Lan man Huế 3
Cuộc chạy trốn của Nguyễn Hoàng
- Sử ta lâu nay né tránh từ “Nam tiến” để chỉ quá trình mở rộng về Nam của tộc Việt. Tên bà Huyền Trân, công chúa đời Trần được vua Anh Tông gả cho vua Chiêm Chế Mân để lấy hai châu Ô, Rý - Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế giờ, ở Hà Nội, Huế đều bị đổi sang Bùi Thị Xuân. Huế nay đã lấy lại tên ấy, đặt sang chỗ khác, nhưng HN thì chưa.
Giải thích, là sợ mâu thuẫn dân tộc. Nhưng tộc Chăm cơ bản đã đồng hoá cả rồi còn gì. Ông Huỳnh Văn Nghệ chả bảo quá trình “mở cõi” phải “mang gươm” rồi còn gì. Và còn một sách lược mở cõi nữa, là “mang bướm”. Bà Huyền Trân là một. Sau chúa Nguyễn gả công chúa Vạn Ngọc (đúng ko Lê Công?) cho vua Phù Nam hay Xiêm hay Chân Lạp gì đấy, lấy được vùng Hà Tiên hiện nay. Thật ra thì gươm, bướm phối kết hợp với vài thủ đoạn ngoại giao khác, mới cho ra giải đất hình chữ S được.
- TK 15, Lê Thánh Tông đánh tới Bình Định, Phú Yên rồi rút về. Qua vùng đất phương Nam rộng rãi, ngài đặt là Quảng Nam .
-. TK 16 thật lộn xộn. Nhà Lê quá tệ, với những “Vua Quỷ”, “Vua Lợn”, dân đặt cho. Họ Mạc chiếm Thăng Long. Trịnh Kiểm đưa vua Lê vào Thanh, đặt Tây Đô, chèn ép vua. Kiểm là con rể Nguyễn Kim, chồng Ngọc Bảo, nhưng giết con N. Kim là Nguyễn Uông. Em Uông là Nguyễn Hoàng sợ quá nhờ chị xin anh rể được đi đày vào Thuận Hoá. Ai mà ngờ cuộc chốn chạy năm 1588 ấy mở ra một chương kì vĩ trong lịch sử Việt.
- Bấy giờ có một nhân vật trí thức gộc, nhưng tham chính ít lâu thì bỏ về quê Vĩnh Bảo, sống ẩn dật mà thế lực nào cũng phải nể, bởi tài xem vận số: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông này khuyên Nguyễn Hoàng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, tức là chạy về Nam , qua Hoành Sơn là xong béng. Sứ giả chúa Trịnh đến hỏi ý kiến, ko tiếp, sáng hôm sau vừa quét sân vừa lẩm bẩm “Muốn ăn oản thì phải thờ Phật chứ!”. Nhờ thế mà vua Lê không bị truất. Và Trịnh, đầy quyền lực, ko bị mang tiếng diệt đương triều. Bảo là vận mạng cũng phải, mà tôi có danh chính, anh có thực quyền, hai ta dùng nhau, cũng phải. Cứ thế được vài trăm năm.
- N. Hoàng mở ra giai đoạn 9 chúa 13 vua. Cự lại Trịnh, Mạc, diệt các tiểu quốc Chăm, cho quân giết đàn ông lấy đàn bà. Quân chúa Nguyễn đa số Thanh Nghệ, tợn tạo, nhiều du thủ du thực, nhưng vô đây phải ớn lạnh: đến đây đất nước lạ lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng kinh. Chiếm đất, đồng hoá, đồng thời thờ luôn nữ thần Pô Nagar của người ta, “phiên” sang tiếng ta là Diễn Ngọc Phi Thiên Y a na, thờ ở Hòn Chén, phía trên chùa Thiên Mụ. Đây là quá trình “hoà trộn” văn hoá, tôn giáo rất chi tế nhị. Người Chăm ắt phải ngơ ngác lắm, giống đồng bào Tây Nguyên giờ cứ nghe câu “bảo vệ văn hoá bản địa” nhưng chả thấy ai ngăn cản di dân tự do sất.
Rồi Nguyễn Ánh thua Tây Sơn, chạy vào Gia Định. Tây Sơn diệt Trịnh, diệt luôn Thanh xâm lược, lên ngôi thay nhà Lê. Anh em lục đục hở lưng, Ánh quật lại, lấy được nước. Lại tiến về phía Nam lấy nốt Hà Tiên…
Đấy là một quá trình vừa chiếm đoạt vừa khai mở. Cả hai sắc thái này chắc mới được giảng ở đại học, chứ chưa ghi trong kiến thức phổ thông. Người ta ngại dùng hai chữ “Nam tiến”.
9 nhận xét:
TC : Anh dùng chữ "kì vĩ" hay quá.Vừa rồi dòng họ Trịnh vừa kỉ niệm 540 năm ngày mất của Trịnh Kiểm.Làm to lắm,đai biểu dòng họ toàn quốc về dự.Vai trò to lớn của họ Trịnh và Nguyễn phúc lớn lắm.ai ko tin mặc họ.Vấn đêg là còn mãi trong lòng dân rồi cái gì của Xêda lại trở về với Xêda thôi.
A quên,LC dòng Trịnh nhể? Lê trọng Tấn con cháu trực hệ chúa Trịnh nào tôi ko nhớ rõ.
Hè hè,TC : Hương vị Huế nhàn nhạt đi mất rồi,nếu so với những năm 30,40 của thế kỉ trước.Mình tưởng tượng là như thế!
Thứ nhất bởi tại khi Bảo Đại ko ở Huế nữa ,vào Đà Lạt thì giới quí tộc Huế cũng vào theo.
Thứ hai,chiến tranh và những biến động chính trị đã xua đuổi giới tinh hoa Huế tản mát khắp nơi, 1 phần "hồn cốt" Huế cũng đi mất!
@HĐ: Cụ Tấn họ Trịnh! Ô. Lê Đông Hải có nói với tôi: tao họ Trịnh.
@TC : Ô.Huỳnh Văn Nghệ làm bài thơ 'Nhớ Bắc',có 2 câu người ta hay nhắc nhưng khác nhau :
"Từ thuở mang gươm đi mở cõi,
Trời Nam (Ngàn năm) thương nhớ đất Thăng Long"
Theo cậu-câu nào đúng?
TL: tớ "nhớ rằng" "Trời Nam" đúng
Và người ta cũng hay dùng "mở đất" nữa. nhưng phải đúng là "mở cõi"
HĐ: mấy năm trước họ Trịnh và hội Sử học làm cái hội thảo về Trịnh Tùng - con Trịnh Kiểm - to lắm, đề nghị đặt cả tên phố. Nhưng chả ai "phúc đáp" gì. Còn Hội An, Huế, Đà Nẵng, nhiều đô thị trong Nam đã lấy tên phố Nguyễn Hoàng, N. Phúc Nguyên, Phúc Tần... rồi
Ông Trịnh Tùng có vai trò gần như Minh Mạng, bố thiết lập quyền lực, con ổn định hành chính, kinh tế
Làm thế nào mấy thằng to mồm bên blog to nó tham gia được nhỉ?
@TC : cậu dự định ai? mình nghĩ hãy cứ chạy thử một thời gian nữa nhé,cậu thấy thế nào?
Những gì nói rộng được thì ta đưa sang blog Trỗi để mọi người tán cho rôm rả. Nếu thấy ko tiện nói chỗ 'đông người' thì nói ở đây. Hì hì.
Ừ thôi cứ rốt đa đã. Tớ tính thêm mấy ông vẫn hay tán thôi, loại đa sự, kiểu 4SG...
Nhớ Bắc
Huỳnh Văn Nghệ
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long[1]
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng[2]
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta?
Hay quá! Đây đúng là bài thơ để đời ,nhất là lại của 1 vị tướng trận mạc!
Đăng nhận xét