Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010
Lan man Huế
Đầu tiên, tớ thấy TL sửa "Bạn già" thành "Người bạn già" có chỗ tiện hơn, là không gần "Bạn Trỗi" quá, hình như thế đỡ "ngứa mắt" ai hơn chăng... Đấy là cảm giác của một thằng chả biết gì về bờ lốc bờ liếc Đầu tháng 8 -2010, tớ đi Huế làm một phần trong loạt bài về các kinh đô của báo, cho dịp 1000 năm TL-HN. Đây có thể coi là ấn tượng bên lề - ĐÀN BÀ: ít người đẹp. hay đẹp đã đi cả? da khô, thường là đen. Cái dáng vẻ kinh kỳ ko còn, thành thứ trông họ ko khác người ở Hội An, Đà Nẵng bao nhiêu. Nhưng lại không mộc mạc, mà khó gần. Ko phải họ kiêu kỳ gì, nhưng có cái nếp gì đó, khuôn phép thế nào. Cái gì cũng "dạ". Giai thoại rằng anh Bắc Cờ tán em xinh thế, xứ này ai xinh bằng em không, tối nay đi chơi với anh nhé, giờ ấy, chỗ ấy nhé. Cái gì cũng "dạ". Sáng hôm sau sao em ko ra, tối nay được không... Cuối cùng chàng cáu: "Em còn cái "dạ" nào dọn nốt ra đây cả đi". - DÒNG SÔNG: ông Trần Quốc Vượng phán, các đô thị, trong đó có kinh đô, ở ta, đều dựa vào hệ thống sông nào đó. Như Cổ Loa với Hoàng Giang,ầH Nội với Nhị Hà (sông Hồng là tên Pháp đặt), Hoa Lư với sông ĐÁy, Gia Định là sông Cửu Long... Với Huế là các con sông Hương, Kim Long, BẠch Yến. Đi trên sông, luôn nhìn thấy các kiến trúc quan trọng nhất của kinh thành, và từ những nơi ấy luôn nhìn thấy dòng sông thấp thoáng. Ngoài BẮc, Hà Nội đã nhốt xong sông Hồng, như Hà Giang với sông Lô. Còn sông Châu Giang ở Phủ Lý thì nhà cửa còn chổng đít ra sông, tuồn hết chất thải xuống. Đấy là so sánh xuất hiện khi đi bộ dọc sông. Có hôm tớ đi đến gần chục cây, trong nóng bức, lên tận Kim Long, chỗ còn Văn Miếu với hàng bia khắc tên các tiến sĩ thời Nguyễn, bên cạnh là Võ Miếu thờ những ông đánh trận giỏi, chỉ còn nền, đâu như sau 75 làm doanh trại hay trường lái xe gì đó. Đi dọc sông, phải nghĩ đến Phạm Quỳnh. Ông này về văn hoá rất lớn, như cây cầu bắc giữa hai nền VH Đông với Tây. Nhưng "trót" làm thượng thư nhà Nguyễn thuộc Pháp, năm 46 bị xử trí gần Huế. Những năm 30 vô Huế lần đầu, PQ viết "sông Hương như cô gái xuân thì, sông Hồng như bà dì ghẻ cay nghiệt". Khi trích câu này cho bài đăng báo tớ, tớ ghi tên hiệu ông ấy, chả ai biết mà cảnh giác Với cảnh quan trên, Huế cho ta cái nhìn về một thành phố có con sông chảy qua. Nó tạo nên tâm hồn con người, điều Hà Nội không còn. Hôm nay viết thử nghiệm đến đây thôi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Uả, sao bài thử nghiệm Huế, những chỗ xuống dòng đều ko được vậy cà?
@TC : Cậu 'thử' trước là tác phong nhà KT chuyên nghiệp đấy! :-)
Nếu cậu vào bài bằng cách copy từ word,thì cần xem lại bài trong cửa sổ 'Viết',và chỉnh dòng ở đó.Bước tiếp theo là ấn 'Xem thử' xem còn cần chỉnh gì nữa ko,cuối cùng ấn 'Xuất bản bài đăng'.
Nếu chưa rõ,cậu thống báo tiếp ở đây nhé.
@TC : Vì sao Cụ PQ lại có câu "sông Hương như cô gái xuân thì, sông Hồng như bà dì ghẻ cay nghiệt"? Ý tứ ở đây là gì?
Ý cụ cũng đơn giản. Sông Hương chảy chậm, (có vẻ) nhu mỳ, còn sông Hồng quá dữ,lồng lộn, gây ngập lụt, tổn hại nhiều. Ko có ý ngầm đằng sau, mình nghĩ thế, vì nó nối với câu miêu tả
Có ý này định "xuất bản" trong "Lan man Huế", nhưng ko kìm được sự sung sướng nên kể luôn. So với những người xuất thân Nho học cùng thời, Phạm Quỳnh, TRần Trọng Kim viết du ký tốc độ nhanh hơn nhiều, có so sánh chứ không lẩy thơ, mô tả quá. Đi thăm lăng Gia Long (Nguyễn Ánh) cụ Quỳnh thấy nó đơn sơ, chỉ sừng sững mấy trụ biểu (là mấy cây cột bằng gạch, hay đắp rồng phượng gì đó -TC) giữa khoảng rừng núi u tịch, rất hợp với người khai triều. Với lăng Tự Đức, nhận xét là rườm rà, nhiều "hư văn"
So với cảm nhận đương thời và cả đến thời nay, nhận xét ấy thật độc đáo. NÁ có nhiều cái tội, nhưng gan góc chống Tây Sơn, Trịnh... thì gan to bằng trời rồi
Mình sẽ trở lại bài Huế với những điều "có thể là mới" về triều Nguyễn. Công sẽ tham gia nhé
Đăng nhận xét