Phạm Công về dinh thượng thư, mặt tái dại như phải cảm, vợ càng hỏi càng ú ớ. Được ba hôm dở cười dở khóc thì vùng trở dậy, nửa đêm mài mực viết. Viết rằng “…” Rồi lại khóc, lại nhăn nhó như táo bón rặn ị, cầm bút phết phẩy. Quyển nộp lên. Thái sư xem những chỗ Phạm Công cho là “tì vết”, thấy sửa: một, Thái Tổ thời hàn vi là người cần lao, làm nhiều nghề bình dân, nhờ vậy biết rất rõ phong tục bách tính. Hai, những người đã cùng ngài vun trồng nghiệp đế, đến lúc bình thời chẳng may bạo bệnh chết cả. Ba,…
Thái sư bảo đem vuông lụa và mươi đĩnh bạc cho Phạm Công, phán: “Thầy theo hướng này là đúng, nhưng hãy làm cho văn chương thơm nức lên. Bằng không thì lấy vuông lụa mà tự xử”. Lại về trầy trật mài mực, nhỏ thêm vào nghiên vài giọt nước thơm, rồi lấy hết sức bình sinh nhuận sắc. Nộp. Duyệt. Trả lại. Nhuận sắc thêm. Đến lần thứ ba thì vừa ý thái sư. Quyển văn được vua ưng chuẩn ngay, rằng chọn lựa chuẩn xác, hàm ý súc tích, văn chương sang trọng, xứng với công tích các vị ấy. Một đạo dụ thảo ra, các đình làng, miếu mạo đều đặt bàn thờ mới có bài vị tam vị Thượng đẳng tối linh thần. Thờ riêng, ở trên cùng. Còn những ông thành hoàng cũ tuốt lượt sắp từ trung đẳng trở xuống. Thảng hoặc có phe giáp bướng bỉnh giữ nguyên Thượng đẳng thần cũ, thì quan quân về đấm đá đạp, cho cạch mặt. Trật tự thờ cúng xếp đặt xong, thượng thư bộ Lễ được phong tước hầu. Công có những trang trại ở Hưng Hóa, Hoan Diễn, được thu thuế khu chợ vải, khu thuốc nam ở Kinh Bắc, lộc ăn đời đời không hết. Mùa nào thức ấy, người nhà hương cam Canh, vải thiều, nhãn lồng, chim ngói, sâm cầm, đem so với ngự thiện chẳng kém mấy nỗi. Nhưng ngài tính khiêm nhường, hay gọi bọn sĩ tử lại cùng thù tạc. Chúng thấy Công thật đáng trọng, chỉ thỉnh thoảng hơi ngây ngây như mất hồn. Hỏi, chẳng thấy nói sao. *** Đêm sau rằm tháng tám, Phạm Công dọn tiệc nhỏ ngoài vườn, đối ẩm với phu nhân. Chốc nhát sương sa, phu nhân kêu lạnh, lui vào. Công nửa nằm nửa ngồi trên ghế đu bâng khuâng, cứ một câu thơ lại một hớp rượu, buồn vui lẫn lộn, rất xao xuyến mà chả hiểu vì sao. Bỗng có người đi vào, ăn vận lối nho sinh, mặt trắng sáng sủa, có sợi lông màu xanh cỡ ngón tay trỏ trên mày trái. Người ấy thi lễ, rồi đứng yên. Công cũng hờ hững chỉ tay vào chén rượu rồi cứ tì tì một mình. Được một canh giờ, sương đã ướt vai, thấy nho sinh vẫn đứng, bèn hỏi: - Người cần mảnh tú tài kỳ thi tới à? - Thưa không. - Hay muốn một chân ở nha tu thư? Ta chắc ngươi đã đỗ đạt… - Thưa không. - Thì nói đi. - Nhưng chửa chắc bề trên đã đáp ứng, nên tôi băn khoăn. - Đã nói gì mà chắc với lép. -Tôi biết quan ngài chính trực, không giúp người để nhận lộc hèn hạ bao giờ. Hiềm vì chủ tôi thúc quá. - Chủ ngươi là ai? - Là Vân Vi trại chủ, ở phủ Sinh Đồng. - A, cái người trông coi chợ vịt cách đây ba trăm năm chứ gì? – Phạm Công thốt lên. - Thưa vâng. Chủ tôi muốn làm Thượng đẳng thần, can thế nào cũng không được. - Chủ ngươi gian trá lắm. Cả làng Vân Vi chuyên nghề mua vịt gầy, trước khi bán tọng bánh đúc cho đầy diều cho nặng thêm. Lại còn treo những đinh sắt, móc đồng vào quả cân, đổ thủy ngân vào cán cân. Bậy bạ thế, làm thành hoàng Vân Vi đã là quá đáng, sao dám sánh với các bậc dựng nước, giữ nước. Nói rồi giũ áo đứng dậy, vào nhà ngủ ngon. Đêm sau, Phạm Công có việc ở bộ Lại, khi về muộn người đã nẫu vì rượu. Phu nhân sai đầy tớ rửa mặt nước nóng, đổ nước gừng, bôi vôi rồi lui ra. Một lúc nho sinh tối qua lại đến, lần này bộ dạng nhăn nhúm, trên mặt thâm tím không còn sợi lông xanh dài. Thoạt thấy, Công mắng ngay: “Đã bảo rồi, mà chủ ngươi còn cố đấm. Láo thế là ta tước cái thành hoàng đấy”. - Bẩm, tôi cũng không muốn lại phiền, nhưng bị mấy đấm mấy đạp, còn cắt cả lông mày bảo mạng. Công định gọi người nhà đuổi đi thì nho sinh quỳ thụp xuống, thì thầm rất khẽ. Công lặng người, đổ mồ hôi hột lấm tấm, hết nóng chuyển sang lạnh rồi lại hầm hập như ngồi phải hỏa lò. Một lát thì trầm tĩnh, hỏi: - Chủ ngươi sao có quyền lực thế được? - Bẩm, vì kiếp trước ngài lỡ tay tát người bán vịt điêu hộc máu mồm, nên kiếp này phải trả nợ vô sinh. Chỉ có chủ tôi là giải được cái hạn ấy. - Ta không tin. - Thế thì tiếc lắm. Nho sinh dợm đi, Công giật lại: “Nhưng ta không thể làm việc ấy một mình. Bên trên có quan thái sư, mà ta không muốn đưa của đút, bẩn tay lắm”. - Quan thái sư đã có chủ tôi lo. Ai mà chả thích bạc. - Hoàng thượng biết thì ta bị tru di. - Hoàng thượng lại càng dễ. Ngự trên cao, nói sao mà chả tin. Vả quan ngài gây dựng được uy tín rồi còn gì. - Lại còn đồng liêu quyến thuộc, bịt sao được mắt những kẻ ấy. - Chủ tôi liệu cả rồi. Bọn kẻ sĩ chỉ là đám thối mồm. Chỉ cần quan ngài, thái sư với Hoàng thượng đồng ý thì xong. Nói rồi đi hẳn. Công quay vào trong, ngắm dáng nằm của phu nhân, vẫn thắt đáy lưng ong, tóc dài chấm gót mà sao cô quả quá. Hết đền phủ này đến miếu mạo nọ, kỳ sóc vọng, tết lễ nào nàng cũng ngồi cầu tự mà kết quả gì đâu. Ngắm mãi rồi thở dài thườn thượt, quay ra ngồi vào án thư, xắn tay áo lên mài mực. Văn sách nộp lên thái sư, Phạm Công tay cứ run bắn lên, ấp úng chả ra sao. Bốc phét đến là trắng trợn, tâng Vân Vi trại chủ thành bậc phú hào mở mang nghề buôn, khiến một vùng giàu muôn ức muôn triệu. Lại còn xắn tay từ thiện xây những đình những chùa, trợ giúp kẻ khó, lúc nào trong nhà cũng nuôi một tổng ăn mày. Lạ thay, thái sư chả hỏi han gì, cứ nhận quyển rồi bảo về. Sau mấy đêm, Công phải bảo vợ nhổ tóc trắng trên đầu cho vợi. Rồi một đạo dụ ban ra, sắc phong Vân Vi trại chủ làm Thượng đẳng linh thần, sánh cùng Thái Tổ Hoàng đế, Linh Thảo Sơn thần và Minh Quang Đại vương. Bộ Công, bộ Hộ, bộ Hình, nhất là bộ Lễ, bộ Học đều giật mình. Nhưng ai dám cãi vua? Phạm Công đến nhiệm sở, đi lại các nơi bị lạnh nhạt, chế giễu nhiều hơn. Nhưng ngài không chấp. Sự bẽ bàng cũng chẳng bằng niềm vui riêng: phu nhân đã tắt tháng, nôn khan, lông mày dựng ngược. Cái núm vú của nàng trước đỏ tươi, rất đẹp, dần dần trở sang thâm đen, mọc gai gạo. Ngắm nàng mình mẩy tròn trịa, Công khoan khoái, thấy những tiếng tăm, danh vọng chẳng là gì với hạnh phúc nhỏ nhoi này. Một đêm sau cái đêm trăng muộn nọ, phu nhân sinh con trai, đặt Nguyệt Phùng. Đứa bé càng lớn càng khôi ngô, mới năm tuổi đã thuộc khối mặt chữ. Công yêu Nguyệt Phùng vô cùng, ra sảnh đường thì chớ, về nhà là nâng niu đùa giỡn, đi đâu cũng cho cùng theo. “Cái nợ của cha đây, cái nợ của cha đây”. Nghe chồng nựng con thế, phu nhân thường nặng mặt, phỉ phui cái mồm. Nhưng mặc lòng, Công không thể âu yếm con theo cách khác. *** Ngày tháng thoi đưa, thấm thoắt Nguyệt Phùng đã lên năm. Lời trẻ bi bô mà bịn rịn, Phạm Công đi đâu cũng nhớ con. Ngài không thể ngờ mình lại yếu đuối, tầm thường làm vậy. Vẫn chăm chỉ, nghiêm cẩn trong công việc, ngài dần lấy lại sự kính trọng của đồng liêu. Nhưng buông đèn sách ra, ngài gắn chặt lấy con, bị lệ thuộc vào nó, buồn thấy cứt nó xanh, khi chuyển sang vàng, ngửi thấy thối là đã mừng rỡ lắm. Đã có lúc ngài thấy giấc mộng kinh bang tế thế thuở nào thật cỏn con so với niềm vui thế tục này. Chà, Nguyệt Phùng, cái nợ của cha, sao con ra đời oái oăm làm vậy. Nhưng dẫu thế nào, cha chẳng thấy ăn năn cắn rứt. Ngày Nguyệt Phùng tròn sáu tuổi, Phạm Công mở tiệc lớn khoản đãi từ viên thư lại tầm thường nhất đến bà con xa xôi. Quà cáp chả mấy hậu hĩ nhưng toàn những gương mặt chất phác, những chúc mừng đôn hậu. Ròng rã những bữa đạm bạc, những buổi ê hề, đến đêm thứ năm, sau tuần rượu cuối, ngài đương lơ mơ thì có người dựng giường dậy, hất cho ngã sóng soài. Trước mặt, một cái bóng trắng cầm cành dâu quất túi bụi. Ngài che mặt mắng rằng: “Yêu ma cút ngay! Ta bình sinh chưa biết sợ là gì!” Cành dâu quất càng khỏe, yêu nữ áo trắng mắm môi mắm lợi trút căm hờn: “Sao ngươi chẳng nghĩ đến ta? Sao ngươi chẳng nghĩ đến ta?” Ngài đã lấy lại bình tĩnh, từ tốn nhủ: “Con giặc cái này đành hanh quá, làm sao mà cho ngươi cái gì được”. Yêu nữ đáp đanh nọc: “Không biết đến ta thì liệu hồn!” rồi bỏ đi. Phạm Công chỉ hơi lấy làm lạ, ngẫm nghĩ một tí rồi ngủ tiếp. Qua ngày sau, người nhà báo trâu bò ở những trại ấp của ngài, từ Hoan Diễn lên thượng du đều bị lở móng chết hàng loạt. Ngày sau nữa, mấy dãy chợ bên Kinh Bắc cháy rụi, chẳng thu được một xu thuế. Rồi dịch bệnh nổi lên, giếng ăn sau nhà có xác chết, người ăn kẻ ở tâm phúc lễnh loãng việc nhà, đêm đêm lên cơn mộng du, cứ trèo lên mái nhà tru như đực cái gọi nhau. Chỉ trong mấy hôm, tài sản ức triệu của Công vợi hẳn. Phu nhân hoảng hốt. Công vẫn thản nhiên, biết rằng thế nào yêu nữ cũng đến. - Thì muốn gì, đấy cứ nói cho đây biết chứ! Thấy Phạm Công bỡn cợt, yêu nữ tức vằn mắt. “Ta chỉ nói khi ngươi đã biết quyền lực của ta”. “Thì cũng đến khánh kiệt nhà cửa là cùng. Ta đâu có sợ. Ta khinh ghét quyền lực của mi”. Nghe Công nói cứng, yêu nữ cười nhạt, bỏ đi ngay. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi mà quá khốc liệt. Sáng hôm sau, Nguyệt Phùng đang tươi rói bỗng hóa ra tàu lá hơ trên lửa hồng. Công mời danh y phục thuốc, uống được mươi thang thì hồi sức trở lại, nhưng đường ăn nói đã tắt hẳn. Thấy con hết bi bô mà chỉ u ơ, vợ chồng héo hon. “Chẳng biết kiếp trước nợ nần gì mà khốn nạn thế”, phu nhân bảo. Công lặng ngắt như tờ, đêm nào cũng thức đợi. Sắp gục vì kiệt sức thì người áo trắng ấy quay lại, xưng danh là ma cái ở tổng Bình Dương, vẫn thường tới các đoạn đèo hiểm trở từ Nam chí Bắc, giả mỹ nhân dụ dỗ rồi xô khách qua đường xuống vực. Người ấy độc ác và quỷ quyệt khôn lường, chỉ lấy độc hại mà chi phối chúng sinh, làm người ta khiếp sợ mà thần phục, nay muốn vào bậc Thượng đẳng thần. Từng năm lăn lộn khắp nhân gian, quá biết những thủ đoạn của ma cái, Phạm Công nhất mực vâng dạ. Ngày sau, ngài thảo quyển thư, dùng những lời ngợi ca tuyệt vời nhất bồi đắp công tích bà ta thành núi cao biển sâu, lại còn đặt mỹ tự Bình Dương thần nữ. Như lần trước, thái sư đồng ý tăm tắp với tờ trình. Rồi đức Hiến Tông chuẩn y, sắc phong vị Thượng đẳng thần thứ năm. Bàn thờ dân gian lại có thêm một bài vị. Ngày giỗ tế, tết lễ, ai nấy kính cẩn hương khói, ngợi ca công đức cả năm vị theo thần thái những bản sắc phong triều đình ban ra. Những lời cầu khẩn giống nhau, những thành tâm bằng nhau, nhất mực tin tưởng nhẽ vua truyền. Chỉ có điều ở bộ Lễ, đám liêu thuộc không còn dịp dòm ngó, mỉa mai Phạm Công nữa. Ngài đã cáo quan trở lại nghề đóng cối gia truyền, âm thầm như một nông phu. Hàng tháng trời ngài xa gia đình, đung đưa gánh đồ nghề trên vai, nay làng này mai tổng khác. Trở về nhà, hễ thấy thằng con câm cầm cái bút thì giằng lấy bẻ vụn, vùi luôn xuống đất. HẾT
Thái sư bảo đem vuông lụa và mươi đĩnh bạc cho Phạm Công, phán: “Thầy theo hướng này là đúng, nhưng hãy làm cho văn chương thơm nức lên. Bằng không thì lấy vuông lụa mà tự xử”. Lại về trầy trật mài mực, nhỏ thêm vào nghiên vài giọt nước thơm, rồi lấy hết sức bình sinh nhuận sắc. Nộp. Duyệt. Trả lại. Nhuận sắc thêm. Đến lần thứ ba thì vừa ý thái sư. Quyển văn được vua ưng chuẩn ngay, rằng chọn lựa chuẩn xác, hàm ý súc tích, văn chương sang trọng, xứng với công tích các vị ấy. Một đạo dụ thảo ra, các đình làng, miếu mạo đều đặt bàn thờ mới có bài vị tam vị Thượng đẳng tối linh thần. Thờ riêng, ở trên cùng. Còn những ông thành hoàng cũ tuốt lượt sắp từ trung đẳng trở xuống. Thảng hoặc có phe giáp bướng bỉnh giữ nguyên Thượng đẳng thần cũ, thì quan quân về đấm đá đạp, cho cạch mặt. Trật tự thờ cúng xếp đặt xong, thượng thư bộ Lễ được phong tước hầu. Công có những trang trại ở Hưng Hóa, Hoan Diễn, được thu thuế khu chợ vải, khu thuốc nam ở Kinh Bắc, lộc ăn đời đời không hết. Mùa nào thức ấy, người nhà hương cam Canh, vải thiều, nhãn lồng, chim ngói, sâm cầm, đem so với ngự thiện chẳng kém mấy nỗi. Nhưng ngài tính khiêm nhường, hay gọi bọn sĩ tử lại cùng thù tạc. Chúng thấy Công thật đáng trọng, chỉ thỉnh thoảng hơi ngây ngây như mất hồn. Hỏi, chẳng thấy nói sao. *** Đêm sau rằm tháng tám, Phạm Công dọn tiệc nhỏ ngoài vườn, đối ẩm với phu nhân. Chốc nhát sương sa, phu nhân kêu lạnh, lui vào. Công nửa nằm nửa ngồi trên ghế đu bâng khuâng, cứ một câu thơ lại một hớp rượu, buồn vui lẫn lộn, rất xao xuyến mà chả hiểu vì sao. Bỗng có người đi vào, ăn vận lối nho sinh, mặt trắng sáng sủa, có sợi lông màu xanh cỡ ngón tay trỏ trên mày trái. Người ấy thi lễ, rồi đứng yên. Công cũng hờ hững chỉ tay vào chén rượu rồi cứ tì tì một mình. Được một canh giờ, sương đã ướt vai, thấy nho sinh vẫn đứng, bèn hỏi: - Người cần mảnh tú tài kỳ thi tới à? - Thưa không. - Hay muốn một chân ở nha tu thư? Ta chắc ngươi đã đỗ đạt… - Thưa không. - Thì nói đi. - Nhưng chửa chắc bề trên đã đáp ứng, nên tôi băn khoăn. - Đã nói gì mà chắc với lép. -Tôi biết quan ngài chính trực, không giúp người để nhận lộc hèn hạ bao giờ. Hiềm vì chủ tôi thúc quá. - Chủ ngươi là ai? - Là Vân Vi trại chủ, ở phủ Sinh Đồng. - A, cái người trông coi chợ vịt cách đây ba trăm năm chứ gì? – Phạm Công thốt lên. - Thưa vâng. Chủ tôi muốn làm Thượng đẳng thần, can thế nào cũng không được. - Chủ ngươi gian trá lắm. Cả làng Vân Vi chuyên nghề mua vịt gầy, trước khi bán tọng bánh đúc cho đầy diều cho nặng thêm. Lại còn treo những đinh sắt, móc đồng vào quả cân, đổ thủy ngân vào cán cân. Bậy bạ thế, làm thành hoàng Vân Vi đã là quá đáng, sao dám sánh với các bậc dựng nước, giữ nước. Nói rồi giũ áo đứng dậy, vào nhà ngủ ngon. Đêm sau, Phạm Công có việc ở bộ Lại, khi về muộn người đã nẫu vì rượu. Phu nhân sai đầy tớ rửa mặt nước nóng, đổ nước gừng, bôi vôi rồi lui ra. Một lúc nho sinh tối qua lại đến, lần này bộ dạng nhăn nhúm, trên mặt thâm tím không còn sợi lông xanh dài. Thoạt thấy, Công mắng ngay: “Đã bảo rồi, mà chủ ngươi còn cố đấm. Láo thế là ta tước cái thành hoàng đấy”. - Bẩm, tôi cũng không muốn lại phiền, nhưng bị mấy đấm mấy đạp, còn cắt cả lông mày bảo mạng. Công định gọi người nhà đuổi đi thì nho sinh quỳ thụp xuống, thì thầm rất khẽ. Công lặng người, đổ mồ hôi hột lấm tấm, hết nóng chuyển sang lạnh rồi lại hầm hập như ngồi phải hỏa lò. Một lát thì trầm tĩnh, hỏi: - Chủ ngươi sao có quyền lực thế được? - Bẩm, vì kiếp trước ngài lỡ tay tát người bán vịt điêu hộc máu mồm, nên kiếp này phải trả nợ vô sinh. Chỉ có chủ tôi là giải được cái hạn ấy. - Ta không tin. - Thế thì tiếc lắm. Nho sinh dợm đi, Công giật lại: “Nhưng ta không thể làm việc ấy một mình. Bên trên có quan thái sư, mà ta không muốn đưa của đút, bẩn tay lắm”. - Quan thái sư đã có chủ tôi lo. Ai mà chả thích bạc. - Hoàng thượng biết thì ta bị tru di. - Hoàng thượng lại càng dễ. Ngự trên cao, nói sao mà chả tin. Vả quan ngài gây dựng được uy tín rồi còn gì. - Lại còn đồng liêu quyến thuộc, bịt sao được mắt những kẻ ấy. - Chủ tôi liệu cả rồi. Bọn kẻ sĩ chỉ là đám thối mồm. Chỉ cần quan ngài, thái sư với Hoàng thượng đồng ý thì xong. Nói rồi đi hẳn. Công quay vào trong, ngắm dáng nằm của phu nhân, vẫn thắt đáy lưng ong, tóc dài chấm gót mà sao cô quả quá. Hết đền phủ này đến miếu mạo nọ, kỳ sóc vọng, tết lễ nào nàng cũng ngồi cầu tự mà kết quả gì đâu. Ngắm mãi rồi thở dài thườn thượt, quay ra ngồi vào án thư, xắn tay áo lên mài mực. Văn sách nộp lên thái sư, Phạm Công tay cứ run bắn lên, ấp úng chả ra sao. Bốc phét đến là trắng trợn, tâng Vân Vi trại chủ thành bậc phú hào mở mang nghề buôn, khiến một vùng giàu muôn ức muôn triệu. Lại còn xắn tay từ thiện xây những đình những chùa, trợ giúp kẻ khó, lúc nào trong nhà cũng nuôi một tổng ăn mày. Lạ thay, thái sư chả hỏi han gì, cứ nhận quyển rồi bảo về. Sau mấy đêm, Công phải bảo vợ nhổ tóc trắng trên đầu cho vợi. Rồi một đạo dụ ban ra, sắc phong Vân Vi trại chủ làm Thượng đẳng linh thần, sánh cùng Thái Tổ Hoàng đế, Linh Thảo Sơn thần và Minh Quang Đại vương. Bộ Công, bộ Hộ, bộ Hình, nhất là bộ Lễ, bộ Học đều giật mình. Nhưng ai dám cãi vua? Phạm Công đến nhiệm sở, đi lại các nơi bị lạnh nhạt, chế giễu nhiều hơn. Nhưng ngài không chấp. Sự bẽ bàng cũng chẳng bằng niềm vui riêng: phu nhân đã tắt tháng, nôn khan, lông mày dựng ngược. Cái núm vú của nàng trước đỏ tươi, rất đẹp, dần dần trở sang thâm đen, mọc gai gạo. Ngắm nàng mình mẩy tròn trịa, Công khoan khoái, thấy những tiếng tăm, danh vọng chẳng là gì với hạnh phúc nhỏ nhoi này. Một đêm sau cái đêm trăng muộn nọ, phu nhân sinh con trai, đặt Nguyệt Phùng. Đứa bé càng lớn càng khôi ngô, mới năm tuổi đã thuộc khối mặt chữ. Công yêu Nguyệt Phùng vô cùng, ra sảnh đường thì chớ, về nhà là nâng niu đùa giỡn, đi đâu cũng cho cùng theo. “Cái nợ của cha đây, cái nợ của cha đây”. Nghe chồng nựng con thế, phu nhân thường nặng mặt, phỉ phui cái mồm. Nhưng mặc lòng, Công không thể âu yếm con theo cách khác. *** Ngày tháng thoi đưa, thấm thoắt Nguyệt Phùng đã lên năm. Lời trẻ bi bô mà bịn rịn, Phạm Công đi đâu cũng nhớ con. Ngài không thể ngờ mình lại yếu đuối, tầm thường làm vậy. Vẫn chăm chỉ, nghiêm cẩn trong công việc, ngài dần lấy lại sự kính trọng của đồng liêu. Nhưng buông đèn sách ra, ngài gắn chặt lấy con, bị lệ thuộc vào nó, buồn thấy cứt nó xanh, khi chuyển sang vàng, ngửi thấy thối là đã mừng rỡ lắm. Đã có lúc ngài thấy giấc mộng kinh bang tế thế thuở nào thật cỏn con so với niềm vui thế tục này. Chà, Nguyệt Phùng, cái nợ của cha, sao con ra đời oái oăm làm vậy. Nhưng dẫu thế nào, cha chẳng thấy ăn năn cắn rứt. Ngày Nguyệt Phùng tròn sáu tuổi, Phạm Công mở tiệc lớn khoản đãi từ viên thư lại tầm thường nhất đến bà con xa xôi. Quà cáp chả mấy hậu hĩ nhưng toàn những gương mặt chất phác, những chúc mừng đôn hậu. Ròng rã những bữa đạm bạc, những buổi ê hề, đến đêm thứ năm, sau tuần rượu cuối, ngài đương lơ mơ thì có người dựng giường dậy, hất cho ngã sóng soài. Trước mặt, một cái bóng trắng cầm cành dâu quất túi bụi. Ngài che mặt mắng rằng: “Yêu ma cút ngay! Ta bình sinh chưa biết sợ là gì!” Cành dâu quất càng khỏe, yêu nữ áo trắng mắm môi mắm lợi trút căm hờn: “Sao ngươi chẳng nghĩ đến ta? Sao ngươi chẳng nghĩ đến ta?” Ngài đã lấy lại bình tĩnh, từ tốn nhủ: “Con giặc cái này đành hanh quá, làm sao mà cho ngươi cái gì được”. Yêu nữ đáp đanh nọc: “Không biết đến ta thì liệu hồn!” rồi bỏ đi. Phạm Công chỉ hơi lấy làm lạ, ngẫm nghĩ một tí rồi ngủ tiếp. Qua ngày sau, người nhà báo trâu bò ở những trại ấp của ngài, từ Hoan Diễn lên thượng du đều bị lở móng chết hàng loạt. Ngày sau nữa, mấy dãy chợ bên Kinh Bắc cháy rụi, chẳng thu được một xu thuế. Rồi dịch bệnh nổi lên, giếng ăn sau nhà có xác chết, người ăn kẻ ở tâm phúc lễnh loãng việc nhà, đêm đêm lên cơn mộng du, cứ trèo lên mái nhà tru như đực cái gọi nhau. Chỉ trong mấy hôm, tài sản ức triệu của Công vợi hẳn. Phu nhân hoảng hốt. Công vẫn thản nhiên, biết rằng thế nào yêu nữ cũng đến. - Thì muốn gì, đấy cứ nói cho đây biết chứ! Thấy Phạm Công bỡn cợt, yêu nữ tức vằn mắt. “Ta chỉ nói khi ngươi đã biết quyền lực của ta”. “Thì cũng đến khánh kiệt nhà cửa là cùng. Ta đâu có sợ. Ta khinh ghét quyền lực của mi”. Nghe Công nói cứng, yêu nữ cười nhạt, bỏ đi ngay. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi mà quá khốc liệt. Sáng hôm sau, Nguyệt Phùng đang tươi rói bỗng hóa ra tàu lá hơ trên lửa hồng. Công mời danh y phục thuốc, uống được mươi thang thì hồi sức trở lại, nhưng đường ăn nói đã tắt hẳn. Thấy con hết bi bô mà chỉ u ơ, vợ chồng héo hon. “Chẳng biết kiếp trước nợ nần gì mà khốn nạn thế”, phu nhân bảo. Công lặng ngắt như tờ, đêm nào cũng thức đợi. Sắp gục vì kiệt sức thì người áo trắng ấy quay lại, xưng danh là ma cái ở tổng Bình Dương, vẫn thường tới các đoạn đèo hiểm trở từ Nam chí Bắc, giả mỹ nhân dụ dỗ rồi xô khách qua đường xuống vực. Người ấy độc ác và quỷ quyệt khôn lường, chỉ lấy độc hại mà chi phối chúng sinh, làm người ta khiếp sợ mà thần phục, nay muốn vào bậc Thượng đẳng thần. Từng năm lăn lộn khắp nhân gian, quá biết những thủ đoạn của ma cái, Phạm Công nhất mực vâng dạ. Ngày sau, ngài thảo quyển thư, dùng những lời ngợi ca tuyệt vời nhất bồi đắp công tích bà ta thành núi cao biển sâu, lại còn đặt mỹ tự Bình Dương thần nữ. Như lần trước, thái sư đồng ý tăm tắp với tờ trình. Rồi đức Hiến Tông chuẩn y, sắc phong vị Thượng đẳng thần thứ năm. Bàn thờ dân gian lại có thêm một bài vị. Ngày giỗ tế, tết lễ, ai nấy kính cẩn hương khói, ngợi ca công đức cả năm vị theo thần thái những bản sắc phong triều đình ban ra. Những lời cầu khẩn giống nhau, những thành tâm bằng nhau, nhất mực tin tưởng nhẽ vua truyền. Chỉ có điều ở bộ Lễ, đám liêu thuộc không còn dịp dòm ngó, mỉa mai Phạm Công nữa. Ngài đã cáo quan trở lại nghề đóng cối gia truyền, âm thầm như một nông phu. Hàng tháng trời ngài xa gia đình, đung đưa gánh đồ nghề trên vai, nay làng này mai tổng khác. Trở về nhà, hễ thấy thằng con câm cầm cái bút thì giằng lấy bẻ vụn, vùi luôn xuống đất. HẾT
21 nhận xét:
" Sứ mệnh " và vai trò của người cầm bút nói riêng , và giới trí thức nói chung trong xã hội , xưa nay người ta đã nói rất nhiều ...khi thì bằng những bài chính luận gai góc khi chỉ là bút kí nhẹ nhàng dân dã...tất thảy đều vẽ ra sự thồng nhất trong mâu thuẫn tự cổ chí kim giữa Quân và Thần !
Hôm nay đọc câu chuyện của TC cảm thấy thật nhẹ nhàng thú vị .Có thể khẳng định mà ko sợ sai rằng vấn đề này anh suy nghĩ rất nhiều , rất sâu...và hình như anh chưa nói hết , đến tận cùng của " nan đề " luôn mang tính thời sự này .Cũng dễ hiểu thôi , khi " nó " đụng chạm đến bát cơm manh áo của vợ con anh , và xa hơn nữa , đụng đến vị thế , thậm chí sự tồn tại của chính bản thân anh .
Cũng chính vậy mà ta được mục sở thi sự khéo léo - tài cao - của anh khi động đến câu chuyên nhạy cảm này .Văn phong thật nhuyễn , dân dã mà trí tuệ , thông minh , đầy tự tin trong từng con chữ , thậm chí đến từng dấu chấm dấu phảy ! Mạch chuyện chảy đều , có sự thống nhất trước sau , bi hài tự nhiên ko chút gượng ép ....tóm lại là " PRO " !!
Thì ra ngày xưa, người ta cũng biết quyền chức là phù vân nhỉ!
Cái nghề viết lách chẳng biết đâu mà lần, viết cho đúng thời phải trả giá, mà bẻ queo để lợi vào thân thì có ai tránh được không?
Cuối cùng làm anh phó cối lại thong dong hơn chăng?
HĐ: cậu khen tớ phổng mũi lắm. Nhưng chữ "anh" nghe lạ lạ thế nào.
Bản này bị lỗi nhiều lắm, nhất là xuống dòng nó cứ liền lại
QT: anh phó cối thong dong nếu yên phận phó cối thôi. Còn cứ so bì thì lại tự làm khổ mình
TC : Chữ " anh " - tớ bình cho khách quan , như 1 độc giả - hoặc cao hơn : nhà " ný nuận phê bình " ! .
Tớ rất thích cách viết của cậu trong truyện này hoặc " hai đức chúa ông " . Văn phong dân dã dễ đọc dễ hiểu ...tưng tửng rất đáng yêu .
Tiện đây tớ cũng bình luôn là " Bay lượn thử nghiệm " của cậu hình như không đạt đc phong độ ! Đề tài lớn và hay - tất nhiên vì vậy mà khó - nhưng hình như suy nghĩ của cậu về v/ đ này chưa đc sâu và " chín tới " .Mạch chuyện ko nhuyễn , thậm chí có đôi chỗ " sượng " - có thể viết lâu rồi , có t/c thử bút chăng ? .
Dạy và học nói chung , đặc biệt các môn xã hội - thảo luận đc rất khó , viết cho hay - càng khó .Nhưng tính tớ cứ thích " hay " , thích "đẹp "....hè hè !!!
HĐ: cậu quá sành. Bay lượn là truyện luận đề, tức là có ý tứ rồi mới đem các chi tiết lắp ghép vào. Nên thịt thà nó mỏng, ko che được "dáng" xương.
Còn thì cũng có lúc viết được cái mình ưng ý, người đọc cũng ưng. Có cái coi là "viết để đời", cốt "tuyên ngôn" này nọ mà lại sượng, cứng quèo. nhưng nói chung đã viết thì đều nghiêm văn túc cả, ko thử bút đâu.
Thượng đẳng thần được vào vài sách tuyển, loại rất nhiều bây giờ chứ ko như thời chúng minh, mình yên tâm là thành công
TC,HĐ: "Thượng đẳng thần" tớ tình cờ đọc được trên"Đại biểu nhân dân-điện tử",không hiểu các "ông nghị,bà nghị" có đọc không ? Tớ thích kiểu viết này.
Truyện của TC có khối thứ có thể mang ra bàn chơi .
Chẳng hạn luận về sướng khổ ở đời : đc như bác phó cối cũng là hay - như QT nhận xét . Ban ngày đi " đóng " cho các bà các cô khắp thiên hạ , tối về ngồi bên xị rượu với con cá mè luộc , thêm tí hành , rau thơm ...chà chà !!! . Chén xong làm tuần trà thuôc...rồi xoa chân lên giường...sướng lên thì " đóng " cho bà xã 1 , 2 cái gọi là....hè hè !
Có những lúc tớ nghĩ bon hippi bên Mĩ cũng có lí .Sống trong môi trương văn minh mãi cũng chán .Lắm lúc tưởng tượng rằng mấy thằng mình ( có thêm mấy con " mòng " nữa càng hay ) , rét thế này kiếm lấy 1 cái hang - lót rơm rạ lá lẩu để nằm , tán phét & luận anh hùng chơi...chỉ mang theo tối thiểu - nhất thiết phải có rượu có lửa , trà thuốc....- chơi vài hôm rồi về !....tiện nghi mãi chán rồi !!!!!!!
bác phó cối như HĐ cụ tỷ ra sung sướng quá. Miễn là ko đứng núi này trông núi nọ
hôm nọ đọc báo về phụ nữ miền Tây Nam Bộ lấy chồng ngoại, có ảnh thằng Đài Loan sang hỏi vợ, đầu ngoẹo, mặt đao, mà vẫn đắt. Các chị phó cối miền Tây chắc ko thể đói. Vựa thóc mà. Nhưng kém bác phó cối HĐ cái triết lý sống ung dung tự tại, coi rẻ thân thể mình, nhân phẩm mình cho thằng ngọng nó vọc. Cám cảnh quá. Mà đã chắc gì được sung sướng.
Còn đoạn tìm một ổ rơm nào đó thì tớ thích quá, và cũng có điều kiện. Chứ ngồi ở HN nhậu ngày hai trận thật oải
Các ông bác bàn chuyện hay thế! tui vừa đọc vừa bật cười thành tiếng-như một thằng rồ!
HĐ giống như 'vàng mười' càng có tuổi càng 'đắt'!
Thật vui vì blog thật có ích,nó chùi từng chút từng chút lớp 'bụi' năm tháng để rồi làm lộ dần dần ánh lấp lánh hóm hỉnh của những người bạn.
Đầu năm có được cảm nhận này,tớ thật 'hên'.He he.
TL: không có vàng mười bao giờ. Nên tính cụ thể ra thì HĐ là vàng 9999 đến từng gờ ram
Hè hè , mấy ông bạn tui rõ là ....!
Mấy hôm nay trên mạng Nguyễn Văn An bị đánh ghê quá : hết L K Phiêu + N Đ Bình , lại đến mấy ông tướng cựu trào viết thư lên BCT đòi xử lí !
Ngày càng thấy cuộc đấu tranh cho dân chủ và nền pháp trị phức tạp đến thế nào !
HĐ: đồng chí đấu tranh thì lại càng khó, nhất là khi phải "Giữ đoàn kết như con ngươi...". Những thứ ta nói thoải mái ở blog này, có ai ko đồng ý thì cũng ko "gì" lắm. Nhưng đem ra chỗ blog chung khéo ko khỏi mất vui
Có chuyện này mình nghe lại, và hình như đã kể, nay tái bản nha. Khoảng đầu '90, viện trưởng viện Mác - Lê Đặng Xuân Kỳ trình đề án chuyển viện này ra UB KHXH. Vì, một là ở cơ quan nhà nước việc nghiên cứu được khoa học hơn cơ quan đảng; hai, các nước xhcn (cũ) khác ko còn loại viện ấy. Thường trực BBT là ông NT Bình bèn phê vào tờ trình đại loại "các nước ko còn thì mình càng phải còn".
Khác ông Kỳ, ông em Đặng Việt Bích vừa viết thư đề nghị TV ko chiếu phim Bí thư tỉnh uỷ để khỏi ảnh hưởng đến uy tín ông bố. Nó cứ chiếu
Chúng ta đang gặp phải 1 bi kịch mang tính lịch sử : Những con người vô cùng đáng kính trong cuộc chiến tranh giải phóng lại trở thành lực cản của sự đổi mới tất yếu về chính trị .
Sự phân liệt là không tránh khỏi trên con đường đi lên cùng thời đại của cả dân tộc .Người anh hùng của ngày hôm trước lại trở thành đối tượng của ngày hôm nay ....ĐAU QUÁ !!!!
@HĐ : đừng đau! Vì đó là qui luật mà, tất phải vậy. Và như thế có nghĩa là CUỘC SỐNG ĐANG DIỄN RA NHƯ NÓ VỐN PHẢI NHƯ THẾ!
TL : Ok , ok ! Cậu phân tích bằng lí trí , đúng tuyệt đối 101% , còn tui " nói chiện tình củm " , sai dưới 1%!!!!!
TC : Ngoài đời cha nội Đặng Việt Bích thế nào ko biết chứ riêng chuyện này thì quá tầm thường .Ở đời đúng sai là chuyện nhỏ .Sao hắn không ngẩng cao đầu :" dẫu sao thì cha tao cũng vẫn là anh hùng cái thế .Sự nghiệp được như Ông , cả trăm năm liệu có mấy người ?".
Mình có nghe 1 ông bên BNG nói , về phương diện đạo đức , ông là tấm gương sáng nhất !
Về đạo đức ai bằng đc TC. Nghiêm trang, chỉn chu kiểu Nho giáo. Chữ nghĩa chuẩn, "đánh dấu chấm trên chữ I" cả theo nghĩa đen (Lăng Bác) lẫn nghĩa bóng. Không tốt nhịn như PVĐồng cũng ko quyền biến đc như ông Duẩn ông Thọ. Nhưng ko khỏi cứng nhắc giáo điều. Sau bao năm "cầm" cái hư quyền là quốc hội, sáng ra nhiều điều nên rực sáng giai đoạn thay ông Duẩn.
Toà soạn báo Tin tức 105 Phùng Hưng hồi 36-39, ông bà TC có một "góc", để bao giờ phải to tiếng thì ko ai nghe thấy
TL thấy tượng TC ở huyện Xuân Trường thế nào?
Con cái thì cũng ko nghe điều tiếng gì về đạo đức. Giáo sư ĐẶng Việt Bích nhạt từ cái mặt trở đi, ko hiểu sao làm tới hiệu trưởng ĐH Văn hoá. Anh cả ĐX Kỳ điềm đạm, tử tế. Phóng khoáng nhất có lẽ là bà Nga, kiến trúc sư, ở ĐÀ Lạt, làm cái nhà hình cây dị hợm lắm. Con ông to phải đi xa mới được là mình, cũng khổ.
Quay trở lại chuyện "đau đớn" nhé. Từ lâu tớ thấy mình thoát được cái cấn cá về tình cảm rồi. Tất nhiên môi trường mình nó khác, nhưng khi thấy những rạn vỡ, thậm chí đổ vỡ của "hệ thống",có khi còn khoái. Nhưng cái trường hợp ông già mình nói về Lê VĂn Tám thì nhạy cảm quá, chạm sát sạt. Nhưng rồi cũng có được sự yên ổn với mình mà ko phải AQ.
@TC: Cậu đã có lần kể với mình một nhận xét rất ấn tượng về cái tượng ấy "trông giống như...chú Tễu".
Vế quê,đi qua quảng trường TC ở huyện lỵ Xuân trường,để ý mới thấy ...đúng như thế!
Hình như có một 'chế độ'cho TBT sau khi chết: được lấy từ nguồn tiền ngân sách làm một khu lưu niệm và một con đường cái đi từ tỉnh lỵ dẫn về tới nơi đó, đặt tên một quảng trường ở quê hương với một tượng toàn thân .
Cái tượng Cụ TC,cũng như tượng Cụ HCM...vv...đều là sản phẩm mang đặc điểm của việc 'tiêu tiền chính sách,chế độ',nên rốt cục khá lắm cũng chỉ thành là "...tượng đồng phơi những lối mòn"
Mặt khác, qua việc này cũng thấy được :trong 'hình ảnh' lãnh tụ CM, các Cụ không mang lại cảm hứng gì cho giới tạc tượng cả,có khi không 'gần gũi' và 'bất tử' bằng hình tượng 'Thánh Gióng','Đuốc sống Lê Văn Tám 'trong lòng người dân Việt?..
Hay tượng Lê Lợi (cũ) bên Hồ Gươm đứng trên cột cao chót vót, tuy nhỏ nhưng truyền cảm hứng uy nghi nhiều hơn tượng lý Công Uẩn hoặc Trần Hưng Đạo to lớn được làm đời nay bởi các NS CM.Ko hiểu sao nhìn những bức tượng 'cao lớn' thời nay ấy, tôi cứ cảm giác như đang xem một 'diễn viên' diễn vai mới bỏ mẹ chứ!Sao lại đến nông nỗi này, lỗi tại ai,'anh' hay 'ả'? họa may có chú Tễu mới biết được!
Chao ôi,'nền' tạc tượng CM cũng không thể nằm ngoài 'nền' 'tô vẽ' CM được mà.
Nhân nhắc tới chuyện TC-KN,tôi nghĩ thế này : khoán của Cụ KN xảy ra vào thập niên 60 thế kỷ 20,lúc CT đang ác liệt,vậy nếu cứ cho khoán trên toàn miền Bắc thì điều gì sẽ xẩy ra đây? sản lượng lúa sẽ tăng là chắc chắn( tuy nhiện dẫu có phát huy được thì vẫn ta chưa thể tự túc gạo để duy trì sức quân được đâu ạ),còn lại thì hệ lụy lại ko thể lường được: liệu thanh niên còn hăng hái ra tiền tuyến nữa ko? sự phân hóa về vật chất và tư tưởng sẽ xẩy ra: ở nông thôn MB những nhà có con ngoài mặt trận,hy sinh nhiều hơn sẽ thua thiệt đủ đường so với những nhà khác,đó là điều có sức tàn phá ghê gớm.Liệu hâu phương,rồi tiếp theo là tuyền tuyến có còn yên ổn hướng về GPMN nữa ko?...vv... và..vv..Ấy còn chưa nói về mặt lý luận chưa có sự chuẩn bị cho xem xét việc này.
Vì vậy ngăn chặn việc khoán lúc đó là đúng,nếu còn muốn giữ hậu phương ổn định.
Tôi vẫn cho rằng sau này dư luận có hơi 'quá' khi 'tâng bốc' và 'phê phán'. Cụ KN " chưa bao giờ bị kỷ luật, kể cả trong khoán hộ mà chỉ bị làm bản kiểm điểm và tự phê bình nghiêm túc, sau khi có chỉ đạo của Trường Chinh" (Wikipedia)Cụ KN vẫn làm BT TW Vĩnh Phúc tới năm 1977 (60 tuổi) rồi về hưu năm 1978.
Cũng giống như khi có triển lãm 'Một thời bao cấp",thế là dấy lên phong trào kể 'xấu' thời bao cấp,đủ điều,kể chủ yếu trong lúc đang CT. Mẹ kiếp ko có 'bao cấp' trong CT, liệu có đi hết được con đường 'giải phóng MN' được ko? nhiều đứa trong số đang 'chửi giả' ấy còn có được 'ăn',được 'học' để 'nhớn' đến ngày nay ko?
'A dua','vào hùa'.. kiểu 'bầy đàn' ,chẳng có gì khác là biểu hiện đặc thù của 'dân trí' và 'trí trí'...thấp mà thôi. Chao ôi bao giờ mới bớt cảnh này!
Tượng Cụ TC,theo tui nên là Bán thân-mặt trước,từ cổ áo trở lên.
Sau bài "Thượng đẳng thần" tán thế này hợp quá! he he...
Tôi xin bỏ cho lời bình của TL 1 phiếu !
Dân VN quen lối a dua bầy đàn rùi . Dánh thì hội đồng , khen thì tâng bốc đến ...trời . " Bí thư tỉnh ủy " đ... gì mà những 50 tập ? Bớt đi 45 , chỉ 5 là quá đủ .
Này, nghe tin mới nhất NT Dũng làm TBT , NS Hùng làm TT ....ghê quá !!!!!
Ý TL về khoán thời chiến quá bất ngờ và thú vị. nhưng mình chưa bỏ phiếu, phải nghĩ đã.
Về tượng đài tiền bối CM, mình nghĩ cũng ko phải thiếu quá cảm hứng quá cho sáng tác. Khách quan, thì ta ko có truyền thống tượng đài, để ngoài trời, mà chỉ có tượng thờ để trong nhà. Tượng Lê Lợi ở hồ Gươm đẹp là nhờ kích thước nhỏ. Khối tích to không gian lớn là khó hình dung với người Việt rồi.
Còn về chủ quan, chả thằng chó nào dại mà sáng tạo bay bổng khi đụng vào các cụ. Chỉn chu, nhận ra được, ko mắc lỗi phạm thượng, cứ thế mà phang. Tiền lại nhiều, tất nhiên phải lại quả cho thằng chi vì nó chọn mình. Vẽ rắn thêm chân nữa, lãnh tụ thì phải có ko gian xung quanh nữa chứ, để cụ tơ hơ ra ko có gì tôn lên nữa à. Làm xong, bố mày thách thằng nào chê công khai được. Còn loại râm ran thối mồm ko chấp.
Tức là làm loại này cần trí thông minh, tỉnh táo hơn tài hoa nghệ sĩ. Lâu nay trong và ngoài giới đều chỉ thừa nhận một cái thành công, Lê nin ở vườn Canh Nông gần nhà Công, Liên Xô làm. Tượng Hô xê Mác ty Cu ba tặng ở phố Lê Thánh Tông cũng xấu.
Thêm một chi tiết: Phong, báo Thanh niên, nói gia đình TC chỉ có một đề nghị ko làm thấp hơn người thực. Ai ngờ nhìn bình thường, người thực nó khác, lên độ cao hiệu quả khác hẳn.
Phim bí thư tỉnh đúng là làm dài quá. Nhưng tv cứ phải bôi ra để dôi tiền, và có thành tích, sản phẩm phục vụ nhân dân. Ko phải chúng nó ko biết dài là dại đâu. Có hẳn một dòng phim truyền hình đại lê thê, A chào B, B chào lại, hỏi nhau khoẻ ko hết mẹ nó mười phút, vẫn sống khoẻ nhưng ko phải cho trí thức các ông xem
Nói thêm về chuyện tượng lãnh tụ nhé. Đây gần như ko phải tác phẩm của nghệ sĩ. Mà do nhiệm vụ chính trị đặt lên tỉnh ấy, ngành văn hoá, tuyên giáo, nghĩa là rất nhiều trách nhiệm, đến nỗi thằng làm tượng ko còn chỗ thi thố chủ quan của mình. Mà người ta chỉ chọn thằng chỉn chu để đặt thôi, ko giao thằng phá cách bao giờ. Sẽ lập hội đồng từ quy hoạch đến góp ý kiến xây dựng tượng đài, có thêm gia đình, các yêu cầu về chủ đề, kích thước... Tiền thì vô tư. Người làm tượng mẫu nhỏ, gọi là ma két, thử đi thử lại, bí thư chủ tịch cho ý kiến khi duyệt. Cho nên nó cẩn tắc vô áy náy. Nhiều tên tượng lên xong thân bại danh liệt với người trong giới.
Còn về chuyện khoán, đúng là có hai mặt ngược nhau như TL nói. Nhưng mình nghĩ đói quá thì phải tính thôi. Mà khoán hay ko thì đằng nào nhà có nhiều con đi vẫn đói hơn nhà ít.
Chắc cha làm kịch bản ko phải ko nhặt được những ý ấy khi thu thập tư liệu. Nhưng khi viết ra hắn phải đơn giản hoá đi, phục vụ cho cái điều định nói.
Nhiều điều trong quá khú ko thể diễn ra theo cách nào khác, nhưng sau đấy chính những người trong cuộc vô tư phê phán. Ông Trần Huy Liệu tạo ra Lê Văn Tám là một trường hợp như thế.
Người có tuổi chê bai thời bao cấp đói khổ cũng cùng bệnh với những ông HN vào SG cái gì cũng quay lại chửi HN
Hehe, TC nói câu cuối đúng quá, nhưng về các việc các ông đang nói chuyện, ví như cái chuyện làm tượng, bây giờ có chuyện là hễ làm cái gì cũng sẽ bị chê, tôi có cảm tưởng rằng người Việt mình giỏi chê vì có quá nhiều thời gian rỗi, quán bia, quán nước vỉa hè, nơi tụ bạ họp hành và nhất là internet hễ có chuyện gì đó là thành đề tài tán gẫu, tượng Thánh Giong tượng vua Lý... có cái nào không thành đề tài để cười phe phé đâu.
Thật ra, nếu vị lãnh tụ nào khôn thì nên cấm đúc tượng mình, để tránh trường hợp của cụ Xíttalin.
Đăng nhận xét