản phải kiểm tra lại ngày giờ đăng ở cái chỗ: "tùy chon đăng bài" ấy. Nó có chức năng hẹn giờ công bố bài viết, gõ ngày giờ mình muốn đăng là nó làm theo.
Bài dài mà không có đề tài hấp dẫn, không ai muốn commen thì nên chờ có ý hay rồi đưa lên anh em thảo luận mới vui TL ạ, ví dụ như cái bài hát ông đưa lên, bất ngờ có lượng comment lớn đấy chứ. Như bài viết của LC, nói về rựơu của người Nga là đề tài muôn thuở, Nghe nói dân Nga không có rượu là không làm việc được, Tầu ngầm Cuốc cơ bị chìm là do lính sơ xuất gây nổ vì không có rượu nên mất tỉnh táo, người ta đồn thế! he he

Tualinh nói...

@QT : Đầu năm 1979,tôi vừa đặt chân tới Maxcova để làm NCS,một chiều thứ sáu anh H-BT Chi bộ đảng (trường Bưu điện ) dẫn tôi cùng đi cửa hàng thực phẩm mua đồ về nấu. Dọc đường,cứ mỗi một đoạn tôi lại thấy từng hàng người trông khá lam lũ rồng rắn kiên nhẫn xếp hàng từ bên ngoài một cửa hàng.Trong tuyết rơi lả tả,họ nhún nhẩy nói chuyện với nhau cho đỡ lạnh,mà trời cũng rất giá buốt,mặt đất trắng xóa, đóng băng cứng và trơn trượt.
Anh H nói 'công nhân mua rượu đấy, hôm ngay là thứ 6 mà' (lúc đó ở LX chỉ làm việc 5 ngày/tuần)
Khoảng gần nửa tiếng sau,mua đồ ăn xong,hai anh em quay về ký túc xá. Lúc về khác lúc đi: hàng người xếp hàng không còn nữa,thay vào đó là cảnh từng nhóm vài người túm tụm vui vẻ nốc rượu từ một cái cốc 1/4 lít,hết từng cốc một rồi chuyền tay sang người tiếp.
Cứ vài chục mét lại thấy một người nằm lăn lóc một đống trên lối đi, trên nền đất phủ băng tuyết,mặc cho trời rét cóng.
Lúc đó tôi thật sự ngạc nhiên, trước đây không thể hình dung ở LX lại có cảnh bê tha này.
Đoán được ý nghĩ của tôi,anh H. nói : Linh, đừng cười họ, CM tháng Mười là nhờ họ đấy. Những người như thế mới dám theo Lê nin nổ súng tấn công Cung điện Mùa Đông. Kể như anh em mình thì...còn lâu nhé.
Đúng là cười méo miệng...
Nhớ mãi câu giải thích của anh H. Sau này tôi còn đọc được ở đâu đó một nhận xét nói rằng: người Nga trong sâu thẳm tâm hồn có nỗi buồn truyền kiếp,cố hữu, và nhân dân Nga ủng hộ ông Putin một phần quan trọng vì dưới đáy mắt của ông có chứa nét buồn Nga ấy!
Nếu đúng như vậy thì nếu tôi là người Nga - tôi cũng...nốc rượu thôi.

hadongtran nói...

Hồi tôi ở bên ấy , nhờ có " xu khôi gia kôn " mà các em người Việt kiếm được .Thuê bọn Nga làm hộ trong nhà máy , ngày ngày các em đi chợ mua vét hết đường , cà chua ..., về nấu rươu lậu .
Từ căn hộ thòng dây xuống qua cửa sổ .Chú Nga ngố nào có nhu cầu thì buộc tiền vào rồi " rung dây " - tiền trao xong , cháo sẽ múc .

hadongtran nói...

Phần sau nhận xét của TL sâu sắc nhưng thật ..." buồn " .
Pu Tin gốc gác KGB - thành phần ưu tú đấy .Cách nay mấy năm tôi có đọc 1 quyển ( ko nhớ tên , đại loại như lịch sử KGB ).Một điều làm tôi hết sức kinh ngạc là cứ ông cấp phó lên thay thì y như rằng khép xếp cũ của mình vào tội tử hình , và xử ngay tắp lự .Gần như 100% .
Sống trong môi trường khắc nghiệt như vậy nên Pu Tin có thừa độ rắn nhưng có vẻ thiếu sự mềm mỏng cần thiết .Bởi vậy phần nào trong đối nội ông cổ vũ đc tinh thần " Đại Nga " - nhưng đối ngoại lại bị phương Tây nghi ngờ ,xa lánh , bao vây .
Tóm lại còn lâu lắm nước Nga mới có nhân vật đủ tầm , làm nên 1 cuộc đổi thay lớn .

Chien Tran nói...

Bài LC đưa đọc kĩ thú vị lắm. Tưởng là ngẫu nhiên, chả ai để ý, mà vai trò lớn kinh khủng.
Sự đơn giản có sức mạnh thật. Ai chiếm được đám đông người ấy thắng, để mất sẽ thua. Nhưng đấy là khi cần thay chính quyền thôi, xây một xã hội, một chế độ khác hẳn. Các ông nên tìm quyển "Tâm lí học đám đông" của Gustave Lebon, người Pháp, nói về cách mạng Pháp thú vị lắm.
Người Nga nhân hậu, độ lượng, nhưng có lẽ thiếu chút lí tính. Ta vừa rồi chửi túi bụi phim "Đường đến thành TL" (đúng ko nhỉ) mà ko xem gì cả, cũng là ái quốc kiểu thiếu lí tính

TQtrung nói...

TC@
Bộ phim đó theo tôi người ta chửi không oan, xem trailer trên youtube thấy trang phục đặc Tầu, trừ mấy cảnh trẻ con để tóc trái đào, áo nâu ra thì...
Trong bối cảnh có xung đột biển đảo thì chỉ cần có tý khói ấy là lửa bùng lên - nó chỉ là cái cớ để người ta giải tỏa bức bối vì bị chèn ép.
Tuy nhiên là tôi đồng ý khi nói về tâm lý đám đông, có lẽ người ta không muốn mình đứng ngoài lề trong một sự kiện, nhiều khi đọc trên các blog thấy họ hùa nhau nói về một sự viêc mà thiếu suy xét, hoặc không có chính kiến riêng thì cũng bực mình thật.

hadongtran nói...

AE ơi ! Sang " Bọ Lập - quê choa " đọc bài " Người Việt gian , tham " ....thật chỉ muốn khóc !!!

Chien Tran nói...

HĐ: "muốn khóc", tớ nghĩ cũng là một trạng thái lành mạnh. Một con người, như một dân tộc, ko trả lời đúng cái câu "ta là ai, ta đang ở đâu?" thì khó lớn được. Tồn tại được lại là chuyện khác

QT: "đặc Tầu" thì dính đòn hội đồng là phải. Nhưng nhà làm phim có định cóp py đâu. Vđ là họ nệ thực, kết quả nghiên cứu trang phục cho thấy thời ấy nó mặc thế, ít ra ở lính chính quy, cấp triều đình. Bà Đoàn Thị Tình thiết kế trang phục, ông Phan Cẩm Thượng cố vấn mĩ thuật, khi thuyết phục hội đồng duyệt phim quốc gia, đều thấy có lý. Áo vua quan nhìn xa giống Tầu thực, nhưng hoạ tiết, rồng phượng, các chi tiết vẫn khác. Nhưng muôn mồm như một, đều lý do ái quốc, hội đồng đành "lắc", nhà đầu tư ăn quả đắng.

Ông để ý hồi ấy rất nhiều người kêu sao các nhà nghiên cứu ko ý kiến ý cò gì. Những Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm... dại gì dính vào. Dương Trung Quốc mới thò mồm một tý (ko biết có được xìn ko) đã no đòn. Vào thời điểm ấy trả lời theo sự thực lịch sử bị quy ngay là ko ái quốc. Dễ thế lắm!

Cái nữa là quay bên TQ, diễn viên nửa họ nửa ta, đạo diễn hình như họ. "Đi giữa hai làn đạn" ko chết mới lạ. Cùng dịp này phim của đạo diễn Lưu Trọng Ninh cứ tóc trái đào cưỡi trâu cứ nái xề áo yếm trễ hai quả đu đủ xuống, thì coi là dân tộc, và do đó, ái quốc rồi. Tất nhiên ko bị vùi dập. Đây là tớ nói dựa theo đoạn quảng cáo của phim này, chứ cũng chưa xem.

Chien Tran nói...

Sáng nay trời lạnh khô, làm ấm chè một mình, thèm tán tiếp.

Trong các loại hình nghệ thuật, sướng nhất là thằng vẽ. Tuôn các thứ trong đầu ra, mất tiền cho toan, khung, mầu, nó tự do thể hiện. Rồi bầy triển lãm hay treo trong nhà, mỗi lần có khách là một lần xuất bản, hay dở ở tao kệ mẹ chúng mày. Nhưng có thể ít người biết đến nhất.

Thằng viết thì quá rẻ. Chỉ tập giấy,cây bút tốt. Nhưng trong đầu chễm chệ thằng biên tập, phải làm sao sách được in. Chả nhẽ kéo bạn đến nhà bày rượu thịt lạy các bố nghe tôi đọc

Khốn nạn nhất là điện ảnh. Tiền tấn, ko được duyệt thì tự tử được. Nên kiểu gì lấy an toàn làm đầu. ko phiêu lưu lãng mạn được. Ít chủ quan nhất. Nhưng ra được thì vạn triệu người xem. Vì thế ông Lê nin coi đây là "nghệ thuật quan trọng", có ảnh hưởng lớn tới đám đông. Nó biến vô danh thành người của công chúng nhanh nhất.

Vì thế hồi được đổi mới, hội hoạ đi đầu, tiếp cận rất sớm với những trường phái hiện đại trên thế giới.NHiều ông bán được tranh, nổi tiếng trong "khu vực", thành triệu phú. Nhưng thú thật là tớ, như nhiều người, xem tranh trừu tượng, cứ như xem thanh niên nhảy hiphop vậy.
Điện ảnh ta có vài người vượt biên giới được, họ cho những giải kiểu khuyến khích. Còn văn học chả ai biết đến. Rào cản ngôn ngữ lớn quá. Tớ vừa đi TQuốc, họ kể anh Nguyễn Văn Trỗi, Từ tuyến đầu tổ quốc rồi chấm hết.

Các anh chọn lựa đi nào!

TQtrung nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
TQtrung nói...

Cái phim TC nói tôi cũng đã đọc nhiều bình luận trên các báo mạng, loạn cả lên, nhưng tôi thì nghĩ đơn giản. Cũng ảnh hưởng văn hóa Hoa hạ như ta nhưng xem phim Hàn quốc, Nhật vẫn thấy họ có bản sắc riêng biệt, bật màn hình lên không có giới thiệu ta vẫn có thể nhận ra đấy là phim Hàn, phim Nhật chỉ qua cái cách trang phục.
Riêng chuyện làm phim cho ngàn năm Thăng long thì còn lắm chuyện. Cách đây mấy năm đã thấy dư luận ồn ào về mấy tỷ mấy tỷ, chưa làm đã bị đồn tham nhũng rồi, mà bây giờ cái gì nhà nước đưa ra chả bị phản đối. Nó là biểu hiện của sự chống đối bị đè nén. Rất nhiều những tiêu cực các cấp các ngành, tham nhũng, phe cánh vv.. nói ra là bị đàn áp, cho nên bị bí bức mà phát ra trên mạng, là nơi còn có đôi chút tự do. Cho nên dễ hiểu là khi có gì đó là phê tùm lum.
Thời buổi bây giờ người khôn cuả khó, trong nghề vẽ mà TC nó đến cũng khổ lắm, tôi cũng có đôi chút năng khiếu về vẽ nhưng biết không lại được nên đành kính nhi viễn chi, rỗi rãi giúp thằng em vẽ tranh phong cảnh nông thôn gửi bán trên phố cổ, có bán được thì chỉ được phân nửa tiền, cửa hàng nó xơi hết. Cái tranh mang phong cách hiện đại TC nói thì đúng là bán được, người có tiền thường tỏ ra mình biết chơi, mà có khi họ chẳng hiểu gì! Tôi xem loại tranh đó thường không dám bình luận, sợ tác giả đứng gần đó nó chê mình ngu, he he!
Vnnet vừa rồi bị kiểm điểm vì đăng thăm dò công an tham nhũng nhất đấy, cho nên bây giờ nó đăng toàn chuyện các cháu cởi truồng, chuyện giết người, tệ nạn vv cho nó an toàn!

hadongtran nói...

TC : Trên mặt trận " dân chủ " , các nhà văn nhà báo có vẻ " đáo để " nhất .Ngoài thì có D T Hương , B Tín ,V T Hiên ....trong thì Lập , Tạo , Thiều , Mẹ nấm , Điếu cày ...!
Cậu xem xem , cấm có thằng họa sĩ , nhiếp ảnh...tóm lại là tạo hình nào .
Dễ hiểu là bon văn , báo nó sắc sảo ( đã đành ) , trong tay nó có vũ khí tuyệt vời là cả 1 " bồ " chữ . Cái này quan trọng lắm....vì vậy bất kể thời nào cũng là cái " gai " của giới cầm quyền .

Âý vậy cho nên bon tớ lúc nào cũng kính cậu lên chiếu trên ( trừ những lúc đi du hà du hới ). OK chưa ?

Chien Tran nói...

Du hà du hới thì để tớ xuống chiếu dưới. Cậu mà giới thiệu "em tiếp anh nhà văn vĩ đại này cho chu đáo nhé" là giết nhau.

Dưng mà bọn nhà vẽ nó không vừa đâu. Có điều mình ko hiểu tranh, và chúng nó ko nói rát như bọn nhà văn nhà báo. Bọn ấy có thể nói thế sự ít hơn nhưng "vị nghệ thuật" hơn, cũng nhạy cảm kinh lắm.

Tớ đứng trước tranh "nghệ thuật quá" cũng chả dám mở miệng

hadongtran nói...

TC : Thế đứng trước tuyệt phẩm , chẳng hạn như " Tòa thiên nhiên " thì cậu thế nào ?
Chắc là ..........." ngáp " !

Chien Tran nói...

HĐ: Tớ chả ngáp! Sẽ trở lại làm nhà văn, quan sát, mô tả say đắm bằng mắt, đưa nàng vào văn học, vừa sang trọng vừa đéo thằng nào bảo mình hết đạn được. Sẽ xuất hiện một đại thi hào Nguyễn Văn Du, với các chị Kiều mới

SAng trọng hơn, mượn giấy bút của danh hoạ QT vẽ. Rủi bút hết mực mình ko phải chịu trách nhiệm.

Bổ sung vào bài Người Việt trên quê choa: người nước ngoài bảo người Việt lúc nào cũng cười, chả có lý do nào cũng cười. Nó chê đến là khéo.
Cái cảm hứng này lôi ra tiếp nó âm u lắm

TL ới, tớ cũng thấy nên rỡ ảnh ông XL xuống. Nhìn vào tự ti lắm

lecong nói...

TC,HĐ,QT:Nghề "vẽ" hiện nay đang có giá, tiêu chuẩn đầu tiên chọn lựa các "sếp" là phải biết "vẽ",các dự án kiểu "Đại lễ 1000 năm" vừa qua là một dịp may hiếm có để cho người ta trổ tài "vẽ" ra tiền.Ông tổ nghề này là trạng Quỳnh, sứ Tầu còn lạy làm bố.

hadongtran nói...

Hà hà ! Lê Công của chúng ta " siêu " quá ....." VẼ "....hà hà !

Vừa rồi cái báo nào đó của Nhật nó bảo " ta vừa vẽ được 4 ông phỗng " hay lém.....ha ha !

Chắc đến 90% rùi đó ...ha ha !

Tualinh nói...

@TC : Ảnh đó chỉ có thể đề nghị tác giả bài là QT thôi. Tích cực hơn là có bài mới.
Giới nghiên cứu khoa học nói muốn có việc thì anh phải 3 trong 1 :
1. Hoạ sỹ : Biết 'Vẽ'.
2. Vận động viên : Biết 'chạy'.
3. Ca sỹ : Biết 'Ca'.

Chien Tran nói...

Tớ lại ngứa mồm tiếp đây. Vì sao Trạng Quỳnh được dân ta thích? Vì có những đức tính tớ cho là khá tiêu biểu
- Thi thố láu cá, vẽ 10 con giun
- Giáo dưỡng ko đủ. Cho thầy ngửi cứt, mất nết quá
Quy kết, nâng "quan điểm" nữa ko nên. Mà ko có những nết này thì ko thành chuyện cười. Nhưng dù sao vẫn phải "liên hệ"

Có thông tin tác giả "Người Việt..." trước cũng có chức vụ gì đó ở Vinashin, sáng tạo, có ý tưởng, rồi bỏ

TQtrung nói...

Nghề Vẽ đó bây giờ không cần giấy bút đâu, nó vẽ bằng máy tính, quy hoạch bằng máy tính và muốn chia chác "công bằng" cũng dùng máy tính luôn.