Những ngày tháng này năm 1991, Liên xô sụp đổ.
Tualinh
Mở đầu
Quá trình sụp đổ của Liên xô thực tế bắt đầu từ năm 1985 với sự kiện : Mikhail Gorbachev được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô sau cái chết của người tiền nhiệm Konstantin Chernenko.
Từ đó quá trình này liên tục diễn tiến trong 6 năm tiếp theo cho tới hết năm 1991.
Ngày 8 tháng 12 năm 1991, những nhà lãnh đạo các nước cộng hoà Nga, Ukraina và Belarus gặp mặt tại Belavezhskaya Pushcha để đưa ra một tuyên bố rằng Liên bang Xô viết đã bị giải tán và được thay thế bởi Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG theo tiếng Nga; CSI theo tiếng Anh). Gorbachev - lúc đó đang là Tổng thống Liên xô - miêu tả tuyên bố này là một vụ đảo chính bất hợp pháp và nguy hiểm về mặt thể chế. Tuy nhiên ông ta đã trở thành một tổng thống của không một nước nào cả.
Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức tổng thống Liên xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán. Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên xô đã dừng hoạt động.
Như vậy Liên xô tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức tan rã và sụp đổ vào ngày 25 tháng 12 năm 1991., thiếu đúng 5 ngày đầy 69 năm.
Quá trình sụp đổ của Liên xô diễn ra trong 6 năm và dồn dập vào năm 1991,có vẻ phức tạp và bị nhiều yếu tố bất ngờ chi phối (thậm chí có nghi ngờ yếu tố bên ngoài tác động), tuy nhiên nếu xem xét kỹ trình tự các sự kiện đã diễn ra thì lại thấy đó là một chuỗi logic.
Sơ bộ có thể nhận ra mấy đặc điểm của sự sụp đổ này như sau :
1. Đây không phải cuộc nổi dậy của nhân dân vùng lên lật đổ chính quyền của ĐCS như một số người tưởng lầm.
Ngày 17 tháng 3 năm 1991, trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, 78% dân chúng đồng ý duy trì Liên bang Xô viết dưới một hình thức mới. Các nước Baltic , Armenia , Gruzia và Moldova tẩy chay cuộc trưng cầu. Trong mỗi nước trong số chín nước cộng hoà tham gia trưng cầu, đa phần cử tri ủng hộ duy trì Liên bang Xô viết.
2. Chính cuộc đấu tranh về đường lối một mất một còn giữa các vị trong Ban lãnh đạo Đảng cùng với những tính toán cho cá nhân của họ đã lay chuyển tới tân gốc chế đô và một bộ phận nhân dân xuống đường để ủng hộ phe mình trong quá trình giành quyền lực của các vị này. Họ-nhân dân bị lôi kéo mà thôi.
3. Sau khi Liên xô sụp đổ,các vị đứng đầu các nước SNG-không ai khác chính là những cựu UVBCT của ĐCSLX.
4. Tuy có bao vây,bắt bớ,đặt ra ngoài vòng pháp luật ,súng đã nổ (kể cả đại bác xe tăng),có người mất mạng…nhưng có thể nói cuộc sụp đổ này dữ dội nhưng không phải là một cuộc CM tắm máu. Những người chống đối bị thất bại,bị bắt giam, nhưng sau đều được thả ra và được hưởng chế độ phúc lợi hưu theo chế độ tương tự thời …Xô viết !
Sau khi Liên xô sụp đổ ,người ta nghiên cứu và bàn luận rất nhiều nhằm cố tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi kiểu như:
- Nguyên nhân sụp đổ,các dấu hiệu ‘lâm sàng’ báo hiệu, 69 hoặc bẩy chục năm liệu có phải là tầm tuổi thọ chung cho các chế độ CS độc tài toàn trị ?
- Tại sao một số nước XHCN trình độ kinh tế ,đời sống nhân dân kém hơn như TQ,VN,TT,CB lúc đó lại không đổ theo Liên xô như các nước Đông Âu văn minh…
Vân vân …và….vv…
Dù việc lý giải chi tiết cho những câu hỏi nêu ra có thể là rất phức tạp đến đâu chăng nữa,thì có một điều này là chắc chắn : Sự sụp đổ của Liên xô gây nên là do ĐCS LX tan rã, đánh mất vai trò LS của nó hoặc đó còn có thể là sự suy tàn không thể tránh khỏi đã được ‘mã hoá ‘ gắn vào ngay trong nền tảng lý luận xây dựng và cai trị của ĐCS là chuyên chính vô sản độc tài!
Vào ngày 7 tháng 2 năm 1990, Uỷ ban Trung ương đảng cộng sản Liên bang Xô viết đồng ý từ bỏ tình trạng độc quyền quyền lực.
Trong suốt mùa hè năm 1991, chính phủ Nga dần thay thế chính phủ liên bang, từ từ từng bộ. Tháng 11 năm 1991, Yeltsin ra một nghị định cấm Đảng Cộng sản Liên xô trên toàn bộ cộng hoà Nga. Vì thế, nhiều đảng viên cộng sản cũ từ bỏ Đảng Cộng sản để đổi lấy các vị trí trong các cơ cấu của chính phủ mớI
Hy vọng các bạn quan tâm cũng sẽ có nhiều ý kiến tham gia góp cho dề tài này để nhắm tới kỷ niệm 20 năm mô hình CNXH Liên xô sụp đổ.
Về phần mình ,sau một thời gian sưu tầm tài liệu,xin trình tự trình bầy một số phần nội dung theo cách suy nghĩ riêng của tôi.
Cầu Chúa ban Phước lành cho dân Việt chúng con! Amen….
5 nhận xét:
Ngày xưa,đọc Tam Quốc, khi Thục mất Kinh Châu , dẫn đến thảm bại sau này , tôi cứ tiếc mãi . Gía như Phượng Sồ + Triệu Tử Long , thậm chí chỉ riêng Triệu , riêng Hoàng Trung cũng đc , giữ thì KC cũng chưa chắc đã mất...
Sau này lớn lên mới hiểu sâu thêm rằng : 400 năm khí số nhà Hán đã hết - Vân Trường chỉ là " điềm báo " đầu tiên mà thôi.
Nói vậy để thấy , khi LX sụp đổ , quả thật lúc đó tôi chênh vênh lắm .Thật bất ngờ vì mình vừa từ đó trở về.Đúng là có những rối loạn 1 chút , nhưng hoàn toàn ko nhận ra những chỉ dấu của LX tan rã ...
Tình cảm là vậy , nhưng lí trí sau này nhận ra, sự kiện 19/8/91 và sau đó 25/12/91 là 1 tất yếu ...
Khí số CCCP đã hết , và việc Gorbatrop lên nắm quyền cũng chỉ là 1 chỉ dấu ... mà mãi sau này thiên hạ mới luận ra .
Đảng lãnh đạo biến chất - lại dựa trên 1 lí thuyết mơ hồ ( tính chân lí chưa đc thử thách , dựa chủ yếu trên sự tuyên truyền , tô vẽ ...)-
xa rời nhân dân , thủ tiêu dân chủ , khủng bố + nô dịch con người cả thể xác , tâm hồn....đề cao chuyên chính vô sản thực chất là giành mọi quyền lợi cho 1 thiểu số ... phản bội lại mục tiêu ....tất cả ...là nguyên nhân của sự sụp đổ ko tránh khỏi .
1984 khi TL còn ở bên đó , chắc chưa có , chứ 1988 tôi sang thì phía Nam Maxcova đã có đại lộ Andropov - đẹp và rộng thênh thang - rồi.
Ngày ấy ng ta nói rằng Andropov đã nhận ra nhiều bất cập trong đường lối, có gan và quyết tâm làm...nhưng bất thành .Nhà cải cách tiềm năng này đã trao xứ mệnh cho người đệ tử Gorbachop của mình (*).
Đánh giá công - tội của vị Tổng thống đầu tiên và duy nhất này của CCCP thật khó , cần thêm nhiều thời gian nữa .
Nhưng rõ ràng nước Nga , cho đến tận hôm nay , vẫn chưa có 1 nhân vật xứng tầm , đủ bản lãnh , làm hồi sinh những tiềm năng sẵn có của 1 dân tộc vĩ đại .
Qủa thật, phải vài trăm năm mới sinh ra 1 Piot Đại đế .
-------
(*)Mình nghe nói ngày ấy có sự tranh giành quyết liệt giữa Gorbachop ( Gromuco hậu thuẫn ) với Romanop ( bí thư Leningrat , Ustinop hậu thuẫn ).Không hiếu sao Andropov lại chọn Gor. khi dư luận đều công nhận Rom. vượt trội hơn .
@HĐ : Cuối năm 1983 mình về nước rồi,Lúc đó Andropov đã làm TBT sau khi ông Bregionhep từ trần.
Đúng như cậu nhận xét về Andropov, ông là người sáng suốt,kiên định, quyết đoán và rất có uy lực trong Đảng nói chung,BCH TW nó riêng. Ông đã bắt tay vào 'chỉnh đốn' Đảng, thanh lọc nạn quan liêu tham nhũng,đặc quyền đặc lợi đứng trên pháp luật của cán bô , ông cho tiến hành thiết lập lại kỷ cương,trật tự XH và siết chặt kỷ luật lao động. Mặt khác ông cho mở rộng giao lưu VHQT để giảm bớt căng thẳng trong XH do việc thiết lập kỷ luật,phim Mỹ và Tây Âu được chiếu nhiều hơn và bớt bị kiểm duyệt,các hình thức vui chơi giải trí theo phong cách mới được cho phép ....vvv... Từng bước từng bước một XH LX chuyển động theo hướng 'mạnh' lên. Lúc đó Mỹ rất sợ vì theo cách ấy chẳng mấy năm nữa LX sẽ hùng cường vững chắc tương xứng với tiềm năng của nó,sẽ so đo ko kém gì Mỹ.
Thật tiếc, ông chỉ cầm quyền có hơn 01 năm rồi bị chết vì bệnh.
Tôi còn nhớ một lần đang xem phim ở rạp (buổi ban ngày,ngày làm việc) thì đột ngột ngừng chiếu,một tổ thanh tra xuất hiện,sau khi xin lỗi họ đề nghị mọi người xuất trình giấy thông hành. Ở LX giấy thông hành do nơi làm việc cấp vì vậy xem là biết anh đang làm ở đâu. Những ai làm việc ở nhà máy,xí nghiệp, cơ quan công quyền đều phải về đồn CA để giải trình vì sao trong giờ làm việc lại có thể ngồi xem phim ? Sau đó buổi chiếu phim lại tiếp tục cho những người còn lại. Chỉ một ví dụ này thôi cũng thấy lúc đó việc 'chấn chỉnh' đã đi vào chi tiết cuộc sống như thế nào!
Việc ông Gorbachop được lên TBT dư luận cho rằng do Andropov di huấn lại,ở một khía cạnh thì thấy vô lý, nhưng ở góc nhìn khác thì lại là có thể hiểu được.
Phần tiếp theo của bài viết mình sẽ cố gắng đề cập tới vấn đề này.
Tớ thấy vui buồn gì thì nó cũng là tất yếu rồi. Nhưng vì có tình cảm nên vẫn tiếc, nhớ, và vẫn hướng tới cái mới. Nó làm ta bối rối nhưng không hoang mang là được rồi
Tớ đi Trung Quốc một tuần, kiểu nửa du lịch nửa ngoại giao, ko được tự do. Khách sạn 4 sao ở Bắc Kinh sang như giời nhưng đéo có cái máy tính dưới sảnh. Nghĩa là quản lý internet nghiêm hơn mình nhiều. SÁch báo toàn trong nước, dù là về mĩ phẩm, ô tô hay nội thất, cấm thấy những Paris match, Le Monde, New sweeck như ở TRàng Tiền. Ko có lúc nào lẻn đi những chỗ bình dân được.
Xuống mấy nơi phía nam như Thẩm Quyến, Quảng Châu thì mở hơn, bảng hiệu tiếng Anh, chi chít các công ty quốc tế. Mà mình có gì sang cũng thấy nó có cả, tầm cỡ nhân lên vài chục lần
Tú Lỳ cho phần tiếp lên đi - chờ lâu quá rùi !
Đăng nhận xét