Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Bí mật Hồ Chí Minh

   Lượm ra được bài này của Cụ Hoàng Tùng từ sachhiem.net do 4SG giới thiệu. Mời bạn đọc để tìm hiểu thêm về một số sự kiện liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.

13 nhận xét:

Chien Tran nói...

Bài thú vị, và chắc là bản chính, nhưng phải hỏi trước mấy câu này, ai biết thì cho tôi được thủng nhé:
- "VN Giáp hoạt động từ 30, đến 40 mới là cs". Như thế ban đầu ông ấy có trong đảng Tân Việt ko?
- chị Bác, bà Bạch Liên là bà nào? chắc chắn ko phải bà Thanh, nhưng phải rất gần
- Ai ghi? Liệu còn gì ko?
*
Tôi thấy có một hiện tượng: những vị tham gia lãnh đạo đến đoạn bức xúc với vận động chung đều đem ông cụ ra để nói. Đúng là ông cụ có nhiều uẩn khúc, tâm trạng, nhưng tựa vào đây mà nói cái của mình thì nó an toàn, danh chính hơn. Mà trước đó, có phải cái sai nào Bác cũng biết rồi phải uất ức, bất lực đâu, còn do các ông đương nhiệm nữa chứ. Giờ mới nói thì đã muộn, nhưng còn hơn ko nói.

Ở đây có một bản chất được nói ra, ông cụ là người dân tộc. Nói là CS ko sai nhưng khác hẳn, do đó ko thể nắm được đảng như đám học Phương Đông về như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong. Hồn dân tộc mà da CS, nên cụ ko có chính danh, ko viết thành lý luận được. Chỉ đến khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, phái CS chính thống bị giết cả, cụ mới về nắm Đảng được.

Cụ chói sáng trong giai đoạn 44 - 45-46, bị phủ lấp dần dần, làm tôi hình dung đến ánh sáng của sao băng. Hình dung những năm cuối đơn côi trong khu vườn thênh thang, xa cách người thân, thương lắm. Một hình ảnh đẹp và buồn.

"Nắm chính quyền rồi sao ko thực hiện dân chủ mà lại nhấn mạnh chuyên chính". Đây hẳn là tư tưởng kiến quốc vĩ đại nhất của HCM, mà người kể lại lắm lúc cũng "quên" mất.

hadongtran nói...

TC : VNG hoạt động c/m 1927,tham gia Tân việt 1928( Nguyễn Chí Diểu giới thiệu).Tân việt mới chỉ là tiền thân của Đông dương c/s đảng,nên 1940 Cụ phải kết nạp lại VNG .
Bà Bạch Liên (tên chữ ) chính là bà Thanh , chị ruột Bác.
Hồi kí này ra đời khoảng đầu những năm 1990, lúc đó còn khỏe chắc Ô tự viết.
Sau khi chủ trì thống nhất 3 kì,thành lập đảng,đề ra luận cương vắn tắt...Cụ bị câc TBT đời đầu đánh cho tan tác ( đổi tên đảng,hủy luân cương thay bằng luận cương Trần Phú , chỉ là UVTW dự khuyết- phải hoạt đông hải ngoại thui...).Bị Stalin nghi ngờ suốt 10 năm ko mất mạng là may.Vừa rồi thấy Dương Trung Quốc (?) bảo sưu tập đc ảnh cụ bị lao đọng khổ sai ở Xi be ri , gầy như xác ve...


Là lãnh tụ của 1 nước nhỏ,nghèo...nên nhiều khi lực bất tòng tâm.Theo tui đây có lẽ là nỗi đau lớn nhất của Cụ.Biết ng ta đểu, chơi xấu mà ko làm gì đc, phải nén chịu để tới đích giải phóng dân tộc.Đau lắm lắm!

Chien Tran nói...

HĐ: mình nhớ nhầm. Bà Thanh vác hai con vịt ra HN năm 46 thăm ông em, lại nhớ là sau hoà bình

hadongtran nói...

Xem ông HT vỡ ra nhiều điều :
1) Sau chiến dich Biên giới mình dần " lọt " vào ống tay áo TQ : cố vấn,tư tưởng Mao , ccrd , chấn chỉnh tổ chức đảng và quân đội...Chắc chắn Cụ biết nhưng " kẹt " - cờ vào thế mất rồi .Hơn nữa , lo ngại TQ và hiệu ứng " đô mi nô " Mĩ đài thọ Pháp 80% chi phí chiến tranh , ko có TQ ta khó thắng.
2)Đúng như TC nhận xét , tư đầu những năm 60 thế Cụ ko còn đc như xưa nữa. " Uy " giảm sút nên ko giải quyết dứt điểm đoàn kết nội bộ - để v/d ngày càng phức tạp. Rõ ràng phái Nam bộ ngày càng lấn lướt phái Việt bắc.

AE ta ai có thể giải thích đc vì sao mối bất hòa giữa LD & VNG lại sâu sắc và dai dẳng như vậy nhỉ??

Chien Tran nói...

HĐ: năm 44 ở Tân Trào, ông cụ sốt rung cả lán Nà Lừa, tưởng đi, bèn gọi VNG lại trăng trối. Hoàn cảnh lúc đó thế nào ko rõ, nhưng chắc chắn cụ hợp với ông G hơn ông Trường Chinh - đang nắm đảng. Sự trăng trối đó có thể coi là "động thái" chọn thế tử. Nó khiến VNG thành tấm bia trên con đường đến mục đích nào đó.
Đấy có thể là một lý do chăng?

Sau này LD có cương vị thì có quyền lực. Nhưng uy tín cũng là một quyền lực, thậm chí siêu quyền lực. Một đằng cứ tranh chấp, đằng kia nhún nhịn, chưa chắc cương đã thắng được nhu. Nhất là anh ở vị trí đứng mũi chịu sào luôn phải hành động, ắt có chỗ sai, phải chịu búa rìu. Cuối đời sai, lại là người chủ chốt, thì dễ là người ta quên đi nhiều cái đúng của anh. Và cái người ko có cương vị gì để hành động thì khả năng sai rất ít.

Ông cụ tuy gốc Nghệ nhưng không cứng cáp, cực đoan, mà ưa tiêu dao, thích cái đẹp, thiên nhiên kiểu đạo Lão (người Nghệ thích bình thiên hạ, hợp đạo Nho). Tớ tưởng ra thế này: Dự cảm thấy sự phức tạp của triều chính nên cụ ko muốn làm tbt. Làm "thái thượng hoàng" bay bổng hơn nhiều, như xứ quân chủ lập hiến hôm nay sai lầm là ở thủ tướng, chứ vua có bao giờ sai đâu. Đấy là nói quá lên "một chút", chứ công cụ vẫn phải công nhận.

Chien Tran nói...

HĐ: "Tân Việt là tiền thân ĐD CSĐ", mình ngờ lắm. Tân Việt tập hợp trí thức gộc trong miền Trung, nhất là khu Bốn: Phan Anh, Tôn Quang Phiệt, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn... Nhiều người sau này sang Việt Minh. Nhưng đoạn '30 thì trí thức cỡ ấy chưa gần với chính đảng của gc CN thế đâu. Chắc một số Tân Việt sau này vào ĐD csđ

hadongtran nói...

Dương Trung Quốc 2001 - VN những sự kiện l/s :"..sau 1 thời gian hoạt động,Tân việt bị phân hóa sâu sắc,nhiều đảng viên ...ra nhập DDCSD , 1 bộ phận tiên tiến khác đứng ra thành lập những chi bộ Tân việt cộng sản liên đoàn (9,10-1929),sau đó đổi thành D DCS liên đoàn (1930)..."

Tualinh nói...

@HĐ:
'vì sao mối bất hòa giữa LD & VNG lại sâu sắc và dai dẳng như vậy nhỉ??'
Đây hoàn toàn không phải là mâu thuẫn 'cá nhân',mà là do 'tình thế LS' nó gây ra, không làm sao tránh khỏi được-cho dù VNG đã 'nhường nhịn' một cách đáng kinh ngạc!

1.Sau việc ký kết Hiệp định Geneva 1954, LD và nhiều người khác ủng hộ đấu tranh vũ trang ở miền Nam,trong khi VNG thuộc nhóm chủ trương kiềm chế và thận trọng.
VNG, giống như HCM, chấp nhận chủ trương “chung sống hòa bình” mà Liên Xô đưa ra lúc bấy giờ, và đồng thời tin rằng phải xây dựng nền tảng CNXH ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam.

Thái độ này của VNG đặt ra một thách thức lớn cho LD.

Thách thức này đối với BTTN LD lớn tới mức nào,thì cần xem xét tới dư luận QT và trong nước coi VNG là người anh hùng thứ hai, chỉ sau HCM, trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Nhiều người trong và ngoài Việt Nam thừa nhận ông là kiến trúc sư tạo nên thắng lợi lẫy lừng ở Điện Biên Phủ, và với quân đội miền Bắc là vị đại tướng có uy tín lớn,là 'Người Anh cả'.
Vì vậy,để đảm bảo uy lực thực thi và tư tưởng thống nhất cao với đường lối CM -theo cách của mình- LD buộc phải cô lập và vô hiệu hoá VNG.
Lẽ ra Ô.LD cần làm ngược lại, với tư cách BTTN của Đảng ông hoàn toàn có khả năng và tư thế để chìa tay ra nắm lấy tay VNG. Điều đó có lợi cho CM biết bao nhiêu.

2.Trong tiểu luận “Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State”, trình bày lần đầu ở hội nghị quốc tế về Việt Nam học ở Hà Nội năm 1998, Pierre Asselin nhận xét: “Giống như Mao và Stalin, Lê Duẩn khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng.”

Theo tôi VNG không có những 'khát khao' như vậy,Ô. là một đại trí thức và tư duy của ông nghiêng về phẩm chất 'dân chủ'.

3.Trong đội ngũ lãnh đạo CMVN,tuỳ theo phẩm chất cá nhân và tri thức mà có thể chia thành 2 nhóm cạnh tranh nhau:
“Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc (trong khuôn khổ liên minh yêu nước), phát triển khoa học và tiến bộ kĩ thuật với [phía bên kia là] khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức.”

Theo nhận xét này của Sophie Quinn-Judge thì VNG thuộc nhóm 1, còn LD thuộc nhóm 2.

Theo tôi nhóm 2 cần cho giai đoạn chiến tranh GP, còn nhóm 1 thuộc về giai đoạn xây dựng đất nước.

Giai đoạn CM 1954-1975, giải phóng MN, thống nhất đất nước, công đầu thuộc về Anh Ba và đó là LS.

Chien Tran nói...

TL: rất thú vị!
Liệu có thể thêm "trong gốc gác văn hoá, nhóm 2 cần xây dựng thần tượng - cuối cùng là có quyền lực và được suy tôn, tức là nông dân, phong kiến hơn" không? Trong khi đó nhóm 1 ưa dân chủ, tức ko cần một xã hội phải có thần tượng,nó hạn chế sự bình đẳng đi...

TQtrung nói...

Theo tôi thì quan điểm "kiềm chế và thận trọng" của VNG là có nhưng không hẳn là ông không "khát khao" giải phóng miền Nam bằng bạo lực, trong điều kiện phụ thuộc vào LX, TQ những năm cuối thập kỷ 50, nếu không được sự tán thành về đường lối và viện trợ thì hẳn là cuộc chiến đã kết thúc trong thất bại đau đớn. Với tinh thần tự chủ, HCM và VNG đã chủ trương xây dựng tiềm lực vững mạnh ở miền Bắc làm hậu thuẫn cho chiến tranh giải phóng. Điều đó cộng với sự trợ giúp của phe XHCN, rất có thể cuộc chiến đã kết thúc với máu đổ ít hơn.
Sự nôn nóng, cực đoan cộng với sự khát khao quyền lực đôi lúc dẫn những nhà lãnh đạo đến những ý tưởng kỳ quái, mặc dù là những nhà lý luận cao siêu, thấm nhuần chủ nghĩa bạo lực cách mạng, họ hiểu rõ tác hại của sự mất đoàn kết, cộng với tâm lý vùng miền đã đẩy những người đồng chí đến với những mâu thuẫn tai hại, chèn ép, triệt hạ nhau, chịu thiệt hại nhất lại là người dân, nơi có gần ba triệu thành viên đang nằm dưới đất đen mà không được hưởng tý gì từ thành quả của CNCS.

hadongtran nói...

Bí ẩn của mối quan hệ LD - VNG vẫn luôn là 1 thách đố của l/s.
1)Với tư cách tác giả của nghị quyết 15, ko thể nói VNG ko thấm nhuần tư tưởng bạo lực c/m.
" Kiềm chế và thận trọng " là yêu cầu và đ/k của tình thế : LX hòa hoãn ,TQ ( với dụng ý sâu xa ) chỉ giúp đỡ ta rất có mức độ , Mĩ sẽ dấn sâu tới đâu còn là ẩn số...nên tranh thủ hòa bình thống nhất đất nước vẫn là con đường tối ưu nhất.Chỉ tới lúc khả năng này ko còn mà ta chậm thay đổi phương thức đấu tranh - đó là sai lầm của cả TƯ ...LD mặc nhiên lên thế thượng phong...dần vượt qua cả Cụ.
2)Mối bất hòa ,theo tui,chủ yếu là ở mặt đối ngoại.NQ 9 thể hiện sâu sắc nhất sự phân liệt.Tinh tế như HCM cũng ko giải quyết đc bài toán này.Xem hồi kí Trần Quỳnh ( với sai số nào đó ) ta thấy diễn biến tư tưởng của 2 nhân vật top trong đảng là Tr Chinh & LD phức tạp đến thế nào.
3)Cho nên cách giải thích của TL và bổ xung của TC tui cho là hợp lí.
Khát vong quyền lực đã thúc đẩy mối liên minh LD - LDT dấn ngày càng sâu vào cuộc chơi....thậm chí cho đến tận bây giờ.


Hồi xưa khi bàn tới 4 vị trí quyền lực nhất tui đã phát biểu Cụ sai ở vị trí LDT. Nếu trưởng ban tổ chức là TrChinh thì sao nhỉ?
Dù có cứng nhắc,kinh viện,thậm chí Mao ít chăng nữa,nhưng là 1 nhân cách lớn,thận trọng ...chắc chắn Ô sẽ ko để công tác cán bộ đi vào con đường sai lầm tệ hại như LDT.Và với uy lực của mình Ô ko để mối bất hòa trong đảng trầm trọng như đã xảy ra.
Với tam giác quyền lực LD - TrChinh - VNG , c/m VN sẽ bớt những sai lầm , đổ máu đáng tiếc biết bao nhiêu!

Tualinh nói...

@TC : Ồ,thêm như thế đúng quá đi chứ! Có lẽ chỉ trong CM Vô sản,đôi khi bản chất 'nông dân' lại quyện chặt với bản chất 'quan lại phong kiến'.
Đặc biệt với người Việt nam mình, như một người Pháp đã nhận xét : trong mỗi người VN đều có một ông quan.
Mồng mống mất đoàn kết,âm ỉ ấm ức với nhau ở các bộ các cấp có khi một phần quan trọng có nguồn gốc là từ đó.

@HĐ : Hồ XN kể ; năm 1957 Ô.LD ra Bắc. VNG đang đi nghỉ , có gọi LD ra Đồ sơn để báo cáo về dự thảo đường lối đấu tranh vũ trang ở MN.(XN ko nói LD có ra Đồ sơn hay ko?).
18 năm sau,1975,Ô LD cũng nghỉ ở Đồ sơn, ko mời VNG (đang là BT BQP) mà gọi VTD,HVT (ko nhớ chính xác) ra Đồ sơn để bàn về tiến hành TTC GP MN.
Về NQ 15 tôi suy nghĩ thế này : đồng ý,đó ko phải công chuẩn bị NQ của chỉ LD.
Nhưng giũa đoàn MN(LD đứng đầu) và MB(VNG chủ biên) có khác nhau một điều quan trọng : MN chứng minh đây là con đường duy nhất đúng (lúc đó) để có thể GPMN,ko thể còn con đường khác,phải làm ngay. Còn MB đưa ra như đây là một phương án cận kề , vẫn còn phải xem xét thêm những điều kiện khác nữa.
Nguyên nhân có lẽ MB đã nhìn cuộc CT GPMN VN trong bối cảnh QT lúc đó, nhất là sau Hiệp định GNV ta đã nhận ra ta đang ở trong tình thế gì trong 'tình QT vô sản' và các ông anh đối xử với ta như thế nào,vì thế có 'cẩn trọng' hơn với việc phát động CT GPMn...
Đoàn MN có lẽ chưa 'thấm' đủ về điều này như MB.
Thực tế NQ 15 cũng phải tới khi Khơ rut sốp đổ (1960) và ban LĐ mới của LX đồng tình thì mới thực sự được tiến hành.
Qúa trình 21 năm chiến tranh GPMN, chỉ cần 1 trong 2 lão LX và TQ bất ngờ ko ủng hộ nữa thì cũng khó mà thắng lợi được. Giũ cho điều kiện cần này của CMVN không ai khác chính là Cụ Hồ,và điều đảm bảo này vẫn còn sau khi Cụ mất.
Vì vậy,dù cho các vị LĐ tài giỏi tới đâu mà ko có Cụ Hồ ngồi đấy thì việc GPMN sẽ ko được như đã diễn ra.
Không nhìn thấy điều này là mắc vào chứng tự kiêu tự đại TTS đó.

hadongtran nói...

TL:
1)Ý kiến HXN chắc phải xem lại vì 1939 Ô LD đã trong thường vụ TƯ , đại hội 2 lai vào BCT , và 1957 ra làm quyền TBT - ko thể " đùa " đc.Chả lẽ Ô Giaps lại dại tới mức ấy?
2)Phân tích của cậu về 2 trường phái MB - MN trong bối cảnh QT lúc đó hoàn toàn chính xác.Và cả cái " nóng vội " mà QT nói nữa.
3).." có những đ/c sắc sảo nhưng..." như Hoàng Tùng viết , chắc là dành cho anh Ba .Ô này ( như Bùi Tín viết ) nhiều lần cao ngạo tự so sánh với Bác...

Mình rất tâm đắc với 1 nhận xét của nhà văn Sơn Tùng ( trong bài nói 1991 ), đại ý : tất cả các TBT của đảng đều ko thể so sánh với Bác được. Họ thấp hơn Cụ vài cái đầu!