Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

CHU ÂN LAI ở GENÈVE 1954

" Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam" của Nguyễn Phú Đức, người mà từ năm 1967 đã giữ chức cố vấn đặc biệt về ngoại giao cho Nguyễn Văn Thiệu, từ 1973 kiêm chức Tổng trưởng Ngoại giao. Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị về chiến tranh VN. Về những vấn đề có liên quan đến Hội nghị Genève 1954 , đánh giá âm mưu của Mỹ , tác giả cho rằng " Hoa Kỳ đã chọn nhầm đối thủ" bởi vì khi cho rằng kẻ thù chủ yếu là Trung Quốc, Mỹ đã đánh giá quá thấp VN- coi VN chỉ là một chư hầu của TQ cũng như các nước Đông Âu do Liên Xô lập nên. Đánh giá cao cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân VN , tác giả cho rằng : " Khi Hồ Chí Minh nắm chính quyền ở VN 1945 thì Mao Trạch Đông và những người theo ông vẫn ẩn náu trong các hang núi ở Diên An miền Bắc Trung Hoa và đang bị quân đội Tưởng truy đuổi.Vậy chiến tranh VN không phải là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm (war by proxy) do Trung Quốc tổ chức và chư hầu VN thực hiện như hầu hết người Mỹ đã tin như vậy." Cũng như vậy tác giả cuốn sách đánh giá những ưu thế mà Việt Minh đã giành được từ sau Điện Biên Phủ, ở miền Bắc, Việt Minh có 12o tiểu đoàn đối đầu với 80 tiểu đoàn Pháp, miền Trung, VM đã đánh bại chiến dịch Atlante của Navarre. chiến tranh du kích phát triển mạnh ở miền Nam, Lào đã nằm trong sự kiểm soát của VM bởi ĐBP căn cứ kiểm soát con đường sang Luông Phabăng và Viên Chăn đã thất thủ, ở Căm pu chia lực lượng Issaraks do VM chỉ đạo đang nắm ưu thế so với lực lượng của Sihanouk và Pháp. Từ đó tác giả cuốn sách cho rằng " với những con bài có trong tay, Phạm văn Đồng-Trưởng phái đoàn VM tại Genève muốn có hòa bình để đảm bảo cho VM trong thời gian ngắn có thể kiểm soát được không những cả nước VN mà còn trên toàn bộ Đông Dương. Với mục đích trên , lập trường của VN là ngừng bắn trên toàn cõi DD , thừa nhận các lực lượng Pathet Lào và Khome Issarak ở những vùng đất họ đang kiểm soát, giải quyết đồng bộ cả hai giải pháp chính trị và quân sự. Trong khi đó lập trường của TQ hoàn toàn đi ngược lại với VN, cuốn sách cho biết chi tiết hoạt động của Chu Ân Lai tại Genève trong thời điểm này. Ngày 16 tháng 6 Chu Ân Lai yêu cầu gặp A. Eden, Ngoại trưởng Anh, đồng Chủ tịch Hội nghị Genève đề nghị tách Lào, Căm pu chia ra khỏi vấn đề VN, rút hết. quân đội nước ngoài ra khỏi hai nước này( không loại trừ VM), trong khi đó TQ không phản đối việc duy trì nhân viên quân sự Pháp làm công tác huấn luyện ở Lào, đồng thời chấp nhận sự tồn tại của hai căn cứ quân sự của Pháp ở Seno và Savanakhet Ngày 17 tháng 6 những đề nghị trên được khẳng định với Ngoại trưởng Pháp G.Bidault, Chu Ân Lai cũng đề nghị hội đàm với M.France- Tân thủ tướng Pháp vào ngày 23 tháng 6, lần này Chu nhấn mạnh vấn đề quân sự phải được ưu tiên hơn so với giải pháp chính trị, hơn thế nữa " Chu nói thêm ông sẵn sàng thừa nhận quốc gia VN của cựu hoàng Bảo Đại và chủ trương sự chung sống hòa bình giữa hai VN, một cộng sản và một quốc gia." Cũng theo tác giả, trong thời điểm này thông qua Chu, TQ cũng muốn khai thông quan hệ với Mỹ, nhưng với ý đồ giảm nhẹ vai trò của Hội nghị Genève, cho nên Ngoại trưởng Mỹ J.F.Dulles không có mặt tại Genève, vì vậy Chu Ân Lai đã ủy quyền cho Hoàng Hoa thông báo cho B.Smith Phó Quốc vụ khanh, Phó trưởng đoàn Mỹ đề nghị của TQ về chủ trương ký một hiệp định đình chiến và chia cắt VN làm hai vùng lãnh thổ,một dưới quyền Việt Minh của Hồ Chí Minh và một dưới quyền của quốc gia VN đồng minh của phương Tây lúc đó do Cựu hoàng đế Bảo Đại làm quốc trưởng. Hơn thế nữa Chu còn đề nghị Mỹ csùng với TQ đảm bảo một kế hoạch chia cắt và trung lập hóa Đông Dương. Mỹ đã không hiểu ý đồ của TQ muốn có một VN suy yếu và bị chia cắt, hơn nữa Mỹ nghi ngờ lòng thành thật của TQ cho nên đã tẩy chay và không tiếp xúc. Các chính sách của TQ đối với Đông Dương còn được tác giả cuốn sách cho biết chi tiết thông qua quan hệ của Chu Ân Lai với Ngô Đình Luyện-đại diện cá nhân Ngô Đình Diệm. Chính Ngô Đình Luyện đã kể lại với tác giả như sau: " Vào hôm sau khi ký hiệp định Genève , ông Luyện nhận được giấy mời do một phái viên của Chu Ân Lai- một cử chỉ lễ tân Á Đông cho các vị khách quý, mời ông đến ăn tối cùng với một trong những người bạn cũ ở Bắc VN. Ông Luyện rất ngạc nhiên khi nhận được lời mời của đích thân Thủ tướng Trung Hoa Cộng sản lúc đó vẫn được coi là địch thủ khắc nghiệt của VN quốc gia. Như đã hẹn trước Ngô Đình Luyện đã được Chu đón tiếp nồng nhiệt, còn " Người bạn cũ" là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN Tạ Quang Bửu và người đến sau là Trưởng phái đoàn VNDCCH Phạm văn Đồng. Tác giả cho biết với một cử chỉ lịch sự ông Đồng hỏi thăm sức khỏe Ngô Đình Diệm. Bữa ăn tối diễn ra xung quanh một chiếc bàn tròn, bên cạnh Phạm văn Đồng là Ngô Đình Luyện và Chu Ân Lai, câu chyện xoay quanh cố đô Huế, khi Luyện nói rằng : Cung điện Huế được xây dựng theo mô hình Cố cung ở Bắc Kinh, nhưng đã bị phá hủy vào năm 1945 ( ý muốn phê phán CMT8), Chu Ân Lai cài thêm " Vậy tại sao ông không đi Bắc Kinh để nhìn tận mắt Cố cung,vì chúng tôi đã giữ nguyên như cũ, không phá hủy nbó" Tác giả cuốn sách cho biết Phạm văn Đồng đã giật mình trước lời mời của Chu đối với Luyện, "Làm sao tôi có thể đến Bắc Kinh vì tôi là em của Thủ tướng Ngô Đình Diệm và là đại sứ của ông ấy" -Luyện nói. Ngay lập tức Chu khẳng định:" Ông sẽ đến như khách mời của tôi...ông sẽ đến để đại diện chính phủ ông tại Bắc Kinh" Nhận định của tác giả, đây là điều quá đáng đối với Phạm văn Đồng và phản ứng của ông là kịch liệt phản đối việc Bắc Kinh chính thức công nhận có hai Việt Nam. Sau đó Chu Ân Lai có đề nghị trao đổi cơ quan đại diện với Sài Gòn nhưngNgô Đình Diệm đã không chấp nhận. Cuốn sách còn cho biết nhiều thông tin rất thú vị, các bạn đọc chơi cho vui

4 nhận xét:

hadongtran nói...

Gionevo là bài học đau xót nhớ đời cho mỗi chúng ta. Nó là cái giá đầu tiên mà VN phải trả khi bước vào nền ngoại giao lớn , là bằng chứng cho âm mưu thâm độc 2 mặt của TQ : vừa giúp đỡ vừa kiềm chế , để VN luôn quặt quẹo ốm yếu, nằm trong vòng tay đ/khiển của nó.
Lần xuất ngoại này của Chu Ân Lai có 1 xứ mệnh đặc biệt : lần đầu tiên trình diên trước thế giới vai trò của 1 Trung Hoa mới, 1 cường quốc mới.Bởi vậy Chu có sự chuẩn bi kĩ lưỡng với sự tháp tùng của hơn 200 người, tập trung hầu hết những tinh hoa ngoại giao trẻ tuổi (nhiều trong số đó sau này là bộ , thứ trưởng ngoại giao :Tiền Kì Tham, Kiều Quán Hoa...).
Tài năng trời phú và sự chuẩn bị kĩ lưỡng đã mang lại cho Chu những thành công vang dội vượt ngoài tiên liệu:
*Bước vào nền ngoại giao lớn với 1 tư thế đĩnh đạc va phong cách " ngôi sao " thật đáng ngưỡng mộ.
*Chia đôi VN , tạo vùng đệm theo đúng kế hoạch đc tính toán.
*Xâm nhập được vào các quốc gia, các phe phái ở Đông dương, thay VN làm minh chủ ở khu vực này - 1 bước hết sức quan trọng trong kế hoạch bành trướng lâu dài sau này.
*Thiết lập đc mối quan hệ cá nhân tốt với giới ngoại giao hàng đầu phương Tây - mở đầu tốt đẹp để phá vòng vây cấm vận.
*Lợi dụng vai trò to lớn ở Gionevo bắt tay đc với Ân Độ va 1 số nước khác , tạo thế minh chủ của khối các nước ko liên kết...


Chỉ bấy nhiêu thôi đã thấy đối thủ tiềm tàng phương Bắc của ta nguy hiểm như thế nào!

Tualinh nói...

@HĐ : Nhận ra sự 'nguy hiểm' là bớt phần 'hiểm nguy' nhiều lắm rồi.
Ta cần sống cho Ta, sống theo cách của Ta sao cứ phải gắn 'trong tình đ/c...' gí gí..nữa. Các cụ có câu 'đi với Bụt thì mặc áo cà sa,đi với ma thì mặc áo giấy', đại để là như thế. Tinh thần QT vô sản là cái gì, nếu nó làm lợi cho quyền lợi dân tộc thì người ta hô to lên, trái lại thì nó ko bằng cái dẻ rách.

hadongtran nói...

TL: Mất nhiều thời gian, công sức và cả xương máu nữa mới ngộ đc cái kết luân của cậu. Nhưng quan trọng là ko phải quan chức nào , lãnh đạo nào cũng "thấu hiểu" diều đó.Không tin tui, cậu cứ đọc kĩ Trần Quang Cơ mà xem!.Rồi những việc,những điều ng ta đã làm ,đã kí...


Phải nói vừa rồi BNG của ta làm dc 1 việc lớn với lời phát biểu của Hilari-Clinton. Tàu bất ngờ, đau như bị đá vào dái!.Tất nhiên đừng vội mừng vì chúng nó là những nước lớn còn ta nhỏ - ko khéo lại bị mang ra mua bán đổi chác như thủa nào!

Điều cốt lõi nhất là ta phải mạnh và đoàn kết...nhưng điều này tui thấy quá xa vời !....

hoa binh nói...

Quan điểm của 4 SG tôi về "thiên tử" thì đã viết nhiều rồi.

Về hội nghị Genèvre, cần tham khảo thêm các cuốn sách của WINFRED BURCHETT (VN mình phiên âm là Bớt Sét).

Về phần đoàn kết thì phải khơi dậy lòng tư hào Bách Việt mà thôi. Đây cũng là mong muốn của tôi đối với blog nguoibangia này!

Muộn còn hơn không! Không có sự khởi đầu nào muộn cả!

@tualinh: Pac gởi invite cho HAMEOK6 đi!

Hình như: hameok6@hotmail.com
hoặc chỉ: hameo@hotmial.com

4 SG