Tớ e là phải kéo dài cái đoạn làm quen này lâu lâu. Tuy là TL ban cho cái nết của nhà kỹ thuật nhưng vẫn là tài năng trẻ thôi. Ví thử xưa tớ cứ học hết đại học quân sự, thì quân đội ta phải nuôi một thằng kỹ sư tồi...
Lan man Huế kỳ 2 - Đặc sản nhà vườn. Vốn là kinh đô, Huế có nhiều đời, nhiều dòng quan lại, nổi tiếng nhất là 4 họ Nguyễn Khoa, HỒ Đắc, Thân Trọng và Hà Thúc. Quan lại trước khi về hưu hay mua đất, phổ biến nhất là ở Vĩ Dạ và Kim Long, mua gỗ ngâm, ngắm kiểu cách. Nhà vườn dậu thấp, để ngăn cách là chính chứ ít đạo tặc thôi. nhưng bên trong là quy củ nghiêm ngặt, hoành phi câu đối giới thiệu gia thế. Chè trong vườn, hái uống tươi, hoa cúc chế rượu. Một thế giới khép kín, người ăn kẻ làm kín miệng chứ ko bép xép như ô sin bây giờ. Kinh đô nhiều biến động, nay vua này mai hậu nọ, không khôn ngoan dễ chết, nên đóng cửa bảo nhau, nhà nào biết nhà nấy. Tính Huế kín đáo vì thế chăng? Nhưng quan lại hay ngâm thơ thù tạc, để lại sách vở, rồi góp đá xanh đắp đường, gỗ lạt dựng đình chùa, nên họ để lại luôn dấu ấn văn hoá cho cả vùng. Nhà chi chít cột nên gọi nhà rường.
Hồi báo Tiền Phong thi hoa hậu ở Hội An, ông tổng biên tập được resort Nam Hải (?) cho ở chỗ xịn nhất, trung tâm là cái giường, cao nhất, bước vài bước mới lên tới nơi. Ngủ dậy, qua làn kính thấy xung quanh là biển rồi - đấy là tớ nghe kể thôi, chưa được toạ lạc. Đêm bố mày dậy đái hay sao ấy, ngã, vì giường cao mà, hôm diễn văn hoa hậu còn tập tễnh. Có phóng viên gọi cái nhà trên là nhà giường, một ví dụ về sự dốt nát, liều lĩnh.
Hạ thấp Thăng Long: lấy được đất nước từ tay Tây Sơn, Gia Long ko đóng đô ở TL, vì đàng trong là đất bản bộ rồi, mà ngoài kia còn vọng Lê ghê quá - tất nhiên người ta sợ Quang Trung lắm. Mồ mả các chúa Nguyễn cũng vốn ở miền trong cả, bị Nguyễn Huệ đào đổ xuống sông. Gia Long lên ngôi cũng làm lại thế. Vị thế TL còn lớn quá, bèn đổi "Long - rồng" thành "Long - trọng", bắt hạ tường thành xuống 70 phân. Sau Minh Mạng đổi sang tên Hà Nội, cái đô thị ở trong sông, có thể coi là một ý nghĩa tầm thường, chỉ có giá trị mô tả địa lý Đây là những điều tớ nhặt được ở Huế hôm trước, hóng hớt lại. Lê Công, 4 SG phủ chính cho. TC
8 nhận xét:
Vẫn ko làm được như TL bảo. Nghĩa là chưa xuống dòng được. Tức quá! AE tự chấm xuống dòng nhé
@TC : mình thử ngắt dòng một vài chỗ,cậu xem có chấp nhận được ko.Nếu cần sửa gì nữa thì cho ý kiến nhé.
Nhắt dòng có khó đâu,cũng như trong word.Muốn xuống dòng chỗ nào thì đặt con trỏ vào đó,rồi bấm 'Enter' là ngắt dòng ngay.
TL:nói chung là cậu ngắt dòng đúng cả. Tớ cũng làm như trong word, cũng en tờ, nhưng "đăng nhận xét" xong nó lại nối vào nhau. Thôi cứ phải chạy rốt đa một vài ngày
TL: nói chung cậu ngắt đúng ý tớ đấy.
Mà tớ cũng làm y như với word, thứ mà tớ phải đối mặt hàng ngày, cũng en tờ. Nhưng khi "Đăng nhận xét" thì dòng liền lại ngay
Thôi cứ phải chạy rốt đa vài ngày
TC: PhamQuynh http://phamquynh.wordpress.com/
TC:Không biết bao giờ ng ta mới vinh danh PQ với tư cách 1 nhà văn hóa lớn?.Rồi còn bao nhiêu nhân vật lịch sử ,văn hóa khac nữa :1 số chúa Trinh,chúa Nguyễn,rồi Lê văn Duyệt,Nguyễn văn Vĩnh.....
Nói tới PQ,mình lại nhớ tới Tôn Thân (mà chắc cậu biết ).Ông này thông minh,tốt tính ,chuyên môn khá,phấn đấu kiên cường cũng đạt đc tiến sĩ,NGUT, nhưng cái nhà ở Hàng da thì bị thiên hạ chiếm gần hết,ko đòi đc.
@HĐ : Cám ơn cậu về đưởng dẫn. Lần đầu tớ được tiếp xúc vơi tài liệu nói về Cụ PQ, mở mang đầu óc ra cậu à.
Cái blog Phạm Quỳnh là của Phạm Tôn. Tôn là cháu, có thể hiểu là "cháu ông Phạm", vì tác giả là Tôn Thất Thành, anh Tôn Thân, con bà Giá nói ở bài 1. Chồng bà Gía là Tôn Thất Bình, dậy Thăng Long cùng ông Giáp, Đặng Thái Mai, năm 1945 thì "mất tích", cho nên cũng có thể hiểu là họ mẹ - Phạm- ghép với họ bố - Tôn. ÔNg Thành làm báo Nhân dân, về hưu rồi, đang sống SG
Đường chính trị của PQ còn nhiều điều phải bàn. Nhưng đóng góp về văn hoá thì lớn lắm. Nho tàn rồi, Tây học vào, tạp chí Nam Phong của ông là cây cầu giữa hai nền văn hoá, cả chữ Nho, quốc ngữ, Tây, quy tụ nhiều trí thức cự phách với những nghiên cứu rất sâu
Đấy là những năm 30. Rồi triều Huế kéo nhà trí thức PQ vào làm thượng thư bộ Học , tức bộ trưởng Giáo dục, sau sang bộ Lại, tức bộ trưởng Tư pháp. Nam Phong sang tay người khác, đuối hơn. Những năm 40 ở miền Trung có đảng Tân Việt nhiều trí thức gộc. Nếu mình nhớ ko nhầm thì có Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Tôn Quang Phiệt, cả ĐẶng Thái Mai và Võ Nguyên Giáp giai đoạn đầu thì phải
Đăng nhận xét