1
Đồi trung thu phơ phất bóng thông già
Trường sơ tán .Hồn trong chiều lặng gió
Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu...
"Lẵng quả thông" trong chuỗi hạt nhiệm màu
Hay "chuyến xe đêm " thầm thì mê đắm ,
Mùi cỏ dại trên cánh đồng xa thẳm
Một bầu trời vĩnh viễn ướp hương hoa .
-" Có thể ngày mai ta cũng đi qua
Một cánh cửa nao lòng trong truyện " Tuyết "?
Có tiếng chuông rung ,và con mèo Ac khíp
Anh nến mơ hồ như hạnh phúc từng mong..."
Xa xôi sao....Thời thơ ấu sau lưng...!
2
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu, cuộc đời không phải thế!
Giọt nước soi trên tay không cùng màu sóng bể
Bể mặn mòi , sôi sục biết bao nhiêu
Khi em đến bên anh , trước biển cả dâng triều.
Ta thu hết xa khơi vào trong lồng ngực trẻ
Dám thử mọi lo toan để vạch dấu chân trời
Dấu xanh thẳm khi bình minh vụt đến
Dấu đen rầm khi đáy bóng đêm trôi...
Và hạnh phúc vỡ ra như một nốt đàn căng,
Nốt cao quá trong đời xao động quá!
Hạnh phúc cực hơn mọi điều đã tả
Lại ngọt ngào, kì lạ , lớn lao hơn.
Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rung lá trong chiều thanh thản nhất
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong nắng mới lao xao...
Em đã đến rồi đi, như một giấc chiêm bao!
3
Bây giờ , anh biết nói gì hơn ?
Có thể, ngày mai thôi...có thể...
" Hoa tóc tiên ơi ! Sớm mai và tuổi trẻ"
Lật trang nhật kí nào cũng chỉ xát lòng thêm...
Pauxtopxki là dĩ vãng trong em
Thành dĩ vãng hai ta .Bây giờ anh ngoảnh lại:
Nhưng không phải thế đâu, không phải thế đâu,anh hiểu rằng không phải...
Như tuổi thơ, vừa đó đã xa vời !
Đưa em đi ... Tất cả thế xong rồi,
Ta đã lớn . Và Pauxtopxki đã chết!
...Anh vẫn khóc khi nghĩ về truyện " Tuyết "
Dẫu chẳng bao giờ mong đợi nữa đâu em!
9 nhận xét:
Đọc cái này lại nhớ nhận xét ở LX Pau ko phải nhiều người thích lắm. Và lại phải biết ơn dịch giả Vũ Thư Hiên đã cho những cảm giác tuyệt vời qua Bông hồng vàng. Và Cao Xuân Trà cứ lắp bắp "Cri mê năm 193..., những cây tiêu huyền cổ thụ..."
Nhưng nói chuyện rất riêng, các bạn đừng cho là hoắng nhé: viết văn nhọc nhằn vô kể, ko "thần thánh" như Pau "tả"
TC : " nhọc nhằn " - rõ quá đi .Viết chỉ 1 đoạn cỡ gang tay thôi , biết liền . Buốt óc lém !
À TC : Bắt đầu có trên mạng hồi kí Trần Văn Giau rồi đó .Theo bài viết của Nguyễn Ngọc Giao thì 1949 cụ Giau ra Việt Bắc , cùng Trần Huy Liệu ỏ bộ tuyên truỳên - " tả khuynh " , đòi sớm tổng phản công , nên cuối cùng đều bị chuyển sang làm nghiên cứu .
Còn ý nữa là cụ Giau chống việc sùng bái tư tưởng Mao nên bị ..." bay " .
Hà hà ! Chờ xem cụ còn viết gì nữa ! Nhưng tiếc là chỉ giai đoan 1945 là chủ yếu .
HĐ: '49 mới bang giao với Trung Cộng, để rồi có súng pháo ùa vào, cụ làm thế bay là cái chắc. ko bay mới lạ
nhưng sâu xa, có lẽ từ 45 kia, sau những bất đồng với phái viên TƯ Hoàng Quốc Việt về chủ trương đánh Pháp ngay hay ko. Thế mới ra Việt Bắc. Ko biết có giống trường hợp tướng Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn?
Xưa & Nay có bài cụ Giàu kể khi ra VB, thấy cụ Hồ trên đồi đi xuống, Sáu Giầu chạy vội đến. "Anh, anh mạnh giỏi?". Cụ Hồ xua tay: "Chớ. Chớ. Gọi tôi bằng Bác".
TC : Nguyễn Ngọc Giao là chỗ thân tín với cụ Giau , được tiếp chuyện ( có ghi âm ) nhiều lần - với điều kiện ko đc xuất bản khi cụ còn sống .
1943 cụ Giau là bí thư xứ ủy Nam kì - giao cho anh Ba ( vừa Côn đảo về ) làm trưởng phòng dân quân ( dưới N Bình vài bậc ) . Tội to quá đi chứ... Còn N Sơn , chẳng coi ai ra gì , giữa hôi nghi QS chửi T Chinh vuốt mặt ko kịp ( Vũ Thư Hiên ).
TC,HĐ:Năm 1975 ông Giầu phải rất khó khăn mới được TW cho về SG, kèm theo chỉ đạo chỉ thị cho Thành ủy TP.HCM không cho đi nói chuyện,gặp gỡ,giao lưu.
Có một vài lần ông có đến Khoa tớ nói chuyện, ông nói ngày Toàn quốc kháng chiến đáng lẽ phải là ngày 23/9/1945 chứ không phải là ngày 19/12/1946,năm 1946 "được" gọi ra Việt Bắc,ra đi mà rớt nước mắt, ông bị phê bình kiểm điểm vì cái ngày 23/9 này.
Chuyện về ông còn nhiều, từ từ kể các cậu nghe chơi.
"Lịch sử có những cái khó xác định. Năm 45 bảo ông Giàu manh động không phải, mà bảo ông Hoàng Quốc Việt hèn hay hữu khuynh cũng ko phải. Ông Việt là phái viên TƯ, có nhiệm vụ TƯ giao, ông Giàu thì sát sạt với thằng Tây"
Lời Dương Trung Quốc
TC:Lúc đó ông Hồ còn đang muốn tranh thủ Đồng minh,chưa muốn gây chuyện với Pháp, ông Giầu có nói " Là tướng ở biên ải,ông phải đánh giặc,khi giặc đến,không thể đợi lệnh trên".
Lực lượng ông có thể sử dụng là Vệ binh Cộng hòa, Đệ tam,Đệ tứ sư đoàn,giáo phái và cả "lục lâm, thảo khấu",họ vừa đánh Tây vừa ăn cướp,ức hiếp dân lành,ông Giầu đã phải ra tay trừng trị, để sau này mang tiếng giết người tàn bạo.
Tớ có cái còm hấp dẫn trên "Tình tứ" đấy
Đăng nhận xét