Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Lan man Huế 5


Lan man Huế 5: tính cách
Khó gần. Đã đành. Nhiều người bảo là “chảnh”, mà chảnh theo lối nhà nghèo, nghĩa là kiết xác nhưng cọng giá phải cắn đôi. Cái lối gì cũng “dạ” của đàn bà con gái còn gây cảm giác không thật. Cái này có liên hệ gì đến chuyện người Huế thành công nhiều trong ngạch ngoại giao? Và phải chăng các chúa Nguyễn vài trăm năm anh hùng nhất khoảnh vẫn vái lạy vua Lê lia lịa, để lại cái “di sản” “nói zdậy mà ko phải zdậy”?
Về câu “Sơn bất cao, thuỷ bất thâm / Nam đa trá nữ đa dâm”, kì đi Huế vừa rồi mình muốn đến chết mà ko dám hỏi nó từ đâu ra, bao giờ. Mấy năm trước gặp Phan Thuận An, một người nghiên cứu Huế nổi tiếng, mình dè dặt: “Cái câu người Quảng Nam dặn nhau “bất giao Thừa Thiên hữu, bất thương Bắc Hà xứ, bất thú Bình Định thê” (đéo chơi với bạn Thừa Thiên, buôn bán với bọn Bắc Hà, lấy vợ Bình Định) là sao, thưa anh…”. Ông ấy cũng nhỏ nhẹ: “Tôi cũng ko biết. Nhưng ngay Huế đây cũng có câu bất giao A, bất thương C, bất thú G”, mà đấy đều là làng này phường nọ ở ngay Huế.
Thu Bồn có câu “Con sông dùng dằng con sông không chảy / sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”, càng nghĩ càng thấy giỏi. Đằng sau vẻ lững lờ là những va đập rất dữ, dẫn đến phản ứng ko ngờ. Có người kể xưa Ngô Đình Thục (hình như thế) muốn làm Hồng y giáo chủ, nhưng Vatican quy định địa phương phải có bấy nhiêu % giáo dân mới được. Bèn huy động quân đội đàn áp, tẩy chay, xua đuổi thậm chí giết ngầm Phật tử. Chiến tranh tôn giáo rồi. Lửa cháy lan ra từ Huế. Quân nhân Phật giáo chống lại. Nhà Ngô băng.
Sau ‘65, bộ mặt các đô thị miền Nam thay đổi từng ngày. Mỹ vào đem theo văn hoá tiêu thụ. Phát hành đô la đỏ chỉ tiêu được ở hệ thống bách hoá PX, cực kì rẻ, hàng đem ra đổi gái dễ quá. Đến nỗi mà đàn ông Đà Nẵng tủi thân vì đẹp đẽ bỏ mình theo Mỹ đen. Nhưng cách đó 7-8 chục cây thôi, lính tráng chòng ghẹo, ôm eo gái Huế bị dân đập ngay. Đấy là bản năng tự bảo vệ thuần phong, chưa phải “ý thức dân tộc” gì gì. Mỹ ko đóng trong đại nội “với đám dân phong kiến”, mà ra Phú Bài, nhà thổ mọc lên dưới mái tôn. “Quất” chắc là tốn mồ hôi lắm, nếu ko có điều hoà.
Văn minh vật chất, lối sòng phẳng trả tiền ngay vẫn xa lạ. Nhà vườn muốn vào xem đến chết mà ko bán vé. Vào được nhưng như thằng ăn trộm, ko có cảm giác “tham quan”.
Những năm tám mươi (?) sư Thích Trí Tựu chùa Linh Mụ phản đối chính quyền rầm rầm, bị bắt, xử án, may sao êm được.
Đường Lê Lợi dọc sông Hương, từ Đập Đá đến ga Huế, khoảng gần 2 cây, là quãng êm đềm, hút khách nhất. Đổi mới, hội nhập, các đô thị xây cất ầm ầm, làm chính quyền sốt ruột. Vài dự án xây cất ven sông để lợi dụng cảnh quan quá tuyệt vời trên, lên khách sạn, nhà cao tầng…, tỉnh đã duyệt, hi vọng tăng giê đê pê, sánh vai SG, HN, đừng để thằng Đà Nẵng háu đá nó vượt. Rồi dư luận phản đối ầm ầm, đơn thư tới tấp. Cuối cùng chỉ có toà bảo tàng Hồ Chí Minh lên được, nhưng đâu như trên nền toà khâm sứ Trung Kỳ bấy nay bỏ hoang. Không phải Cụ thì bố bảo! Một phản ứng hay, ko thế UNESCO nó chẳng công nhận di sản cho, mà du lịch cũng sẽ chẳng có ma nào đến.
Giờ thì vẫn đủng đỉnh đi nhẹ nói khẽ. Không đầu trọc, tắc đường, ít tóc đỏ khẩu trang ninja. Ăn uống gảy gót. Nhưng nói thật, tớ phàm phu, ăn uống phải dòm cách trình bày mâm, khen hoà sắc đẹp nhỉ, rất khó tiêu hoá.

3 nhận xét:

Chien Tran nói...

TL, HĐ: ko thể hiểu được. Tối nay nó lại "ngoan", mà mình cứ bấm bừa kiểu ko được chỗ này thì chuyển chỗ khác

Tualinh nói...

@TC : Ở đời đôi khi thế : biết là mình đã 'chơi' trúng, nhưng chẳng biết trúng chỗ nào? Hè hè

hadongtran nói...

Làm lai:http://vuongtrinhan blogspot.com/2010/08/nhung-mang-trang-cua-lich-su.html