Người ta đã nói nhiều về sự bất lực của ngôn từ,thật đúng vậy,khi trong ta trào dâng 1 niềm yêu khôn tả mà hình như ta chẳng cất nên lời .
Ôi!Nước Nga !Phải chăng lời cảm thán đó có nói lên được điều gì sâu lắng?
LX,nước Nga với bạn, với tôi, đâu chỉ phải đơn giản là ơn huệ ,cái có thể đong đếm được trong suốt cuộc trường chinh chống giặc.Mà cao hơn ,nó đã một thời là niềm tin và lòng kiêu hãnh sâu xa,là ước mơ vươn tới của biết bao thế hệ Việt .Thật hiếm có nơi nào trên thế gian này có được vị trí rất riêng - sâu xa và đặc biệt quan trọng trong sâu thẳm mỗi trái tim ta như nước Nga,như tâm hồn và tính cách Nga !
Nói tới nước Nga là biết bao kỉ niệm lại ùa về,những nỗi niềm thanh xuân thủa trước.Ngày ấy,những chàng trai trẻ " lông măng " chập chững vào đời- với biết bao suy tư, khát vọng thật trong sáng và thánh thiện .Ngày ấy,ngoài tình bạn hữu chia ngọt sẻ bùi ,có lẽ sưởi ấm nhất cho tâm hồn ta là những gì có liên hệ tới văn hóa Nga-xô viết....Nào "Nam tước Phôn gôn rinh", nào "Thép đã tôi thế đấy"...rồi phim "Những sĩ quan",'17 khoảnh khắc mùa xuân".... nhiều lắm lắm .
...." Hãy nín lặng hỡi rừng xanh yêu mến
Để cho ta , chàng tráng sĩ trầm tư..."
... ."Nếu đã vậy xin mời ngươi thủ thế
Lưỡi gươm này sẽ đâm suốt ngực ngươi..."
Lời đề từ trong 'Người con gái viên đại úy" có lẽ sẽ theo ta đến hết cuộc đời.
Chắc TL , LC còn nhớ ,ngày ấy,trung đội 3 chúng mình,trước khi tắt đèn đi ngủ lai cùng Đông Khu "rống" lên...." ngày hôm ấy ,2 người dắt nhau ra Công viên thương mại để nói với nhau những lời quyết định.Lá thu trải vàng dưới đất....Tựa vào hàng lan can nhô ra trên vực sâu, 2 người cùng nhìn xuống con sông Dnhiep lấp lánh màu nước xám...". Thật buồn nhưng lãng man, ấm áp.Nó giúp ta thấm sâu mỗi giây phút tồn tại trên đời này .Thật chẳng có gì hấp dẫn với tuổi trẻ bằng tình yêu ,và chúng ta đã 'yêu" như thế đó:.." năm tháng sẽ qua đi,những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét...chỉ còn lại 1 tấm lòng em , ngọt ngào và chan chứa yêu thương...".
Qủa thật sau này chúng ta có đọc thêm ,hiểu thêm nhiều điều nữa nhưng những món quà mà nước Nga ban tặng cho ta trong những tháng năm tuổi trẻ vẫn là đáng quí nhất,mà có lẽ ta sẽ gìn giữ,trang trọng mang theo khi về cõi vĩnh hằng.
Và còn bao điều khác nữa...Dòng máu Lạc Viêt nghìn năm đã sản sinh ra biết bao người con anh hùng bất khuất. Nhưng phải chăng thế kỉ 20 này, trong hàng vạn sự hy sinh ,thấp thoáng đâu đó nét pha trộn giữa kinh điển Việt : Hoài Âm Hầu Trần Quốc Toản...với nét đặc sắc Nga : Strapaep, Dôi a...tạo nên màu sắc lãng man mới, hiếm có , không dễ nhận thấy , nếu ta ko đọc Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm ....
Chao ôi, biết bao điều muốn nói nhưng "ngổn ngang" và bất lực. Thôi , lại phải dành lời cho những người bạn của tôi vậy - những người tri âm tri kỉ - , phải vậy không , chúng ta có nhau để giữ cho tâm hồn đỡ đi phần khô héo!
34 nhận xét:
HĐ làm mình nhớ Cao Xuân Trà "cú" lắp bắp cả đêm "cây thuỳ dương". Và "xờ chè vố na chi nà ẹt xà rố đin na..."
@HĐ : Với mình cậu viết ra thế này là hay nhất rồi!Liệu Một người ko chuyên viết văn,làm thơ,viết nhạc và cũng ko làm nhà nghiên cứu,phê bình những môn đó- chỉ với nhõn một tình cảm yêu Nước Nga, liệu còn có thể viết say đắm hơn thế nữa được sao?
TC : Thằng Trà khổ lắm .Rất có tài chuyên môn , nhưng ko hiếu sao chẳng được xử dụng - về hưu sớm....
Ngày trẻ cứ có cháu nào khá khá một tí , ông già nó ( vốn là xếp 1 bệnh viện quân khu 5 ) đưa về giới thiệu cho thằng con. Êm êm đc mấy bữa là lại bị mấy thằng bạn ( có cả trỗi - BN chẳng hạn ) cướp mất. Chung qui chỉ tại cái tật " cà lăm " ko nói lại đc với chúng nó .
Thế rồi anh cũng vẫn lấy đc vợ - nhưng con bé này gớm lắm .
Không đc dùng , về hưu , lúc đầu bán cháo vịt , sau này đi bỏ mối ( cái gì tui ko nhớ ) - hàng ngày dậy từ 2 , 3 giờ sáng làm , bỏ mối đến khoảng 6 giờ xong ...xuân thu nhị kì như vậy .
Năm ngoái vào Đànẵng dự lễ bon k4 , mấy đứa đến thăm Trà - tội lắm - già , chậm , vẫn chúm chím như xưa . Hứa chắc chắn sẽ đên vui với k4 mà mãi ko thấy .Cuối cùng thằng Cường " vui " giải thích là vợ nó ko cho đi đâu - " bó tay ".
Trà nó hiền quá, ko nói năng gì, đến lúc cáu quá văng ra, chắc thế?
Về tình củm với nước Nga, TL nói đúng đấy. Tình là tình của riêng mình, mình thể hiện cho công chúng "của mình" là hay nhất. HĐ có muốn một thằng nổi tiếng như Hồng Thanh Quang nói hộ ko? Chắc ko rồi!
Cha nội này đâu hôm Medved sang vo ve hát "thời thanh niên sôi nổi", nó đéo hát cùng
Hai anh TL,TC nói cấm có sai .
Dú sao biết nói hay,nói hết lòng mình thì vẫn tuyệt hơn chứ .Thế cho nên mới sinh ra " lũ " nhà văn nhà thơ và đẳng cấp của nó .
Ngày xưa " thấm " đc cái hay của thi ca Nga là nhờ những dịch giả tài năng - Thúy Toàn ( thơ ) , Cao Xuân Hạo, Phan Hồng Giang, Vũ Thư Hiên .....và Phạm Mạnh Hùng .
Cách nay lâu lắm rồi , khoảng 1991 , 1992 ,nghe tin P M Hùng sống ở Nam đồng , tui rủ vợ sang thăm ông .Rất đường đột vì ko hề quen biết .Ô. ngac nhiên lắm khi tôi giới thiệu vì ngưỡng mộ văn học Nga và dịch giả của nó ....Ô . nghèo lắm,sống trong căn hộ nhỏ tuênh toàng...và yếu nữa , lâu nay ko dịch đc gì ( Ô ko có lương , ko phải công chức ).Công viêc hàng ngày chỉ uống thuốc và dạy đứa cháu Anh văn ( Ô giỏi đâu 4 ngoại ngữ ).Chẳng nói đc gì nhiều , thăm và biếu Ô 1 chút tiền nhỏ .Sau đó ông phải chuyển nhà , bán căn hộ này để ra ngoại thành và thời gian ngắn sau nghe tin Ô mất .
Mình đã từng làm nhiều điều quấy quá , nhưng đây là 1 trong sồ ít việc mình thấy hài lòng !
Tôi rất biết ơn các dịch giả mà HĐ nhắc tới!
Cao Xuân Hạo lĩnh án nhân văn giai phẩm từ trẻ, Vũ Thư Hiên dính nghị quyết 9 lúc đã bốn chục, cả cha và con, ra trại viết truyện tình báo "Khúc quân hành lặng lẽ" phải đứng tên vợ. Trần Thư cùng kíp báo QĐ với Văn Doãn, Lê Minh Quốc đi trại xong làm thợ mộc, dịch "Paris thất thủ" kí tên khác... Phạm Mạnh Hùng thì như HĐ kể.
Thế thì những người đứng giữa các nền văn hoá - thông qua ngôn ngữ - có cái "khổ nạn" chung nào không nhỉ? Sau văn hoá lại còn những nhận thức xã hội khác...
Hồi mới về trường Tổng hợp, thấy một ông ngồi rít thuốc lào quán cổng trường, mình nghe bảo "Ông Hạo đấy, dịch cái này cái này, mấy năm trước chỉ huy dàn hợp xướng của trường hoành tráng lắm". Rất muốn đến sờ một cái nhưng ko dám. Sau này mình rất thích cách phiên âm tên riêng của ông ấy trong "Chiến tranh và hoà bình".
Thật ra thì ở trên mình có "vơ vào". Phan Hồng Giang chả sao cả. Rất may là ông Thuý Toàn vừa sang Nga nó cho cái công trạng gì ấy.
TC: Nếu mình ko nhầm thì P H Giang là con trai Chế Lan Viên .Phải chăng đây là cái ô đủ khỏe , che chắn cho Giang vượt qua những cơn giông văn học ?
Bọn Trỗi chúng mình do tuổi hơi nhỏ ( ở thời điểm 1960s ) và đăc điểm xuất thân ( chủ yếu từ gia đình sĩ quan )- sau này lại đa số phuc vụ trong q/đ nên thường đứng ngoài những chấn động trong giới học thuật.Vì vậy nói cung hiểu rất lơ mơ về các giai đoạn đầy biến đông này .Cũng do đặc điểm trên mà rất thiệt thòi - ko đc quen biết, tiếp xúc & học hỏi nhiều ở những cây đa cây đề trong giới trí thức - cho nên hiểu biết phiến diện và phần nào sơ cứng . May mà giờ đây có internet nên cũng khắc phục được chút đỉnh .Nhưng cái " phông " về XH học thì vẫn yếu lắm !
Phan Hồng Giang là con trai ông Hoài Thanh. "Thi nhân VN" HT viết khoảng (?) ngoài 30 tuổi, trước năm 45, được đánh giá rất cao, nhất là về các nhà thơ mới trong giai đoạn Nho chưa tàn hẳn. Những tên tuổi ông này đưa đều "sống sót" qua thử thách thời gian. Tức là giá trị thẩm định rất kinh.
Sau 54, Tố Hữu trị vì văn nghệ, HT có ý phủ nhận quyển này vì chưa nói gì đến văn nghệ cách mạng. Trong serie "Chân dung nhà văn" ông Xuân SÁch viết về HT "Thi nhân còn một chút này, chẳng cầm cho vững lại rày cho tan". Nghe nói sắp chết HT "xin" XS sửa cho vài chữ thế nào đó.
Phan Hồng Giang có anh là Từ Sơn, nhiều năm là vụ trưởng vụ văn nghệ ban Văn hoá văn nghệ TƯ thời Trần Độ, làm phê bình là chính. Hai anh em đều được đánh giá là tử tế, ko hại bạn văn nghệ trong các "chiến dịch". Dịch phẩm của ông Giang thiên về cái đẹp, ít nổi loạn, kiểu "Đaghetxtan của tôi".
Ông Chế Lan Viên có hai con gái với bà Vũ Thị Thường. Cô bé là Phan Thị Vàng Anh viết văn, mình thích lắm, vào BCH Hội nhà văn VN khoá vừa rồi, vì "lập trường" cấp tiến mà ko hợp tác với chủ tịch Hữu Thỉnh.
Có cái này mình phải nói rõ. Là những còm tôi gửi nó mang cái cảm quan của tôi, lúc viết chỉ nghĩ đến nó. Nên có thể thiên lệch, nhắc cái này mặt này mà ko nhắc cái kia mặt kia. Nên anh em hãy xem nó như một thứ cần mà chưa đủ, thậm chí không khách quan.
Vừa có vụ hay hay. Hội nhà văn HN bầu ban chấp hành mới rất đáng "ngứa mắt. Ủy viên Nguyễn Việt Chiến tù ra, chủ tịch Phạm Xuân Nguyên nằm trong tầm ngắm CA. Nguyên và một phó chủ tịch nữa người Nghệ (tớ lại trở về "vùng miền học" rồi)
TC : Hè hè , vụ bầu BCH ấy , Bằng Việt thì sao? ko còn tí tẹo gì nữa à ? . Tui rất thích BV .Đã lâu thằng ĐTV gửi cho tui bài " Nghĩ về Pautovski " của BV , hay tuyệt .Nhưng chẳng còn bản gốc .Cậu có ko , cho mình xin nha !
TC: Cậu triển khai rõ hơn cái " khổ nạn " của những người đứng kẹt giữa 2 nền văn hóa đi .Mình lờ mờ nhận thấy nhiều cái hay cái buồn - dở khóc dở cười - ở trong cuộc đời của N K Viện , N M Tường , T Đ Thảo...và vài nhân vật khác mà cậu đã nhắc đến .
Vụ triển khai này phải nghĩ tý đã. Nhưng xong rồi cậu có cho tớ cái tiến sĩ ko? mà ko phải tiến sĩ giấy!
Mình triển khai theo cái "bổ đề cơ bản" này, xem có được giải fiel ko nhé: đấy là số phận người trí thức trong một xã hội nông dân
trong xh ấy, con người trứơc hết là thành viên của gia đình, họ tộc, rồi người làng ấy tổng ấy, tỉnh ấy, học trường thầy ấy, nếu có nghề thì trong phường ấy. Cộng thêm cái cách mạng vào, anh ta lại phải tuân theo khuôn khổ tổ đảng, chi bộ, đảng bộ, cơ quan, ngành nghề ấy. Ngần ấy quan hệ nó đè, cái riêng nó tắt ngúm.
Mấy trí thức cậu kể đã trải qua xã hội tư sản, nơi đã có quá trình giải phóng cá nhân. Anh làm gì, nghĩ gì mặc kệ, hàng xóm đéo cần, lấy ai ko hỏi cha mẹ, miễn là tôn trọng pháp luật, đêm về làm ầm, bóp còi xe là ko có được. Và họ lại là trí thức nữa. Trí thức là một hành trình ko thể định hướng, chỉ kết thúc lúc anh ta chết.
Cùng về theo cụ Hồ, thì những ông khoa học tự nhiên hồn nhiên hơn. Trần Đại Nghĩa bảo 1000 lớn hơn 1 thì ông nông dân ko bẻ. Tôn Thất Tùng, Trần hữu Tước, ĐẶng Văn Ngữ bảo uống thuốc khỏi bệnh thì được thuận ngay. ÔNg Ngữ ở Nhật về
thì càng dễ thích nghi. 4 ông này phong anh hùng ngon ơ!
Cũng yêu nước, nhưng nhận thức về dân tộc, cộng sản bên PHÁP ko giống VN, các cha Viện, Thảo, Tường rắc rối ngay. Họ cứ tiếp tục hành trình trí thức của mình, hồn nhiên nói ra nhận thức "chưa" phù hợp với chủ trương nghị quyết. Tồn tại thế nào được.
Ông Tường tiến sĩ văn chương và luật "góp" một ý nhỏ về tự do sáng tác, rất nguy hại. Triết gia Thảo, từng tranh luận với J.P. Sartre, ở văn phòng tổng bí thư sau khi dịch xong "Đề cương văn hoá VN" của TRường Chinh thì ko biết giao việc gì. Khi ban Sử địa văn ra đời, 1953, thì đưa về. Trưởng ban Trần Huy Liệu cũng chả biết giao đề tài gì, cá tính cũng khác nhau nên để ông ấy làm gì thì làm. ÔNg Thảo có tiêu chuẩn cần vụ, nhưng ông này là đảng viên, nhất định "ko giặt quần áo lót cho tên tư sản". Sau này ông Đồng, rất thông cảm, bảo bên ĐH Tổng hợp và UB KHXN cứ để ông ấy tự nghiên cứu. Thế thôi, chứ đi nước này nọ trao đổi thêm thì miễn.
Ông Viện thì mềm dẻo hơn, và "vốn" cách mạng cũng dày hơn, vì đã là ct hội Việt kiều bên Tây. Làm giám đốc nxb Ngoại văn, ra tạp chí Le Courrier du VN giới thiệu ra nước ngoài rất ăn. Nhưng lí thuyết về trẻ em của ông bác sĩ nhi này, bảo phải tôn trọng trẻ, "ko phải nó đang tập sống đâu, mà nó đang sống đấy", rất khó khăn về học thuật.
Xã hội nông dân, dù dưới lớp áo nào, cũng tầng tầng tôn ti. Thật khó để một cá thể tự lựa chọn, tự chịu trách nhiệm. ĐẰng sau sự đùm bọc, tình nghĩa, dàn hàng ngang cùng tiến là những trói buộc. Không bỗng dưng mà Tây bảo "Hà Nội hình thành từ các làng nghề nên phát triển chậm". Trong một làng nghề thế nào cũng có ông trùm, bên dưới là các chú các bác, thằng thợ trẻ có muốn thực hiện một mẫu hàng mới rất khó.
Trần Quốc Vượng có câu "VN là nước quân chủ ko vua". Tớ chắc ông ấy ko chửi cách mạng như người ta phê phán đâu, mà nhắm vào tính chất phong kiến, nông dân còn đầy rẫy.
Tớ tạm triển khai thế
@TC :Nhận xét hết sức có giá trị!
Cảm ơn TC .Chỉ có 1 chữ : hay!
Chắc TL đồng ý với tui : tăng TC huy chương Fiel , nhưng bằng ...đất sét !
Lê nin bảo "ko có trí thức thì ko có cnxh", nhưng làm thế nào để có trí thức thì ko thấy ông ấy nói
À TC : Tối qua ngồi ăn cơm với anh Tôn Thân ( ô này dạy 3 đứa con nhà tui ), có nói là bạn của TC . Ô vui , bảo mẹ cậu là bác dâu của ô . " Cả nhà đều quí cụ bà lắm ...."
@TC : ông LN ko nói là có lý của nó. Trí thức là trời cho, cố tạo chỉ ra như ...rứa....rứa...
Giờ ĐCS VN còn ra nghị quyêt về xây dựng giai cấp CN nữa kia! Thật duy lý hết chỗ nói. Làm như vậy là ĐCS VN muốn tạo ra cái nền tảng sinh ra mình là giai cấp CN. Vậy từ trước tới nay ông là ai,ông từ đâu?
Nhiều cái vô lối ngu xuẩn hiển nhiên như vậy, mà cũng do ko ít 'trí thức- nhân tạo' xây dựng lên đó!
Các cậu cứ thử thông kê bên báo lề phải xem , bây giờ người ta ít nhắc đến g/c CN lắm - và lại càng tránh nói đến nhiệm vụ l/sử của nó . Thật dễ hiểu vì hiện nay đối tượng của gccn lại chính là những đứa con - tinh hoa nhất - của nó . Theo diễn biến thực tế ,lí luân về cnxh đã dẫn đến tự mâu thuẫn và ....vô nghĩa !
Đáng lí phải luôn luôn đứng ở vị trí trung tâm của mọi cuộc c/m ( nghĩa rộng ), thì trong suốt thời gian qua người trí thức chỉ ở vị trí " chầu rìa " - nhiều khi bị coi thường , lăng nhục . Và bây giờ họ ( tầng lớp trí thức ) đã ngộ ra nhiều điều ....nhưng vốn chia rẽ , chẳng ai phuc ai , thiếu tổ chức , thiếu ngọn cờ nên con đường phía trước còn dài , dài lắm !
HĐ: bố ông Thân là ô. Tôn Thất Bình, dạy Thăng Long với ông Giáp nhưng cũng là "đối tượng cm". Mẹ là con gái ông Phạm Quỳnh, bà già mình vốn là dâu trưởng. Nặng căn thế nên ông Thân ban đầu chỉ được học cao đẳng sư phạm
TC : Ý chí phấn đấu của T T thì kinh lắm . Dạy toán cấp 2 vào loại nổi tiếng nhất HN - chính ô đã dạy N B Châu ở Trưng Vương .
Buồn cười . hôm qua ô kể , ko biết bao nhiêu lần làm thủ tục vào đảng...cho đến lần bí thư chi bộ đến nhà nói ô làm đơn lần nũa .Bà Trang vợ ô bực quá nói : " có đc thì hãy bảo anh ấy làm ko thì thôi, anh ấy cần thời gian làm chuyên môn !". Ô bí thư hơi ngượng nhưng vẫn nói " được , đươc !". Qủa nhiên 1 tuấn sau thì kết nạp.2006 ô dc nhận NGND. Thật khâm phuc ! khâm phục!
HĐ: tớ ko có bài thơ ấy của BẰng Việt. ngbangviet@gmail.com cậu cứ xin, chắc lão ấy thích lắm. Vừa rồi cũng trong bch hnv HN
TL: huyết áp cậu cứ vù vù thế kinh quá. Mà chuyện trên blog lại ko thể zdui zdẻ, cũng muốn thế nhưng nó cứ trào ra.
Cái đợt điều trị chắc xong rồi à?
@TC : ấy là nhịp tim tớ đấy,người bỉnh thường chỉ ở tầm 60-80 nhịp/phút,tới 140/phút là nguy cơ 'đứt' cao.
Tớ ra viện rồi,giờ phải 'kết hôn' với thuốc tây ít nhất 1,5-2 năm.sau đó tuỳ tình hình mà sẽ: hoặc kéo dài cuộc hôn nhân hoặc ly hôn (cắt phéng) cái một.
Bệnh 'cường' giáp làm hooc môn tiết ra quá mức bình thường,ko làm gì thì no 'ăn' mình và quất roi để nhịp tin tăng lên như đang 'làm'.
Bị bệnh này 'thiệt đơn thiệt kép' cậu ạ. Nếu 'làm' thì hooc môn tiết ra nhiều hơn nữa. Thuốc tây có tác dụng kìm lại việc tăng tiết hooc môn. Cũng có loại riêng cho làm giảm nhịp nhưng phải dùng cẩn thận,nhịp tim giảm quá cũng bỏ mẹ!
Nếu tỉnh táo và biết cách thì cũng vẫn có đường sống chung với 'nó'. he he...
TL : Tưởng cậu nói đùa .Cậu nên giải quyết chuyên nhịp tim đi - thử con đường đông y chẳng hạn .Nếu mạch nhanh mãi sẽ dẫn đến suy tim thì nguy .Vợ mình ngày nào cũng phải uống thuốc giảm mạch nên mình biết nó khó chữa lắm .
Và cậu phải bỏ thuốc lá thôi - món này kị tim mạch lắm đó .
Hẹn cuối tháng gặp nhau !
@HĐ : Cậu hoàn toàn đúng-cứ như BS điều trị ấy!
TL:Vợ tui sống chung với bệnh tim đã hơn 20 năm - có những lúc tưởng đứt , BS viện tim mạch bảo về muốn chữa kiểu gì thì chữa vì lắm bệnh quá , chữa chứng này lại làm nặng thứ khác . Đặc biệt 15 năm nay tui làm quen với Tenoocmin - loại Thái uống ngày 1 , 2 lần để kéo nhịp tim xuống dưới 100.Vậy nên tui rành mấy vụ đó .
Có 1 điều : nhịp tim vợ tôi nhanh ko rõ nguyên nhân - như vậy có thể hiểu là nhanh do nhiều nguyên nhân .Còn câu , cường tuyến giáp có phải là n/nhân duy nhất ko ? hay còn gì nữa ? nên cố gắng làm rõ cậu ạ.
TL: tớ nghĩ khi ổn định rồi cậu nên tập một thứ gì đó của phương đông, có thầy hướng dẫn. Cái này rất kiên trì, nhưng lại khiến mình tích cực, như kiểu tấn công lại bệnh, ko phòng ngự đơn thuần. Tức là yêu đời theo một "nhịp" chậm hơn. Nhiều người đã thành công
TL vừa phải đi viện vì tim mạch à, chúc ông chóng khỏe nhé, anh em mình tuổi cao, dính vào tim mạch là chuyện thường, quan tâm đến nó để điều trị tích cực nhưng đừng quá lo lắng nhé! Người ta thường nói "bệnh tại tâm" , trăm thứ bệnh đều xuất phát từ trong tâm mình cả, vì vậy cố gắng quên chuyện "ngoài thân" đi, yêu bản thân mình hơn một chút. Tôi có kinh nghiệm là nên quan tâm đến Thiền và Yoga, hãy tập nó và chắc chắn sẽ có kết quả tốt, ta không cần tập để có một "năng lực" cao siêu nào đó(Như KN)! mà chỉ cần đạt mục tiêu làm thân ta "tĩnh" hơn là được, nhờ tập mà tôi giảm được mạch và huyết áp khá nhiều đấy
QT: tớ rất tò mò muốn biết năng lực cao siêu của KN
TC@ Anh vào Goongle gõ " kim cang thien" nó sẽ dẫn đến website của môn phái này, tìm trong allbum sẽ nhìn thấy ảnh KN đang xuất công lực chữa bệnh. (Chữa được hay không phải hỏi nó :-)
Hoặc xem tại đây
Cám ơn các bạn thăm hỏi và chia sẻ với mình,
HĐ,TC,QT: Tớ bị bệnh 'cường giáp'(BCG), tức là hooc mon tiết ra nhiều hơn bình thường làm cho một số cơ quan hoạt động 'gấp' hơn ,chẳng hạn như tim đập nhanh lên,cấp độ bệnh chia theo nhịp tim như sau:
90-100/phút : nhẹ
100-120/phút: trung bình
120-140/phút : nặng
140-160/phút : rất nặng
160-180/phút : nguy cơ truỵ tim,đột quị.
Bị BCG thì dứt khoát nhịp tim sẽ đập nhanh,còn suy luận ngược lại thì ko phải.
Để nhịp tim nhanh trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh suy tim, nguy hiểm chính của BCG là thế.
Nguyên lý chữa là uống thuốc để ức chế hoạt động tuyến giáp,việc này kéo dài từ 1,5-2 năm nếu uống thuốc đều tứng ngày.
Sau thời gian đó :
- Nếu tahm số tuyến giáp về trị số bình thường là 'bình giáp',thì chỉ uống thuốc duy trì 01 viên /ngày (hiện giờ là 08 v/ngày) phòng tái phát,hoặc có thể cắt.
- Nếu ko 'bình giáp' được thì chơi thuốc phóng xạ iot để diệt khối u.
Bệnh luôn có nguy cơ tái phát cao và phải chữa lại công phu như lần đầu.
Nguyên nhân chủ yếu : lo lắng âu sầu,tức giận....tức là bị xúc động mạnh, yếu tố duy truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
BCG phụ nữ bị là phần nhiều.
Ko biết bà xã HĐ đã thử kiểm tra tuyến giáp chưa?
Tớ thấy góp ý của các cậu đều là 'việc cần làm ngay ',tập khí công, yoga chắc chắn ích lợi cho tớ rồi. Chỉ còn vấn đề là tớ có tạo được kiên trì ko thôi.
Nếu kết hộp tốt việc dùng thuốc 'giảm nhịp tim' đúng lúc,đúng chỗ thì vẫn có thể tham gia 'hoạt động bỉnh thường' của cuộc sống ..lại vui ve như trước thôi!
thầy Kì Nghĩa trông nghiêm trọng nhỉ.Mình trông món này hơi giống môn khí công, một dạo mình theo, nhưng ko tập trung theo những thứ thầy bảo tưởng tượng được nên ko đắc đạo.
Mình tin là tập tành nó có duyên, có anh mới vào đã kết qủa, càng tập càng tiến nên càng hăng. anh thì mãi ko tiến bộ, càng nản. mình vào loại thứ hai. TL thuốc men xong cứ thử xem
có cái ảnh có ông Trần Tiến nhạc sĩ và Trần Hoài Văn, biên kịch phim truyền hình, liên quan gì nhỉ?
@TC : các môn này là chuyện dài nhiều tập cậu à,có nhiều CLB khác nhau về trường phái (khác Thấy Tổ khai môn), tuy nhiên chúng có đặc tính chung là phải 'tâm linh' tin vào năng lượng 'siêu nhiên'.
KH hiện nay cũng chả giải thích gì, để mặc cho 'lòng tin con người' phiêu du. Mình cũng suy nghĩ nhiều về 'hiện tượng', rất thận trọng. Có lẽ để tìm hiểu sâu xa các lý lẽ bên trong cần phải nghiên cứu cùng một lúc môn Thiền định tu phật,thiên văn học vũ trụ, Vật lý học lượng tử và môn KH 'bản thể' lý giải về việc các mô hình KH phụ thuộc vào cách nhận thức của con người.
Khi mới,người ta gọi đơn giản là 'nhân điện' mà Thấy Tư dậy Địa lý K3 là thuộc lớp thầy 'sớm'. Giờ thì 'trăm hoa đua nở',nhiều thầy lắm. Hiện nay các môn này ở VN có qui mô nhỏ và vẫn 'lành tính' nên chưa thấy y kiến gì khác. Trở thành môn phái lớn như 'Pháp luân công' bên TQ là có vấn đề ngay.
Đăng nhận xét