Các cường quốc quân sự liên tục ra đòn dọa nhau. Trung quốc vừa khoe J20 và nói rằng có khả năng tàng hình, và bây giờ, người Mỹ trả đòn bằng việc đưa ra một thế hệ máy bay mới, tiếp cận với thế hệ 6. Máy bay không người lái có lẽ là xu hướng chính trong chiến tranh tương lai, điều này chắc Đại tá Tuấn Linh biết rõ, vậy có điều gì cho anh em chúng tôi học hỏi thêm không ?
Tin BBC
Các lãnh đạo quốc phòng Mỹ nói chiếc máy bay ném bom tàng hình không người lái đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Chiếc máy bay tiêm kích X-47B được Công ty quốc phòng Northrop Grumman thiết kế cho Hải quân. Máy bay lên không 29 phút trong chuyến bay đầu tiên và đạt độ cao 5.000 bộ. Giới chức nói máy bay này giúp hình thành một thế hệ máy bay không người lái và hoạt động như phiên bản thu nhỏ của chiếc máy bay tàng hình B-2. Máy bay này do đó sẽ rất khác những chiếc phi cơ quân sự trong đội bay hiện có, vốn cũng thuộc loại được điều khiển từ xa như Predator và Reaper. X-47B sẽ hoàn toàn tàng hình trước radar và bay nhanh hơn nhiều so với các máy móc cũ, dùng động cơ cánh quạt. Trong một công văn, người điều hành chương trình máy bay quân sự Jaime Engdahl nói: "Hôm nay chúng ta có cơ hội nhìn vào tương lai, thấy chiếc máy bay không người lái đầu tiên của Hải quân thuộc loại không có đuôi và dùng động cơ phản lực cất cánh lên trời." Chuyến bay được thiết kế chủ yếu để thử nghiệm các hệ thống dẫn đường và định vị, cùng khả năng kiểm soát của hệ thống thiết kế không đuôi. Máy bay được lái dưới mặt đất qua một nhóm kỹ sư và chuyên gia hải quân. Northrop sản xuất chiếc máy bay này là một phần của hợp đồng trị giá 395 triệu bảng Anh ký hồi năm 2007. Janis Pamiljans là phó chủ tịch khu vực của tập đoàn Hàng không Northrop Grumman. "Thiết kế một chiếc máy bay không đuôi, không người lái với kích cỡ một chiếc tiêm kích từ bản vẽ là thành công không nhỏ." "Ý chí, hợp tác và các bước tiến kỹ thuật vượt bậc của Hải quân và Northrop Grumman đã làm chuyến bay hôm nay thành hiện thực." "Hơn vậy chúng tôi trân trọng cung cấp đôi cánh cho viễn kiến của hải quân về khai thác hàng không chuyên chở không người lái." Mặc dù còn phải thêm vài năm nữa thì X-47B mới sẵn sàng tác chiến, giới chức nói sẽ có chuyến bay thử đầu tiên cho máy bay vận tải vào năm 2013.
Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 bắt đầu
- Không quân và Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030. Các công trình sư Nga hiện chưa đặt ra những mục tiêu tham vọng như thế vì quan trọng với họ bây giờ là hoàn thiện tiêm kích thế hệ 5 Т-50. Không quân Mỹ mới vừa hoàn thành chương trình tái trang bị bằng tiêm kích thế hệ 5 hạng nặng F-22 Raptor. Chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 hạng nhẹ F-35 Lightning II cũng sắp hoàn thành và dự kiến sản xuất cho đến năm 2030. Nhờ đó, quân đội Mỹ có cơ hội tiến hành các dự án tương lai. Việc cắt giảm 72 tỷ USD ngân sách Bộ Quốc phòng Mỹ trong 5 năm tới cũng không phải đáng ngại lắm. Điều chủ yếu là thu hút các nghị sĩ bằng các ý tưởng mới nà nhờ đó sẽ có thể nhận được các khoản kinh phí thực. Theo các chuyên gia, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Ý tưởng máy bay robot không quá hoang đường như thoạt nhìn. Hiện nay, Mỹ và các nước NATO khác đang có hơn 300 chương trình phát triển máy bay không người lái (UAV). Nguyên nhân hoàn toàn có tính kinh tế, với giá có thể sánh với máy bay chiến đấu thông thường, nhưng một UAV trung bình vẫn rẻ hơn và hiệu quả hơn ở mặt nào đó. Việc huấn luyện phi công tiêm kích tốn từ 10-20 triệu USD, còn hiệu suất của phi công lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố (trong đó có cả các yếu tố chủ quan). Hơn nữa, để một người trên mặt đất dễ hơn là đưa anh ta lên không trung, nhất là để đánh nhau. UAV sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết. Nó có thể ở trên không nhiều ngày đêm, thực hành cơ động ở tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà một phi công không thể chịu nổi. Mỹ đang ráo riết phát triển các máy bay siêu vượt âm. Trong lĩnh vực này, họ đã có những kinh nghiệm nhất định và chúng chắc chắn được sử dụng cả cho tiêm kích thế hệ 6. Ở Nga người ta chưa thích nói đến tiêm kích thế hệ 6. Chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Nga mới vừa đến vạch đích. Т-50 mới chỉ bay được có 1 năm mà công việc hoàn thiện nó còn rất nhiều. Đó là chế tạo động cơ giai đoạn 2 cho phép máy bay bay hành trình siêu âm. Đó là thử các hệ thống vô tuyến điện tử thỏa mãn các yêu cầu về “thế hệ”. Công trình sư trưởng Viện thiết kế máy dụng cụ Ramenskoie (RPKB) Givi Dzhandzhgava cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 chắc chắn là máy bay thực sự không người lái. Bản thân quá trình tiến hóa của các máy bay thế hệ 4 và 5 dẫn đến điều đó. Ví dụ, tiêm kích tiên tiến Su-35 (thế hệ 4) của Nga mà sắp tới Không quân Nga chuẩn bị nhận vào trang bị được trang bị hệ thống thông tin-máy tính chiến đấu có trí năng cao. Nó độc lập xử lý đa số dữ liệu và chỉ cung cấp cho phi công những gì cần thiết nhất. Nhờ có nó mà máy bay tiêm kích có thể tự hoạt bay bám địa hình ở độ cao nhỏ, không để máy bay rơi vào trạng thái "rơi xoắn ốc" khi có sai sót điều khiển, có thể độc lập ra quyết định phóng dù phi công nếu phi công mất khả năng hành động. Một hệ thống không kém tiên tiến được trang bị cho máy bay huấn luyện Yak-130. Máy bay không chỉ mô phỏng bay cho tất cả các máy bay hiện đại (để làm thế chỉ cần lập trình lại cho máy tính của máy bay) mà còn tự sửa các lỗi sai trong điều khiển máy ay. Khi học viên phi công mất lái, nó có thể điều khiển máy bay theo các lệnh từ mặt đất và thâm chí tự hạ cánh. Nga thậm chí đã dự định chế tạo một hệ thống UAV tấn công trên cơ sở Yak-130. Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) Ruslan Pukhov: Chúng ta có làm tiêm kích thế hệ mới hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này là rõ ràng: dĩ nhiên là làm. Một vấn đề khác là nó sẽ ra sao: có người lái hay không, nhỏ hay to. Tất cả những điều đó sẽ phải tìm hiểu trong tương lai. Trước hết, cần hiểu: chúng ta sẽ phải đối phó với những mối đe dọa kiểu gì, còn sau đó mới chế tạo hệ thống mới theo những mối đe dọa đó. Quả thực, ngoài việc xác định sơ đồ khí động cho máy bay tương lai cả Mỹ và Nga đều vấp phải vấn đề cơ bản nhất. Nói cho cùng thì cần tiêm kích thế hệ 6 để làm gì? Dành cho những nhiệm vụ gì? Mỹ không phải ngẫu nhiên đình chỉ chương trình sản xuất tiêm kích F-22. Người Mỹ hiểu rằng, những nhiệm vụ chiến đấu hiện tại giải quyết bằng những máy bay cũ hơn, nhưng được nâng cấp theo những yêu cầu của hôm nay như F-15 Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Super Hornet sẽ rẻ hơn. Không quân Nga hiện đang hiện đại hóa các máy bay Su-27 lên tiêu chuẩn Su-27SM và mua sắm tiêm kích Su-35. Tất cả các máy bay này đều là hế hệ 4. Т-50 thế hệ 5 ở dạng hoàn chỉnh sẽ chỉ xuất hiện sau năm 2015, nhưng cũng khó lòng mà được trang bị ồ ạt được, giống như F-22 của Mỹ. Máy bay này quá đắt và công nghệ quá cao. Nó chắc chắn quan trọng với Nga không phải với tư cách một máy bay chiến đấu mà là sự phô diễn ý tưởng thiết kế máy bay, các thành tựu của Nga.
Nguồn: Cuộc không chiến của các thế hệ / Dmitri Litovkin // Izvestia, 4.2.11. vietnamdefence
Tin BBC
Các lãnh đạo quốc phòng Mỹ nói chiếc máy bay ném bom tàng hình không người lái đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Chiếc máy bay tiêm kích X-47B được Công ty quốc phòng Northrop Grumman thiết kế cho Hải quân. Máy bay lên không 29 phút trong chuyến bay đầu tiên và đạt độ cao 5.000 bộ. Giới chức nói máy bay này giúp hình thành một thế hệ máy bay không người lái và hoạt động như phiên bản thu nhỏ của chiếc máy bay tàng hình B-2. Máy bay này do đó sẽ rất khác những chiếc phi cơ quân sự trong đội bay hiện có, vốn cũng thuộc loại được điều khiển từ xa như Predator và Reaper. X-47B sẽ hoàn toàn tàng hình trước radar và bay nhanh hơn nhiều so với các máy móc cũ, dùng động cơ cánh quạt. Trong một công văn, người điều hành chương trình máy bay quân sự Jaime Engdahl nói: "Hôm nay chúng ta có cơ hội nhìn vào tương lai, thấy chiếc máy bay không người lái đầu tiên của Hải quân thuộc loại không có đuôi và dùng động cơ phản lực cất cánh lên trời." Chuyến bay được thiết kế chủ yếu để thử nghiệm các hệ thống dẫn đường và định vị, cùng khả năng kiểm soát của hệ thống thiết kế không đuôi. Máy bay được lái dưới mặt đất qua một nhóm kỹ sư và chuyên gia hải quân. Northrop sản xuất chiếc máy bay này là một phần của hợp đồng trị giá 395 triệu bảng Anh ký hồi năm 2007. Janis Pamiljans là phó chủ tịch khu vực của tập đoàn Hàng không Northrop Grumman. "Thiết kế một chiếc máy bay không đuôi, không người lái với kích cỡ một chiếc tiêm kích từ bản vẽ là thành công không nhỏ." "Ý chí, hợp tác và các bước tiến kỹ thuật vượt bậc của Hải quân và Northrop Grumman đã làm chuyến bay hôm nay thành hiện thực." "Hơn vậy chúng tôi trân trọng cung cấp đôi cánh cho viễn kiến của hải quân về khai thác hàng không chuyên chở không người lái." Mặc dù còn phải thêm vài năm nữa thì X-47B mới sẵn sàng tác chiến, giới chức nói sẽ có chuyến bay thử đầu tiên cho máy bay vận tải vào năm 2013.
Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 bắt đầu
- Không quân và Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030. Các công trình sư Nga hiện chưa đặt ra những mục tiêu tham vọng như thế vì quan trọng với họ bây giờ là hoàn thiện tiêm kích thế hệ 5 Т-50. Không quân Mỹ mới vừa hoàn thành chương trình tái trang bị bằng tiêm kích thế hệ 5 hạng nặng F-22 Raptor. Chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 hạng nhẹ F-35 Lightning II cũng sắp hoàn thành và dự kiến sản xuất cho đến năm 2030. Nhờ đó, quân đội Mỹ có cơ hội tiến hành các dự án tương lai. Việc cắt giảm 72 tỷ USD ngân sách Bộ Quốc phòng Mỹ trong 5 năm tới cũng không phải đáng ngại lắm. Điều chủ yếu là thu hút các nghị sĩ bằng các ý tưởng mới nà nhờ đó sẽ có thể nhận được các khoản kinh phí thực. Theo các chuyên gia, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Ý tưởng máy bay robot không quá hoang đường như thoạt nhìn. Hiện nay, Mỹ và các nước NATO khác đang có hơn 300 chương trình phát triển máy bay không người lái (UAV). Nguyên nhân hoàn toàn có tính kinh tế, với giá có thể sánh với máy bay chiến đấu thông thường, nhưng một UAV trung bình vẫn rẻ hơn và hiệu quả hơn ở mặt nào đó. Việc huấn luyện phi công tiêm kích tốn từ 10-20 triệu USD, còn hiệu suất của phi công lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố (trong đó có cả các yếu tố chủ quan). Hơn nữa, để một người trên mặt đất dễ hơn là đưa anh ta lên không trung, nhất là để đánh nhau. UAV sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết. Nó có thể ở trên không nhiều ngày đêm, thực hành cơ động ở tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà một phi công không thể chịu nổi. Mỹ đang ráo riết phát triển các máy bay siêu vượt âm. Trong lĩnh vực này, họ đã có những kinh nghiệm nhất định và chúng chắc chắn được sử dụng cả cho tiêm kích thế hệ 6. Ở Nga người ta chưa thích nói đến tiêm kích thế hệ 6. Chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Nga mới vừa đến vạch đích. Т-50 mới chỉ bay được có 1 năm mà công việc hoàn thiện nó còn rất nhiều. Đó là chế tạo động cơ giai đoạn 2 cho phép máy bay bay hành trình siêu âm. Đó là thử các hệ thống vô tuyến điện tử thỏa mãn các yêu cầu về “thế hệ”. Công trình sư trưởng Viện thiết kế máy dụng cụ Ramenskoie (RPKB) Givi Dzhandzhgava cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 chắc chắn là máy bay thực sự không người lái. Bản thân quá trình tiến hóa của các máy bay thế hệ 4 và 5 dẫn đến điều đó. Ví dụ, tiêm kích tiên tiến Su-35 (thế hệ 4) của Nga mà sắp tới Không quân Nga chuẩn bị nhận vào trang bị được trang bị hệ thống thông tin-máy tính chiến đấu có trí năng cao. Nó độc lập xử lý đa số dữ liệu và chỉ cung cấp cho phi công những gì cần thiết nhất. Nhờ có nó mà máy bay tiêm kích có thể tự hoạt bay bám địa hình ở độ cao nhỏ, không để máy bay rơi vào trạng thái "rơi xoắn ốc" khi có sai sót điều khiển, có thể độc lập ra quyết định phóng dù phi công nếu phi công mất khả năng hành động. Một hệ thống không kém tiên tiến được trang bị cho máy bay huấn luyện Yak-130. Máy bay không chỉ mô phỏng bay cho tất cả các máy bay hiện đại (để làm thế chỉ cần lập trình lại cho máy tính của máy bay) mà còn tự sửa các lỗi sai trong điều khiển máy ay. Khi học viên phi công mất lái, nó có thể điều khiển máy bay theo các lệnh từ mặt đất và thâm chí tự hạ cánh. Nga thậm chí đã dự định chế tạo một hệ thống UAV tấn công trên cơ sở Yak-130. Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) Ruslan Pukhov: Chúng ta có làm tiêm kích thế hệ mới hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này là rõ ràng: dĩ nhiên là làm. Một vấn đề khác là nó sẽ ra sao: có người lái hay không, nhỏ hay to. Tất cả những điều đó sẽ phải tìm hiểu trong tương lai. Trước hết, cần hiểu: chúng ta sẽ phải đối phó với những mối đe dọa kiểu gì, còn sau đó mới chế tạo hệ thống mới theo những mối đe dọa đó. Quả thực, ngoài việc xác định sơ đồ khí động cho máy bay tương lai cả Mỹ và Nga đều vấp phải vấn đề cơ bản nhất. Nói cho cùng thì cần tiêm kích thế hệ 6 để làm gì? Dành cho những nhiệm vụ gì? Mỹ không phải ngẫu nhiên đình chỉ chương trình sản xuất tiêm kích F-22. Người Mỹ hiểu rằng, những nhiệm vụ chiến đấu hiện tại giải quyết bằng những máy bay cũ hơn, nhưng được nâng cấp theo những yêu cầu của hôm nay như F-15 Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Super Hornet sẽ rẻ hơn. Không quân Nga hiện đang hiện đại hóa các máy bay Su-27 lên tiêu chuẩn Su-27SM và mua sắm tiêm kích Su-35. Tất cả các máy bay này đều là hế hệ 4. Т-50 thế hệ 5 ở dạng hoàn chỉnh sẽ chỉ xuất hiện sau năm 2015, nhưng cũng khó lòng mà được trang bị ồ ạt được, giống như F-22 của Mỹ. Máy bay này quá đắt và công nghệ quá cao. Nó chắc chắn quan trọng với Nga không phải với tư cách một máy bay chiến đấu mà là sự phô diễn ý tưởng thiết kế máy bay, các thành tựu của Nga.
Nguồn: Cuộc không chiến của các thế hệ / Dmitri Litovkin // Izvestia, 4.2.11. vietnamdefence
3 nhận xét:
@QT: tôi nào có biết rõ gì đâu,đọc xong bài anh viết, có gì rõ hơn thì mới có.:)
Xu hướng "tàng hình" và "không người lái" đang được 2 ông lớn QS Mỹ và Nga tập trung hiện đại hoá vũ khí-trước tiên là cho máy bay tấn công.
"tàng hình" là để đối phương ko phát hiện ra,để trong khi ‘mày’ bị bắn chết rồi mà vẫn ko biết tại sao, còn ‘tao’ thì ung dung 'thoát' về nhà uống bia.
"không người lái" là để máy chết thay người.Nếu một cuộc chiến tranh mà tin tức thương vong của bên 'địch' ngày một cao,còn bên 'ta' lưa thưa thi thoảng thì quá thuận lợi cho chính quyên ,muốn tiến hành chiến tranh bao lâu cũng được ,lúc ấy chỉ còn vấn đề là có tiền để theo. Điều này, ngày nay đặc biệt cần cho nước Mỹ .
Về mặt 'tác chiến' thì 'ko người lái' cũng có nghĩa là máy bay sẽ gia tăng vượt trội tính năng:thay vì chỉ một người trong buồng lái làm đủ thứ việc cùng một lúc thì nay là cả một đội ở một nơi an toàn trên mặt đất điều khiển,mỗi người một việc: kẻ bẻ lái,người ngắm bắn... trong phòng máy lạnh,cafe để bên. Thử hỏi tên phi công của đối phương một thân một mình bay lượn trên trời,chịu bao tác động khắc nghiệt (chỉ riêng việc tăng tốc đã chết ngất trong vài giây) có thắng nổi ko? vv...và vv...
Nhắc lại những khả năng vượt trội của 'tàng hình' và 'ko người lái' ,là để NB-NV TC và SG LC tiện theo dõi.
Vậy nếu ích lợi như thế,tại sao tới giờ Mỹ(Nga) mới làm.
Trước đây, dẫu có muốn cũng chưa thể, đó là vi công nghệ tới giờ mới đạt được những thành tựu khả dĩ cho phép thực hiện ý đồ này.
Muốn 'tàng hình' cần phải có loại vật liệu 'sơn phủ' lên bền mặt MB với yêu cầu : 'nuốt' được sóng VT ra đa và trong điều kiện nóng vài trăm độ C vẫn ko thay đổi khả năng ấy (đây là nhiệt độ trên vỏ MB phản lực khi bay với vận tốc âm thanh).
Muốn 'ko người lái' (chính xác là lái từ xa,chỉ là ko có ngưới ngồi trên MB ) thì phải có khả năng 'nhìn' và truyền dữ liệu hình ảnh (cùng hàng trăm tham số khác) về mặt đất cực nhanh để người dưới đất xem như đang 'tức thời' ngồi trên MB (và chiều đưa tín hiệu lái lên MB cũng như thế). Nói đơn giản một chữ 'nhanh' như vậy nhưng tới giờ KHKT mới làm được.
(còn tiếp)
(tiếp theo)
Vấn đề tiếp theo là 'tàng hình', 'ko người lái' nó ghê ghớm như thế thì 'đối phó' bằng cách nào,có 'hạ' nó được ko?
Câu trả lời chắc chắn nhất chỉ có khi nó hoạt động trong thực tế,sẽ lộ 'gót chân Asin' và ta sẽ 'chơi' đúng vào chỗ đó.(chắc chắn 'vũ khí công nghệ cao' nào cũng có điểm yếu của nó,công nghệ càng cao điểm yếu càng 'chí tử'-qui luật tư nhiên là vậy mà,cũng như con người 'cao' nhất rồi còn gì -vì là bố đẻ của những vũ khí CNC-thì càng dễ chết,thậm chí 'cao' như AH Từ Hải cũng ko qua được cái 'chạc chữ Y ngược' và chết đứ ở đó)
Tuy nhiên trong lúc chờ 'thực tế' cũng có thể đưa ra vài phương án đối phó 'lý thuyết' xuất phát từ chính nguyên lý tạo ra các ư điểm của vũ khí.
Ví dụ với 'tàng hình': anh 'tàng hình' với tín hiệu sóng VT ra đa thì chỉ ra đa VT ko phát hiện được,nhưng ra đa 'hồng ngoại' thì khác,nó sẽ 'nhìn thấy' vì thân nhiệt của anh sẽ nổi bật trên phông nhiệt nền của địa hình (tất nhiên nếu anh bay vào ban đêm).
Trong cuộc chiến Nam tư,một MB 'tàng hình' B1 của Mỹ bị bắn rơi. Vì sao? Do Nam tư đã sử dụng một loại ra đa VT (do Tiệp khắc chế tạo) nhưng hoạt động theo nguyên lý 'thụ động',tức là nó không chủ động phát tín hiệu rồi thu tín hiệu phản xa về từ mục tiêu-như các ra đa thông thường,mà thu nền phông sóng VT trong không gian khu vực quan sát.Khi B1 đi vào, đi tới đâu,vị trí chỗ đó của 'nền phông' bị 'xao động'-thế là 'nhìn thấy' B1.
'Gót chân Asin' của 'tàng hình' là ở chỗ :anh chưa 'trong suốt' được với mọi tham số vật lý,cũng như ‘trong suốt’ với môi trường anh bay trong đó.
Với 'ko người lái': Điểm yếu 'chí tử' của anh này là ở kênh truyền dữ liệu vể mặt đất (dù có thể đưa lên vệ tinh rổi đưa xuống),cắt hoặc làm nhiễu loạn đường truyền này là mất điều khiển.Trên thực tế đã có sự kiện chứng minh cho khả năng đó là hiện thực. Cũng trong cuộc chiến Nam Tư,Liên Xô giúp làm nhiễu loạn đường truyền dữ liệu định vị vị trí tên lửa hành trình từ vệ tinh của Mỹ làm cho chúng bay chệch mục tiêu gần hết, kết quả cho thấy: khi kết thúc cuộc chiến, lực lượng QS của Nam tư được bảo toàn gần như nguyên vẹn trên 70% vũ khí,khí tài (đương nhiên có phần nhờ họ khôn khéo cất dấu và tạo trận địa giả).
Nam tư sụp đổ là do xu hướng ly khai bên trong (hiệu ứng kéo theo của cuộc tấn công của Mỹ-NATO,chứ ko phải tại chiến thắng QS).
Cuốc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của VN cũng có rất nhiều chuyện quân dân ta đối phó rất hiệu quả với các loại vũ khí công nghệ cao của Mỹ,vì com đã dài nên xin phép ko trình bày ở đây (hy vọng vào dịp khác sẽ hầu chuyện các anh về vấn đề này-tất nhiên nếu các bạn quan tâm)
Cám ơn TL, vì những kiến thức này.
Đăng nhận xét