Những học giả cực đoan thì cho rằng chủ nghĩa Mác đã hết thời và cái xã hội không tưởng được xây dưng trên nền tảng của nó,khác nào tòa lâu đài đc xây trên bãi cát,không sụp đổ mới là chuyện lạ!
Ngược lại những lí luận gia mac-xít thì cho rằng luận thuyết của Mác là chân lí , nó sẽ đúng và luôn luôn đúng nếu ta biết kịp thời bổ cứu nó bằng những tri thức mới.
Sự thể thế nào, ta nên dành cho những nhà chuyên môn và nhất là thời gian định đoạt bài toán có tính xã hội phức tạp và sâu sắc này .Là 1 ng ngoại đạo,không dám lạm bàn,ở đây tôi chỉ xin có vài ý kiến nhỏ mang tính thắc mắc,trình ra đây đẻ anh em bổ cứu.
& Thứ nhất:Tại sao,cho đến hôm nay,sự đổ vỡ (mới) chỉ xảy ra ở châu Âu,vùng phát triển nhất của hệ thống về trình độ xs và khkt mà ko thể (hoặc chưa) xảy ra ở những vùng có trình độ thấp kém hơn?.Phải chăng nền tảng dân trí,đặc điểm dân tộc,lịch sử và khả năng tiếp cận và nhận thức những khái niệm nhân văn như "tự do" "dân chủ" "sáng tạo " "giải phóng con người"....,tóm lại là mức độ THỨC TỈNH và TRƯỞNG THÀNH của cư dân ở những khu vực này có ý nghĩa quan trọng,thâm chí quyết định trong tiến trình của các sự kiện?
Ta xin lấy TQ là 1 thí dụ : trong suốt > 1/4 thế kỉ (1949-1976),nước này dưới sự lãnh đạo của MTD. Tất nhiên họ có những thành tựu đáng kể,nhưng phải nói đây là thời kì đen tối:chính trị biến loạn, kinh tế kiệt quệ ,xã hội đổ vỡ (57 triệu ng chết do đói và do đấu tố trong cmvh -theo Tân tử lăng ).Có thể nói đến khi Mao chết,TQ đứng bên bờ vực diệt vong. Ở trong tình thế đó, ta tưởng như đã chín muồi cho những cuộc bạo động chính trị,cho những cuộc khởi nghĩa "thế thiên hành đạo".Nhưng ko,điều đó đã ko xảy ra . Vì sao vậy? Vì chưa hội đủ những đ/k cần và đủ,mà 1 trong đó là sự giác ngộ , sự thức tỉnh và trưởng thành của quần chúng!
&Thứ hai: Các tác giả của "hồ sơ " khi phân tích nguyên nhân sự kiện LX 1991 thường gán tội cho những nhà lãnh đạo cao nhất,đặc biệt là Goobatrop ,là đi trệch đường là phản bội chủ nghĩa Lênin về xây dựng nhà nước và lãnh đạo xã hội.Nào là sai lầm (buông xuôi) về lãnh đạo tư tưởng,vi phạm nguyên tắc tổ chức(tập trung dân chủ),nào là kém nhậy bén về kinh tế,ko chịu thay đổi...rồi xa rời nhân dân,lãnh tụ thì xa hoa, chuộng hào nhoáng,thích phỉnh nịnh.....và đặc biệt là sản sinh ra 1 tầng lớp đặc quyền,nguyên nhân của xã hội suy đồi và chán ghét chế độ.
Những căn bệnh này,nếu nhìn vào toàn bộ hệ thống, thì nó có tính phổ biến,mà căn nguyên của nó phải chăng nằm trong căn cốt,trong bản chất,trong triết lí cơ bản về xây dựng nhà nước chuyên chính độc đảng.Một tằng lớp trên quyền uy tuyệt đối,không thể kiểm soát,ngồi trên hiến pháp và pháp luật...thế thì hỏi làm sao mà ko nảy sinh ra những căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa này?
&Nếu nói lí luận Mác là tuyệt đối đúng,là kim chỉ nam...mà nếu ko tuân theo có nghĩa là thất bại.Thế thì thử hỏi chúng ta đang đi theo thứ lí luận nào đây,bởi ko chuyên môn gì cũng dễ dàng nhân biết là ở đây những nguyên lí cơ bản của Mác và Lênin đã bị vi phạm.Có những học giả ,khi nghiên cứu về TQ đã nói "đây là CNTB độc đảng ".Về TQ cần có những chuyên luận riêng,nhưng với những đặc điểm riêng biệt về dân tộc,nhà nước, lịch sử, văn hóa ko biết nó có đổ ko?bao giờ sụp đổ và tan rã cho thiên hạ đươc nhờ!!!
Đã dài và "ngổn ngang " quá -theo cách nói của TC- mình xin tạm dừng!
2 nhận xét:
Sau này,ngay khi LX tan rã,ĐCS bị đình chỉ hoạt động,các nhà bình luận chính trị của Phương Tây đã nói rằng: khi ấy ĐCSLX đang có 16 triệu ĐV, chẳng cần làm gì ghê gớm-nếu muốn bảo vệ Đảng-họ chỉ cần cùng nhau xuống đường,lặng lẽ dương cao biểu ngữ vạch mặt những tên phản bội...thì chẳng có kẻ nào có thể phá được LBXV.
Còn về cuộc chính biến 'hụt',báo Pháp nhận xét: với cách làm đảo chính như thế thì đánh một trận te-nit cũng ko thắng được.
Bình luận thứ nhất cho thấy : những năm đó ĐCSLX thực sự đã tan rã về 'tinh thần' và 'tổ chức',với đại đa số ĐV việc mất còn của Đảng ko còn là mối quan tâm nữa. Họ buông,đơn giản thế thôi.
Nhận xét thứ hai chứng tỏ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước XV đã quá xa rời thực tế,sau nhiều năm ru ngủ trong 'sự ổn định'(trong trì trệ) của LX,họ trở nên quan liêu và mất khả năng tổ chức hành động. Hầu hết UVTW đã bị Goocbachop 'xỏ mũi'. TTMT QĐ đã tự sát vì thấy nhục nhã trước việc này.
Theo tôi, học thuyết của Marx và Engels, chỉ thuần túy là học thuyết kinh tế. Thậm chí đến năm 2010, vẫn đúng. Cái đó thì các pác xem báo thì biết. Người Đức vẫn đánh giá, Marx là nhà triết học và kinh tế học hàng đầu.
Riêng về phần chủ nghĩa Lenin thì đúng với thời kỳ ĐQCN sơ khai. Nghĩa là ông đã làm nên cuộc CMT10.
Còn học thuyết CNCSKH do các giáo sư "đỏ" kinh viện nặn ra, dưới cái bóng kinh hoàng của Stalin và Beria, thi nó có một kết cục cũng kinh hoàng ko kém: sự giải thể ko kèn, ko trống của một ĐCS kiên cường suốt 70 năm (tính từ thời Plekhanov, Lenin...), sự phá sản của tình hữu nghị các dân tộc anh em, sự lũng đoạn xâu xé tranh đoạt tài sản quốc gia, quyền lợi và danh dự của quốc gia tùy thuộc vào các tập đoàn obligat....
Theo tôi, sự phá sản của NN Xô viết (ngoại suy cho toàn bộ phe ta) là hệ quả của việc áp dụng nguyên tắc "tập trung dân chủ" từ phạm vi một tổ chức có mục đích, tôn chỉ nhất định (Đảng) sang toàn thể xã hội, nơi mà mỗi công dân đều một số ít ỏi nghĩa vụ chung, nhưng có rất nhiều quyền lợi, nhiều mục đích rất rất khác nhau.
Việc đánh đồng mục đích (dù hết sức cao quý) của một tổ chức thành mục đích chung của xã hôi là đánh tráo việc thực hiện dân chủ trong xã hội thành việc trút gánh nặng nghĩa vụ mà tổ chức phải tự thân thực hiện cho toàn thể xã hội.
Việc áp dụng "tập trung dân chủ" trở thành việc thi hành nền cai trị "chuyên chính vô sản". Chúng ta luôn được giải thích: CCVS là "CC với kẻ thù, DC với nhân dân". Nếu chúng ta nhìn lại nguyên gốc của từ CCVS ở nơi phát xuất là nước Đức : Proletariat Diktator, thì có cái khái niệm Demokratie nào ở đây!
@Tuanlinh: Để tiện có tài liệu tham khảo, pác nghĩ cách nào đó chúng ta hình thành một kho lưu trữ riêng của blog. Ai cũng có thể gởi về cho pác các bài đã sưu tầm được. Pác phân loại, đành số, lập chỉ mục và tạo đường link.
Vài lời góp ý thô cho blog. Mong pác thông cảm lưu ý.
4 SG
Đăng nhận xét