Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Lan man Huế 4

Lan man Huế 4

  Tớ đọc lại mấy “kỳ” rồi, thấy có những điều trùng lặp. Sẽ cố tránh, nhưng có khi vẫn phải nói lại, vì nó là “nhận thức gốc” .
  Thờ cúng: đô thị không nói đến. Nhưng ngay nông thôn, cả nước hẳn ko đâu thờ cúng kĩ như Huế. Ngày rằm ngày một khói nghi ngút, các nhà bưng bàn ra cửa, để đồ cúng, khấn vái xong rắc gạo muối, đốt mã. To nhất là cúng âm hồn người chết ngày thất thủ kinh đô, đâu như 23-5 âm năm 1885, Pháp giết khoảng 1,7 vạn.
  Người Việt lấy đất Chăm nhưng lại thờ thần thánh của người Chăm, một hiện tượng tâm lý hay hay. Thờ thần Đất, nữ thần Pô Nagar đã “Việt hoá”.
  Ngoài thờ còn kiêng kị đủ thứ. Nhà có bình phong xây đằng trước, đắp chữ Phúc, để che chắn. Xem hướng nhà. Mồ mả to kinh khủng, phải nghĩ là “người chết ăn hết của người sống” mất. Lập ra “nước ĐÀng Trong” khi ĐÀng ngoài còn vua Lê, Nguyễn Hoàng hẳn phải có tâm lý mình là phản thần. Đạo Nho đề cao trung quân, để trị nước ở tầm vĩ mô thôi, chứ trong dân chúng thì khuyến khích xây chùa vô kể. Phật không khiến người ta nghĩ ai phản ai trung nhiều lắm mà. Họ lớn như Nguyễn Khoa – có Hải Triều Nguyễn Khoa Đăng, bố Nguyễn Khoa Điềm – còn làm chùa riêng.
  Một thầy chùa giải thích sự sụp đổ của gia đình Ngô Đình Diệm năm 63 là dựa vào Công giáo chèn ép, gây bất bình trong đám quân nhân Phật giáo. Thế Dương Văn Minh có phải lớp này?
  Quê Bắc, cột nhà viết chi chít ngày giỗ trong năm, trông đã kinh. Có những bà cô vừa lọt lòng đã chết, tám chục năm sau cháu vẫn phải “đi” con gà đĩa xôi mới được. Nhưng với Huế chưa là cái đinh mục. Chắc thế nào cũng còn người đủ “ngũ đại mai thần chủ”, nghĩa là giỗ đến năm đời. Hành Thiện quê TL nổi tiếng kỹ, có thế được ko?
  Trí thức độc lập: Tức là người có chữ, vẫn nghiên cứu nhưng ko ăn lương nghiên cứu viên của viện này, trường nọ. Có người là cử nhân thời cũ, có người bố để lại vốn Nho học. Sau 75, họ “hoá thạch” với vốn tri thức của mình, cứ thế đào sâu những chuyên môn rất hẹp. Tớ đã hình dung Huế như con tàu năm 45 dừng lại, ko chạy nữa, hành khách trên đó vẫn nguyên vị (như Hà Đông nói, tất nhiên ngày càng mất dần sự độc đáo). Ko được đi đây đó, cập nhật kiến thức, phương pháp, họ khó khái quát, so sánh đến một tầm nào đó, nhưng rất sâu. Nghiên cứu những củ tỷ chỉ vài trăm người quan tâm: thơ đề trên đồ gốm sứ, chơi chữ trong thơ cung đình…
  Độc lập ko có nghĩa là ghét chế độ đương thời. Mà chỉ đủng đỉnh, ra điều ko nhập thế. Nhưng lúc cần, ông này thò ra tờ giấy dó chứng minh đồi Vọng Cảnh nằm trong trục tâm linh, tức trong di sản UNESCO công nhận, thế là dự án khách sạn phải bỏ. Và ông khác lục trong nhà tờ lệnh vua lập đội khai thác Hoàng Sa, Trường Sa tặng nhà nước. Thế thôi, lại rút vào trầm ngâm. Chả cần ra sách. Năm một đôi lần tham gia giảng khoá học cho nhà chùa. Rành chữ cổ kinh khủng, biết cả Phạn, nhiều tiến sĩ mới phải đến hỏi (giới sử Bắc hình như chỉ ông Hà Văn Tấn biết chữ Phạn, còn Phan Huy Lê chữ Hán lỗ mỗ). Sau 75 thuyền múc cát sỏi dưới sông Hương vớt theo nhiều đồ cổ, họ mua về để đầy nhà, sáng pha ấm chè ngắm nghía, ko bán. Tớ đã ngồi giữa một “đống” bình vôi, ấm, cối giã trầu, chiêng choé, nồi đồng.. như thế.
  Tớ để ý đến họ vì “hình như” HN chỉ có loại trí thức công chức. Nhiều người giỏi, được trang bị tận răng, sinh viên nhặt tư liệu cho, trao đổi với nước ngoài nữa, tức là đạt đến tầm cao rồi. Nhưng sâu và hẹp, “cả đời chỉ ngắm nghía một cái mùi soa” thì chưa thấy. TRí thức HN nói chung khôn ngoan tỉnh táo, ít người gàn. Những ông dậy trung học rồi đi viết sử xã lấy tạ gạo, đôi lốp xe đạp thì chưa gọi là trí thức được. Huế có những ông “duy Huế”, cái gì cũng chỉ Huế mới có, có ông mới ngoài ba mươi. Lại có ông rất phóng khoáng. Tự Đức đề cao văn thơ Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát (người miền ngoài) và hai ông hoàng Miên Trinh, Miên Thẩm, ông ấy bảo hai ông hoàng so thế nào được với Siêu Quát.
  Kì vừa rồi, tớ mới chỉ gặp vài ông tương đối cởi mở, chưa biết được ông “gàn dở, dị bọ” nào. Mà có gặp cũng khó biết cách nói chuyện. Tưởng tượng họ như cái kho chìa khoá cất rất kỹ, nhưng khi mở ra được thì “của nả” tuôn ra ghê lắm.
  Mà cái nghề của mình thì đi đâu gặp ai như thằng ăn trộm, chỉ chuồn chuồn đạp nước. Đi tỉnh khác thi thoảng gặp ông đọc lắm lắm nhưng ra chiều táo bón, tức là ko có đầu ra cho những thứ nốc vào…

7 nhận xét:

hadongtran nói...

Hay lắm!Bài này đích thị chuồn chuồn là " nhà văn yêu tí " TC rùi. Chậm rãi , mạch lạc và "hóm".
Cái hồn Huế nó lặn vào mấy cái ông gàn gàn và thích chuyên sâu đó ,phải tinh ý,có thời gian và nhất là có trình độ thì mới " chớp " mới "quay lén " được. Và còn phải có khứu giác tuyêt vời nữa thi mới ngửi thấy cái mùi đăc trưng Huế ...,cái mùi còn sót lại từ quá nửa thế kỉ trước..Thật khó thay !khó thay ! Còn mấy cái lễ hội....tất nhiên cũng rất là Huế rồi nhưng theo cảm giác của riêng mình nó có vẻ phô trương để làm du lịch làm kinh tế - maketinh - là chính nên làm sao mà "lắng đọng chất Huế đến tận cùng" được.


Mẹ kiếp ! lãnh đạo Thừa Thiên -Huế mà cứ như cái lão vừa đc phong anh hùng ấy thì đc như thế này cũng là quí hóa lắm rùi.Đừng mơ cao để rồi vỡ mộng!!!

Tualinh nói...

@TC,HĐ:
Mình chưa một lần đến Huế,tức là chưa được nán ở lại nơi ấy, rồi đi thăm chỗ này chỗ kia.
Có lần đi xuyên Việt, quãng mùa Xuân năm 1988, xe chạy qua Huế lúc trưa,ngồi trong xe ngó qua cửa kính: mưa bay lất phất nhưng đường đã dính bùn nhớp nháp,trời xám xịt thật buồn bã...suốt gần hai chục phút đi qua Huế,mình cố nhìn cho thấy một gương mặt,nhưng ko được nào. Người và xe có đấy mà áo mũ che kín mặt -mưa mà,cắm cũi ,vội vã đi...chẳng thấy ai ngước lên để cho môt người lữ hành phương xa được chiêm ngưỡng.
Về sau,tự nhiên trong tâm tưởng mình dần hình thành một 'Huế' chắp nối qua thông tin đại chúng còn rất thô sơ nhưng ngày mỗi dầy dặn thêm nhờ những bài viết về Huế kiểu 'phong cách TC'.
Mình rất ấn tượng về sự độc đáo của các Liên hoan nghệ thuật ở Huế,đặc biệt là nghệ thuật sắp đặt cực kỳ phong phú.
...
Và mình còn một ước ao là vào một chiều đông giá rét,khi khách vãng lai ko còn ai nữa, được tới và 'trầm mặc' tại khu lăng của các Vua Nguyễn.

Chien Tran nói...

TL: lượng mưa Huế lớn nhất nước, nên có câu "mưa mà dừng lại trú thì ko phải người Huế". Nghĩa là nó cứ dầm dề từ ngày này sang ngày khác, cứ thế hàng tháng trời
ngược lại mấy tháng khác thì nóng nực ko thể tưởng. Khí hậu khắc nghiệt thế mà nhà Nguyễn chọn làm đô tức là đ. còn chỗ nào mà về rồi. Phải kiếm chỗ thủ hiểm.
sau này Nguyễn Huệ lâm vào tình cảnh khốn nạn hơn. Lên ngôi rồi mà Nguyễn Ánh phía Nam, ông anh Nhạc ở Bình Định cứ đấm, ngoài Thăng Long thì kẻ sĩ đáo để, dân vọng Lê nhiều. Nên muốn lập đô mới ở Vinh, chỗ đồng bằng bé tí, gió Lào khô nỏ, chỉ tốt cho thủ hiểm. Nghĩa là cảnh kiến chạy quanh miệng chén
Đúng là chỉ có TL đáng là "kinh sư của muôn đời"

Huế chỉ nên đi mùa đông thôi cậu ạ. Ko thì loay hoay với nóng nực rồi mưa dầm, chả còn cảm giác mẹ gì sất

Chien Tran nói...

Nói thêm: Tây ba lô lắm đứa trốn bảo vệ ngủ đêm trong lăng, coi như một cái thú chơi cùng quá khứ

hadongtran nói...

TC: Tui đọc lại vẫn thấy hay.Cậu kể về mấy ông "duy Huế" đi.Mình đi Huế mấy lân rùi nhưng ko lọ mọ và có khiếu quan sát như các nhà báo nên chẳng thu nhặt đc gì.

Về dòng Nguyễn khoa : N K Nam là chú ruột N K Điềm. Khi Diềm bị bắt năm 68 nhờ có ông chú nên được tha mà ko hề hấn gì.Vừa rồi có tin Điềm hồi đó khai dữ lắm ,lại còn khai man ngày vào đảng nữa ( cái này cậu vợ Điềm báo cáo tổ chức ).Bị đòn đau mà khai cũng ko quá tệ (ke ke)- nhưng lên to rồi ko biết điều lại còn làm mưa làm gió kiểu ta đây thì đáng ghét quá.Về hưu, ở Huế,thỉnh thoảng Điềm cũng có thơ,nhưng nhạt - và , vì thiên hạ ghét nên chẳng mấy ai đọc và bình.Có phải vậy ko , TC?

Chien Tran nói...

HĐ: mình thấy thơ cha này vẫn được. "Thua" đằng quan lộ nhưng về dường như là ko cay cú lắm, ko giống ông Tố Hữu lắm.
Vừa rồi có bài trên "Xưa & Nay" bảo Tố Như ko phải tên hiệu cụ Nguyễn Du. "Tố" là tơ trắng, chỉ người phẩm hạnh cao khiết, trong bài thơ câu "thiên hạ 300 năm sau còn ai khóc tố như" thì chỉ bà Hồ Xuân Hương. chả hiểu thực hư thế nào
Còn bài NK Nam thì mình đã đọc. Cũng chả ai xác minh. Nhưng người có trí, thâm thuý mà dấn vào quan lộ thì ko hỏng cũng toi

hadongtran nói...

TC: Sử cứ như đom đóm ma ấy ,rối như canh hẹ mới thu hút .Chứ cứ tường minh như 1+1=2 thì mất thú."Chả ai xác minh"-cũng chuyện Huế ,hình như mình đã kể cho TL.Ô. Đặng Xuân Thiều (anh Đ Q Bảo trường mình)là lão thành c/m, ngày xưa cùng hoạt động ở Huế với Nguyễn Chí Thanh.Sau khi 2 ô. bi bắt, nhiều cơ sở quan trọng (chỉ 2 ô. biết)bị đánh tơi tả.Mọi người cho rằng chỏ có ô.Thiều khai,chứ ô. Thanh thì đời nào!Ô.họ Đặng mang nỗi hàm oan đó đếm lúc chết - khi hấp hối chỉ trối trăng đc 1 lời :"tôi ko khai". Sau 1975 ta thu đc nhiều hồ sơ,trắng đen mới rõ!!