Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010
Quan hệ Việt- Trung
TS Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) đã có một bài viết riêng cho BBC Vietnamese với nhan đề Việt Nam làm gì để tự vệ, nhận thấy bài viết này có nhiều vấn đề có thể rất đáng quan tâm, xin lược ghi để cùng tham khảo và luận bàn. Mở đầu bài viết tác giả cho rằng có một câu hỏi thường trực cho các chính sách quốc phòng và ngoại giao của VN "Ai sống cạnh một anh hàng xóm khổng lồ trong một thế giới vô chính phủ cũng phải canh cánh một câu hỏi: Khi nào anh ta có thể đánh mình và làm sao để mình không bị anh ta đánh ?" Với một câu hỏi lớn khi nào TQ đánh VN tác giả nhận định không thể nói trước được, nhưng nếu đó là quy luật mang tính định mệnh thì điều đó sẽ ứng nghiệm trong tương lai. Xem xét lịch sử của vấn đề này cho thấy từ khi Cộng hòa nhân dân Trung hoa ra đời, không ít hơn ba lần VN đã đã gánh chịu vấn nạn này. Lần thứ nhất vào năm 1974 dưới thời Việt Nam Cộng hòa, TQ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1979 lần thứ hai TQ mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc VN,tiến sâu vào lãnh thổ VN hàng chục cây số. Lần thứ ba vào năm 1988, TQ đánh chiếm 6 bãi đá trong vùng lân cận thuộc quần đảo Trường Sa do VN kiểm soát, tại cuộc đụng độ với Hải quân VN ở bãi đá Gạc Ma( Johnson South Reef), TQ đã bắn cháy ba tầu vận tải và giết 70 thủy thủ Hải quân VN. Liên tục từ năm 1979 đến 1988 với nhiều lần xâm phạm và lấn chiếm, TQ đã chiếm giữ một số điểm cao chiến lược dọc tuyến biên giới VN thuộc các huyện Vị Xuyên, Yên Minh( Hà Giang), Cao Lộc, Tràng Định( Lạng Sơn), các vị trí này đã được hợp pháp hóa bởi Hiệp ước biên giới trên bộ 1999. Ngoài ra trên quần đảo Trường Sa, TQ cũng đã chiếm các bãi đá như Én Đất ( Eldad Reef)năm 1990, Đá Ba Đầu ( Whitson Reef ) năm 1992 và bãi đá Vành Khăn(Mischief Reef) ở gần Philippin năm 1995. Bàn về âm mưu và thủ đoạn của TQ đối với VN thông qua các hành động quân sự trên, tác giả bài viết cho rằng tư duy chiến lược của TQ coi trọng hai chữ Thế và Thời với một quy luật nhất quán, chớp thời cơ để hành động khi thế và lực của mình đang lên, còn đối phương đang ở thế yếu. Tác giả phân tích , tháng 1-1974 TQ đánh Hoàng Sa của VNCH sau khi Mỹ đã ký Hiệp định Paris ( 1973) cam kết chấm dứt can thiệp quân sự vào VN, đồng thời Quốc hội Mỹ công bố Tu chính án Case- Church tháng 6-1973 cấm Chính phủ can thiệp trở lại đối với VN. Trong khi đó thế của TQ đang lên khi họ ký với Mỹ Thông cáo chung Thượng Hải( 2-1972) và trở thành một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc( 10-1971). Sự kiện TQ đánh VN 1979 cho thấy lúc này thế của TQ đang lên khi họ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ còn VN đang bị Mỹ cấm vận và thế giới tẩy chay vì xâm lược Căm pu chia. Tương tự như vậy từ năm 1980 đến năm 1988 của TQ dọc tuyến biên giới Việt- Trung diễn ra trong bối cảnh VN tiếp tục bị bao vây cô lập với thế giới bên ngoài, Liên Xô chỗ dựa chủ yếu của VN, đang sa lầy ở Afghanistan, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đang đi vào thời hòa hoãn và thỏa hiệp với Trung Quốc và Phương Tây. Tác giả phân tích, năm 1988 TQ chiếm được một phần Trường Sa là do từ 1986 LX đã có những thay đổi trong thái độ đối với Phương Tây và TQ, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Tác giả cũng dẫn phát biểu của Gorbachov ngày 28-7-1986 LX sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của TQ như : rút quân khỏi Afghanistan, giảm căng thẳng biên giới Xô- Trung, VN rút quân khỏi Căm pu chia, để bình thường hóa quan hệ Xô- Trung như vậy theo tác giả đã có một khoảng trống quyền lực ở khu vực này khi LX đã từ bỏ ảnh hưởng ở đây còn Mỹ chưa sẵn sàng trám vào. Việt Nam làm gì để TQ không đánh ? Tác giả cho rằng theo lý thuyết quan hệ quốc tế có thể gợi ý năm giải pháp: 1) Cùng chung một nhà; 2) Ràng buộc bằng lợi ích; 3) Ràng buộc bằng thể chế; 4) Răn đe quân sự; 5i) Răn đe ngoại giao; Giải pháp " cùng chung mái nhà" theo tác giả là không khả thi vì ít nhất có ba lý do Thứ nhất TQ không có cảm tình với VN vì VN hay tráo trở. Các cuộc thăm dò dư luận ở TQ cho thấy VN cùng với Mỹ và Nhật là ba nước bị người TQ ghét nhất trên thế giới; Thứ hai TQ chưa bao giờ coi VN là đồng minh, nhiều lắm chỉ là đồng chí; Thứ ba cái gọi là quan hệ " như môi với răng" không có trên thực tế, bởi "răng đã cắn vào môi" với những hành động quân sự mà ai cũng biết. Giải pháp" ràng buộc bằng lợi ích" theo tác giả, không thể ngăn TQ biến biển Đông thành cái ao nhà của họ , bởi vì có một vị trí quan trọng mang tính chiến lược đối với sự phát triển của TQ, là yết hầu trên con đường vận chuyển vật tư, nhiên liệu tới TQ từ Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á với 2/3 lượng dầu khí, 4/5 lượng hàng hóa nhập khẩu. Biển Đông còn là bàn đạp để TQ khống chế Đông Nam Á, từ đó trấn áp Nhật Bản, trung lập hóa Mỹ và Ấn Độ và vươn lên vị trí hàng đầu ở Châu Á. VN chẳng có vị thế nào bằng lợi ích Biển Đông để ràng buộc TQ. Giải pháp "ràng buộc bằng thể chế" cũng không thể ngăn cản được tham vọng của TQ, vì thể chế quốc tế sẽ bị chà đạp nếu như nó không phù hợp với lợi ích riêng của họ, sẽ có những cách giải thích vấn đề để biện minh cho hành động, ví dụ như xâm lược VN 1979 là để trừng phạt VN xâm lược Căm pu chia. Giải pháp " răn đe bằng quân sự" không thích hợp với thực lực hiện có của VN. Giải duy nhất có tính khả thi đối với VN đó là "răn đe ngoại giao", theo tác giả VN cần phải quan hệ với cường quốc như Mỹ để răn đe và gây áp lực quốc tế đối với TQ. BÀI HỌC LỊCH SỬ Tác giả cho rằng bài học lịch sư mà VN phải rút ra được tử ba lần TQ đánh VN và từ việc phân tich năm giải pháp, để đối phó với TQ, VN cần phải làm được ba điều : Thứ nhất cần phải nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế trong tương quan so sánh với TQ. Thứ hai phải hết nhậy bén trong việc nhận thức về cán cân quyền lực trong khu vực để điều chỉnh chiến lược đối ngoại một khi có sự thay đổi bất lợi choVN. Thứ ba phải hêt sức tỉnh táo để nhận ra kẻ mạnh trong khu vực và chỗ yếu của TQ để thực hiện kế sách "răn đe ngoại giao" Kết luận: Chỉ có kết hợp "răn đe ngoại giao"( Liên kết với cường quốc, tranh thủ dư luận quốc tế) với " răn đe quân sự"( quân đội hùng mạnh) cùng với việc liên tục nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mới có thể yên tâm" kê cao gối ngủ. ---------------------------------------HẾT--------------------------------------------------
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
15 nhận xét:
Vừa qua trên mạng xuất hiện " bài nói của đ/c B " có nhiều thông tin thú vị. Nó cho ta hiểu sâu thêm về mối q/h Việt - Trung.
Có lẽ trong đảng LD là người nhận thấy trước nhất & sâu sắc nhất âm mưu TQ đối với ta và sớm có những chuẩn bị chiến lược...Ngày hôm nay ta thiếu 1 lãnh tụ có tầm viễn kiến như Ông quả là 1 thiệt thòi lớn.
Bài viết trên đây mà LC lược thuật nói khá sâu , toàn diện nhưng theo tui là chưa đầy đủ - có lẽ cũng bởi người viết ko phải người VN.
Về giải pháp 5 đúng là khả thi nhất nhưng vẫn mang nặng yếu tố " ngoại " - rất khôn lường . Ta chẳng đã có bài hoc rồi sao ? 1978 đã kí với LX hiệp ước an ninh - nhưng bút chưa ráo mực , TQ đánh ta , LX có động thái mạnh mẽ gí đâu ngoài vài lời tuyên bố...hay Mĩ đã bỏ rơi Thiệu vào năm 1973 với hiệp định Pari...
Tất cả nói lên điều gì? Chính tai tui đã nghe 1 vị tướng - người trong nhiều năm , trên nhiều chiến trường đi với Lê Trọng Tấn - nói " đi với TQ chỉ có ăn CỨT , đi với Mĩ chỉ có ăn PHÂN - ta chỉ đi với ta ".Vậy cho nên " củng cố mối đoàn kết dân tộc - đó là kế sách lâu dài và chắc chắn nhất " .Trách nhiệm này đặt tron trên vai đảng - nếu thật sự trung thành với quyền lợi quốc gia dân tộc.
Nhà báo dùng chữ 'răn đe' e rằng không hợp.
Một nước VN nhỏ hơn về kinh tế và QS liệu có cách nào để 'răn đe' nước láng giềng khồng lồ TQ? 'ngăn chặn' thì có vẻ thực tế hơn.
Nếu điểm lại những trận TQ tấn công VN đều vào những thời điểm đặc biệt có lợi cho họ hoặc bất lợi cho VN.
1)1974:Cướp đảo HS từ QĐVNCH. Đây là thời điểm Mỹ đã ký HĐ Pari,trong đó cam kết rút quân khỏi VN không quay trở lại ĐNA. Nếu không phải như vậy thì bố bảo...thằng tầu cũng ko dám. Còn dư luận của BắcVN thì ko thành vấn đề rồi.(Ngay tôi lúc ấy nghe đài báo đưa tin mà ko thấy sôi lên gì cả.)
2)1979 : Tiến hành chiến tranh biên giới phía Bắc với mục đích cứu bọn PonPot và ngạo mạn dương khẩu hiệu 'dạy cho VN một bài học'.
Lúc đó viện trợ cho VN của các nước đều đã bị cắt hết (vì lý do VN đã hoà bình),nền KT VN rơi vào hụt hẫng bắt đầu chu kỳ cực kỳ khó khăn.
Họ Đặng vừa sang thăm Mỹ với mong mỏi đẩy mạnh quan hệ KT với Mỹ để thực hiện 4 HĐH. Đánh VN TQ muốn dâng Mỹ một món quà về từ bỏ ý thức hệ CS ,vì Mỹ dứt tình đ/c để đổi lấy lòng tin của Chú Sam (sau khi Đặng từ Mỹ về nước,vài ngày sau là đánh VN,giữ đúng lời hứa chơi với TT Mỹ)
3) Cuộc chiến Lư sơn 1984,đánh chiếm đảo Gacma 1988. Đây cũng là giai đoạn KT VN đang rơi tới đáy.
Liệt kê ra như vậy để thấy rằng TQ ko phải mạnh tới mức có thể lấn át VN một cách tuỳ tiện.
Tình hình KT VN hiện nay tuy còn nhiều vấn đề nhưng so với những thời điểm trước đây khi TQ giở trò thì đã khác hẳn.
Vấn đề là QĐ 'từ ND mà ra' có đủ 'đồ chơi' và thể hiện được 'dũng khí chơi luôn' trước quân Tầu ko.
Kiểu như Bắc TT,thầy TQ cũng ớn.mà làm chó gì được nó.
- Bắc Triều thầy nó cũng ớn, nhưng lại chả đứa chó nào chơi với nó. Mà ta lại muốn giao hảo. Khó hơn
- Cái hội nghị quốc tế đang ở HN, liệu có răn đe được TQ mấy phần? Vai trò N. Chí Vịnh có vẻ lên, mà nhân vật này thực ra là thế nào nhỉ?
Cuộc chiến biên giới 1979 là món quà của Đặng cho Mĩ - đúng!.Rồi thể hiên " quân uy " để giải quyết v/đ nội bộ.Nhưng làm chiến tranh vào lúc đó TQ cũng vấp phải những khó khăn khủng khiếp : vừa thoat khỏi cmvh - nghèo đói , nhân tâm tan tác , quân đội ko có mục tiêu chiến đấu , lâu ko thực chiến...nhiều nguyên lão ko muốn đánh VN....
Liệu TQ có dám đánh VN lần nữa ko ? Câu hỏi hay nhưng thật khó trả lời.Xem ra khó tránh trận chiến này,chỉ ko biết nó sẽ xảy ra vào lúc nào! Bởi lẽ :
*) Như bài báo chỉ ra : độc chiếm Biển đông là điều TQ phải làm bằng được vì đó là con đường huyết mạch cung cấp nguyên nhiên vật liêu cho sự p/t của TQ.Là đ/k " cần " để TQ trở thành siêu cường .
*)Muốn bành trướng xuống ĐNA , TQ tuyệt đối phải gặm miếng xương VN .Mà " nam hạ " là chủ trương xuyên suốt của giới cầm quyền BK.
V/đ là ở chữ THẾ và THỜI như bài báo luận bàn.Năm nay ngành ngoại giao VN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - đưa v/đ Biển đông và an ninh khu vực trỏ thành mối quan tân chung của thế giới...lôi Mĩ Nhật,Nga...vào cùng liên minh Asian...- giải quyết 1 bước quan trọng , đẩy lùi khả năng chiến tranh sang trung hoặc dài hạn.Chúng ta cùng chờ xem :
- Bởi TQ vốn là bâc thầy trong việc giải quyết các bài toán chiến lược
- TQ manh và dám chơi liều ( chẳng hạn cứ tấn công Trường xa xem thằng nào dám làm gì?)
-Mĩ dang khó khăn trăm bề , ko như vài ba chục năm trước
-Vốn dĩ Asian là 1 mối liên kết yếu, ít thống nhất....
Tóm lại ta vẫn phải tự trông vào mình mà thôi!
Có một quy luật này mà mình rất ớn: trước nguy cơ ngoại xâm, người cầm quyền hay "cất" dân chủ đi. Trò chơi vớ vẩn! Đây là chuyện tồn tại kia mà. Dẹp! Trở lại xã hội quân sự!
Cái lí này thật khó bỏ qua
@HĐ : dự đoan nhé :
Tình hình KT CT VN cứ như thế này TQ sẽ ko chơi mình đâu.
Thế nhưng nếu có việc tranh dành quyền lực trong nội bộ ĐCSVN thì nó sẽ lại 'đớp' ngay một miếng nơi biển xa đấy, và lập tức làm mấy động tác 'hành chính hoá' lãnh thổ,bầy trò mở tua du lịch tới đó...để coi như việc đã rồi.
Hội nghị QT tấp nập vừa rồi có đủ mặt ông lớn về hình thức VN muốn rùm beng chuyện 'quốc tế hoá' khu vực Biển Đông có ý đẩy TQ cũng phải tranh giành với các nước lớn ở đó. TQ chắc chắn là cú lắm. mấy ông trùm Nga,Mỹ... cũng té nước theo mưa tuyên bố này nọ .Còn thực chất sẽ là thế nào thì phải đến kỳ họp năm sau 2011 do inđônêxia làm chù tịch,xem ko khí có rôm rả như ở HN ko thì mới biết được.
Có một điều tôi tin : thực sự Mỹ muốn cắm chân lại ỏ ĐNA.
Cái 'chốt' đáng nhất là VN-xét về mọi mặt. Xem ra khẩu khí của ngoại giao Mỹ đang 'bơm đểu' vai trò 'lãnh đạo' của Vn ở khu vực này.
Dù cho Asean chưa phải thống nhất lắm,nhưng muốn hay ko TQ dù chơi bài 'bẻ đũa' đi nữa VN ko còn đơn độc như nắm 1979. Và nếu Mỹ nhất quyết 'cầm chịch ' trong dzụ quần thảo với TQ này thì cái thế trước TQ của VN có khác đấy. He he
TL : "...chẳng thấy sôi lên gì cả ". Xin lỗi cậu chứ vào lúc ấy -1974- khối cán bộ cao cấp cũng chẳng biết Hoàng sa là cái gì.Ngoài 1 số nhiệm vụ cụ thể đc giao , nói chung hiểu biết của cán bộ ta rất thấp - phải chăng đó là mục đích của tuyên huấn - ko cần những con người hiểu biết và chỉ cần anh dũng & sáng tạo trong chiến đấu.Cái yêu cầu " quái gở " này còn kéo dài cả mấy chục năm sau nữa, nó hủy hoại sức phát triển của x/h thật ghê gớm....ko cần bàn cãi!
Nếu như có 1 trận chiến Trung - Việt vào thời điểm này thì tương quan 2 bên có nhiều điểm khác biệt đáng lưu ý so với 1970s-1980s , đó là :
1)Về thực lực so sánh tương đối , TQ mạnh lên , VN yếu đi.
- TQ quan tâm hiện đại hóa q/đ từ lâu và có nhiều tiền để làm - còn VN chưa quan tâm đầy đủ ( mà lại ít tiền cho vụ này )
-1979 ta vừa đại thắng , khí thế ngùn ngụt - vai trò , uy tín đảng lãnh đạo cao chưa từng có. Bây giờ thì ngược lại. Với Tầu thì kinh tế phát triển mạnh mấy chục năm , ý thức " đại hán " - niềm tự hào dân tộc của họ trỗi dậy ghê gớm - muốn " bình thiên hạ ". Chả thế mà có tới hơn 80% cư dân mạng ( khoảng 300 triệu ) muốn dạy cho VN 1 bài học thứ 2 .
- Tầng lớp lãnh đạo TQ đc chuẩn bị kĩ , trí lự và thâm hiểm . Còn ta ? Nếu xét về đội ngũ cán bộ quân sự, những tướng lĩnh trăm trận đều đã khuất núi hoăc về già. Lớp tướng trẻ còn lâu mới trám nổi vào thiếu hụt đó.Còn tướng Tàu coi như ko đổi.
- Tất nhiên lòng yêu nước trong dân ta ko bao giờ cạn, nhưng trải qua mấy chục năm chiến tranh, nông dân cong nhân và những thành phần nghèo là lực lượng chính ,hy sinh gian khổ nhiều nhất nhưng khi hòa bình rồi họ lại thiệt thòi nhất.Đây là trở ngại cho việc tập trung lực lượng trong chiến tranh ( khác với trước đây )
2)Về phương diên quốc tế , hiên nay ta thuân lợi hơn nhiều, khi cả thế giới nhận thấy dã tâm của TQ , và dường như đang hình thành 1 mặt trận bao vây đế quốc Trung hoa.Có thể đào sâu mấy ý :
- Đây ko phải chỉ là câu chuyên VN-TQ-Mĩ mà rộng hơn : Asian - TQ - Mĩ và vài nước lớn khác nên khó có kiểu TQ-Mĩ mua bán riêng lẻ với nhau trên lưng VN như trước.
-Vấn đề an ninh Biển đông ko phải lớn với 1 số nước Asian ( Thái.Miama,Lào,Cămpuchia...)nên TQ dễ gây chia rẽ trong nội khối.Bản thân giữa 1 số nước cũng có mâu thuẫn lợi ích , dễ bị TQ lợi dụng - thằng Tàu có biệt tài về "thuật" này.
-TQ là nước lớn , thi trường quá hấp dẫn nên VN phải cực kì khôn khéo mới có thể ( cùng Mĩ ...) giữ vững liên minh này.Vô cùng khó khăn gian khổ - phải rất quyết tâm và trí tuệ.
Dài quá rùi xin kính các anh !
@HĐ,TC: hôm nay 2/11 báo Thanh niên đưa tin và ảnh TT NTD và BTQP PQT tuyên bố có thể xây dựng cảng Cam ranh làm trạm tiếp dầu cho Hàng không mẫu hạm cùng với chức năng là căn cứ sửa chữa tầu chiến ,tầu ngầm trước hết cho QĐVN và sau đó không ngoại trừ nhận tầu chiến của các nước khác nữa! Nga đã gợi ý nhận trách nhiệm sửa chữa,hoàn thiện lại căn cứ này.
Nước cờ này hay!
Báo TT 1/11 trong mục "Quan sát&bình luận" nhân Hội nghị cấp cao ASEAN ở HN,có bài của TS Nguyễn Ngọc Trường với nhan đề "Xuất hiện hình thái chiến lược mới tại Đông Á" với một giọng điệu khá "lạc quan", tác giả đánh giá cao sự có mặt của Mỳ và Nga tại Hội nghị cấp cao Đông Á( EAS),dần lời TT Ôn Gia Bảo,tác giả cho rằng ông này đã bầy tỏ tầm nhìn về một biển Đông "vùng biển của hòa bình và hợp tác" Thực chất của vấn đề, có phải
như vậy không ?
thằng cha Ngọc Trường này nó có sứ mạng gì hay sao mà phỉnh phờ dư luận vậy. tớ chả tin tí nào. Mà cái nước cờ Cam Ranh kể đáo để thật
Nước cờ Cam ranh thật hay và biến ảo.Nó hóa giải nỗi quan ngại và lo lắng của cả 3 ông lớn - chẳng nằm trong tay ai cả , nhưng ai cũng đến được , miễn là có tiền !.
Nằm ở vị trí đắc địa , khi có dịch vụ, tàu xe qua lại nhộn nhịp , nếu ai đó dở trò cắn trộm rồi lu loa giả lộng thành chân thật ko dễ.
Tui chỉ phân vân ko hiểu ý tưởng hay ho này do ai trong BCT nghĩ ra hay lại do ông " thầy ngoại " nào " mớm " ?. He he ..!
Còn nữa , cho chú Nga ngố vào thiết kế xây dựng có cái hay là dễ giải thích với thế giới nhưng thằng này tiền ít lai ko chịu chơi,mang theo kĩ thuật hạng 2, hạng 3 vào thi ko hay lắm - khách sạn mặt tiền phố lớn trung tâm lại chỉ 2 sao thì ít khách sộp.
Tui cũng có suy nghĩ giống TL là kì này Mĩ thích chơi với VN thật , ko phải dò xét mất thì giờ. Chả thế mà còn định cho ta kĩ nghệ làm giàu uranium....chắc Tàu tức lộn mật .
Sắp tới đây anh em ta khối chuyện để mà " tám ".
kĩ năng đánh võng, liếc mắt đưa tình cả mấy ông anh thì em Thái Lan chơi từ xưa rồi. Nằm giữa Ấn và Trung, sau này là Anh - Ấn, Pháp - Việt, em này có cái sườn rất dẻo, nghiêng bên này cạ bên kia, độc lập xem ra ko chắc nịch nhưng vẫn tồn tại, lại giữ được bản sắc mới giỏi
Cái bệnh kiêu ngạo cộng sản, đúng hơn là hoắng sau khi chiến thắng đẩy ta vào thế bớt bạn. Của đáng tội,nó bảo ăn cháo đá bát ko hẳn sai hoàn toàn
Mình ko rành lịch sử Thái lan lắm, nhưng mấy trăm năm nay nó hòa bình ko có chiến tranh lớn là quá giỏi. TC bảo nó đánh võng...ke ke đánh võng mà ko hy sinh mấy triêu người thì cũng đáng nhể !. Chỉ có điều mấy thằng ĐNA mình nó cứ lùn lùn bẩn bẩn thế đéo nào ấy - hòa bình cả mấy trăm năm mà ko ngửa mặt lên đc với thiên hạ.Bình quân đầu người/năm cứ đạt 3 - 4000usd là lại ....tạnh , khó thật.
Lại chuyên đánh võng, bây giờ đến lúc rồi đấy, VN đánh võng đi xem nào! .Ván cờ biển đông khai cuộc khá đẹp rùi đấy , ko biết triển khai tiếp có giữ đc phong độ hay ko ?. Cách đây mấy ngàn năm thằng Tàu nó đã học thế cờ này rồi - hợp tung / liên hoành - nên chơi với nó xương lắm !
Muốn gì thì gì cũng phải giữ đc thằng Lào , đế phòng hở lưng. Nhưng chơi với thằng này tốn " đạn " quá , ngớt " bắn " là nó lại ngúng nguẩy , thật mệt . Còn thằng Thái thì khôn vãi l..., nó đang ôm chân thằng Tầu hưởng lợi . May ra Mĩ vào thí cho nó 1 ít , mới tam " êm " đc.
Không hiểu lão N M Thuyết ở quốc hội có ô dù gì ko mà mạnh mồm thế nhỉ? . Các bố nhà ta bắt đầu tung chưởng độc rùi . Đòn hủy diệt đấy !
Theo mình thực lòng Mỹ ngày nay đánh giá về 'khí chất' thì không thằng ĐNA nào bằng dân tộc VN.
Mình hoàn toàn đồng ý với HĐ.Trừ Sinh Các nước ĐNA đều đã rơi vào cái 'bẫy của nền KT trung bình' từ lâu rồi,có thể nói động lực XH không còn có nhân tố 'đột phá' nữa.
Lý do là họ chơi trò 'dân chủ' bắt chước theo Mỹ,Anh quá sớm khi mà dân trí vẫn còn ở mặt bằng thấp.
Về vấn đề 'dân chủ,'độc tài' có nhiều điều để bàn hay lắm.
Trong cả thế kỷ 20 số nước chuyển từ 'đang phát triển' sang 'nước phát triển rất ít'.
Có thể kể ra vài nước là : Hàn Quốc,Đài Loan, Sinhgapo. Trước khi trở thành nước KT phát triển có nền XH dân chủ tiến bộ,họ đều nhờ có chế độ độc tài cai trị .Khi KT phát triển dưới thể chế cai trị độc tài thì chính người dân đã tự học được những giá trị của dân chủ bằng xương máu của mình. và đó mới là nền tảng của XHDC đích thực.
Cái bẫy " thu nhập trung binh " thật khó thoát .
1) Thứ nhất : Phụ thuộc vào " ý chí chính trị " của tầng lớp lãnh đạo.Mà muốn vậy nó ( lãng đạo ) phải là " tinh hoa " của toàn bộ giới tinh anh mà dân tộc đó sản sinh ra.
Với lề lối làm tổ chức của ta như hiện nay quả là nhiệm vụ bất khả thi.
2)Dân trí và đạo đức xã hội : Cũng là 1 thách thức lớn ko dễ vượt qua .Với phương châm sống : làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn - giống như CNTB thời kì tích lũy ban đầu - gần như toàn bộ nền tảng đạo đức xã hội bị suy đồi - cái nhân bản , tốt đẹp ngày càng bị thu hẹp , khó bề cứu chữa . Xã hội mà " quan thì tham - dân thì gian " ... còn gì để mà " đột phá " ?.
Bao giờ cho đến ngày xưa - câu hỏi về 1 thời quá vãng - khi người với người là bạn , thương người như thể thương thân...Chỉ có Cha già HCM với các học trò ưu tú của Ông mới có thể khai sinh ra " thế kỉ ánh sáng " về đạo đức như thế.
3)Các quốc gia giàu có ( dù có nói hay nói đẹp ) cũng chẳng hề muốn các nước khác lớn mạnh để trở thành đối trọng của nó.Bằng các định chế tài chinh , các siêu công ty đa quốc gia , các nước này khôn khéo trói buộc chúng ta ở vị thế đàn em đàn cháu .
4) VN ở vào vị trí cực kì nhạy cảm - xét trên bình diện địa chính trị -. Chúng ta nằm ở vị trí dằng xé của các thế lực quốc tế....nên yêu cầu về mọi mặt càng phải cao hơn vài bậc - nếu muốn " nhẩy vọt "...Như vậy vượt vũ môn đối với ta lại càng cần phải tích lũy 1 năng lượng " khủng " - quả là thách thức với bản lĩnh VN .
Đăng nhận xét