Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

TQ sẽ thay đổi theo hướng nào

  Cải cách-mở cửa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Trước sự thách thức của ý thức hệ “tả” khuynh, thực hiện đối sách “không tranh luận” trong một thời kỳ nhất định là đúng đắn. Phát triển là đạo lý cứng, rất nhiều việc phải đến khi kinh tế phát triển rồi, mới nói rõ được.
  Qua hơn 20 năm phát triển, nay đã có đủ “đạo lý cứng” để nói rõ ràng. Hồ Cẩm Đào đã kịp thời đề ra nhiệm vụ lịch sử giải quyết triệt để vấn đề ý thức hệ, thực thi công trình nghiên cứu và xây dựng lý luận mác xít.
  Phần cốt lõi trong công trình nghiên cứu, xây dựng lý luận này là phải từ trong di sản của chủ nghĩa Mác, loại bỏ những cặn bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực (tức chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội phong kiến), rút ra tinh hoa chủ nghĩa xã hội dân chủ, thanh lý Tư tưởng Mao Trạch Đông, phát huy rạng rỡ lý luận dân chủ mới. Loại bỏ đường lối, chính sách của chủ nghĩa xã hội bạo lực thì không thể không dụng chạm đến lý luận tả khuynh đẻ ra và bảo vệ những đường lối và chính sách này. Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa.
  Tháng 6-2005, phát biểu tại lớp nghiên cứu chuyên đề nâng cao năng lực xây dựng xã hội hài hoà của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và bộ, Hồ Cẩm Đào đã đề ra kiên trì quan điểm phát triển khoa học lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội hài hoà. Ông nói: “Lấy con người lâm gốc là kiên trì phát triển vì nhân dân, phát triển dựa vào nhân dân, thành quả phát triển do nhân dần cùng hưởng, luôn luôn coi lợi ích cán bản của đông đảo nhân dân làm mục tiêu và điểm xuất phát cán bần trong công tác của Đảng và Nhà nước, ra sức giải quyết những vấn đề lợi ích quần chúng quan tâm nhất, trực tiếp nhất, hiện thực nhất." Trong khi thúc đẩy phát triển, đặt bảo vệ công bằng xã hội vào vị trí nổi bật hơn, vận dụng tổng hợp nhiều biện phấp, dựa vào luật pháp, từng bước thiết lập hệ thống đảm bảo công bằng xã hội, với nội dung chủ yếu là công bằng về quyền lợi, công bằng về cơ hội, công bằng về quy tắc, và công bằng trong phân phối, khiến toàn thể nhân dân cùng được hưởng thành quả cải cách và phát triển, công vững bước tiến lên theo hướng giàu có.
  Lấy con người làm gốc là tinh tuý của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Trong cuộc cải cách ý thức hệ, phải lấy quan điểm phát triển khoa học “con người là gốc” của Hồ Câm Đào làm cương lĩnh chung, dựa trên cơ sớ chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, chủ nghĩa dân chủ mới của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, tiếp thu kinh nghiệm quản lý đất nước của các đảng dân chủ xã hội: cầm quyền dân chủ, cầm quyền liêm khiết, thu hẹp ba sự chênh lệch lớn (giữa thành thị và nông thôn, công nhân và nông dân, lao động trí óc và lao động chân tay), tạo dựng ý thức hệ hài hoà với trào lưu dân chủ thế giới, hình thành lý luận cầm quyền hoàn chinh, thích nghi tình hình đất nước. Lý luận này đặt tên là lý luận chủ nghĩa xã hội dân chủ, đưa vào điều lệ đáng và hiến pháp.
  Từ nay không đưa tên bất cứ ai vào tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để loại bỏ di chứng và ảnh hưởng của tệ sùng bái cá nhân, thiết lập quyền phát ngôn của phái cải cách. Đổi tên ĐCSTQ thành Đảng Dàn chủ Xã hội, tham gia Quốc tế xã hội, để kế tục cội nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội do Mác-Ăng-ghen sáng lập, xác lập vị trí lịch sử chính thống của phái cải cách, để người trong nước và thế giới thấy hoàn toàn mới mẻ. Đi bước này sẽ ảnh hưởng lớn lao tới việc thống nhất Trung Hoa, cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc vơi EU, Mỹ. Nga và các nước dân chủ, tạo môi trường quốc tế tốt nhất cho Trung Quốc cất cánh bay cao.

  Đọc tài liệu này thì ta thấy rõ là lãnh đạo TQ đã có xu hướng thay đổi lớn, chủ nghĩa xã hội kiểu cũ mà họ gọi là " cnxh Bạo lực" sẽ bị dẹp bỏ, có thực là họ sẽ đổi tên Đảng CSTQ thành đảng xã hội dân chủ và tham gia vào Quốc tế xã hội hay không thì chưa biết nhưng có vẻ điều đó sẽ đưa đất nước họ tiến lên thật chưa biết chừng. Điều đáng nói ở đây là Việt nam có đi con đường đó không và tương lai đất nước sẽ thế nào nếu mọi việc nguyễn y vân, thực lòng là không lạc quan lắm! Dù ở chế độ nào, phong kiến, tư bản hay cộng sản thì giới lãnh đạo TQ cũng sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng kiềm chế VN.

20 nhận xét:

Tualinh nói...

Bài viết rất hay,cho người đọc cái nhìn căn bản và tổng quan về cốt lõi quan điểm xây dựng TQ ngày nay của ĐCS.
Và nhờ đó có so sánh mà hình dung ra hiện nay ở VN đang vận hành đường lối kiểu gì.

'..loại bỏ những cặn bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực (tức chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội phong kiến), rút ra tinh hoa chủ nghĩa xã hội dân chủ, thanh lý Tư tưởng Mao Trạch Đông, phát huy rạng rỡ lý luận dân chủ mới.'

'..Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông '

Thật là bất ngờ!

Tuy nhiên, dù cho giữa lời nói và việc làm bao giờ cũng còn một khoảng cách rất lớn thì đã nói ra được như vậy cũng chứng tỏ sự 'vượt trội' về nhận thức rồi.
Và đương nhiện CNXH dân chủ kiểu TQ ấy, không có liên quan gì tới việc 'cải tiến' CNBQ 'Đại Hán'.

TQtrung nói...

Hôm nay, Tuần tin tức- Việt nam nét có bài "Trung quốc cải tổ chính trị để không mất tất cả". Bài đăng sáng nhưng chiều nay có vẻ sẽ bị đo ván, tuy nhiên rất nhiều web site đã copy và đăng tùm lum.
Cái hướng cải cách này chắc là sẽ thực thi nay mai thôi, bởi đó là xu hướng cần cho họ để thực hiện tham vọng, tôi cho rằng nếu cải tổ, TQ sẽ mạnh lên và đó là điều nguy hiểm đối với VN trừ phi VN cúi đầu nhường biển Đông cho TQ, có tin hai bờ eo biển Đài loan đang xích lại gần nhau trong vấn đề Hoàng-Trường sa, như vậy việc hiện đại hoá quân sự của TQ để làm gì? tôi cho rằng để hướng tới việc mở thông đường xuống Đông nam Á, việc mà Mao đã đề nghị Bác nhưng không được chấp thuận, chắc chắn họ sẽ dùng vũ lực để giành lại "lợi ích cốt lõi". Nếu VN cứ "ngây thơ" như bây giờ thì không biết điều gì sẽ xẩy ra.

Chien Tran nói...

QT: hình như bài này cũng bị mất dấu xuống dòng giống mình à?

TQtrung nói...

Dung roi, toi khong hieu sao khong xuong dong duoc, va con thinh thoang khong go dau tieng Viet duoc.

hadongtran nói...

Đảng XHDC,theo đường lối QT2 chắc sẽ là cứu cánh trong tương lai của chúng ta.Thực tiễn LX-Đông âu,TQ,VN..mấy chục năm nay đã chỉ rõ,chỉ có điều có dám thừa nhận hay ko? & thừa nhận vào lúc nào?
Tân Tử Lăng trong "MTD ngàn năm công tội" đã giải thích giản dị dễ hiểu về CNXHDC.Là ng giúp viêc,đc Đặng đỡ đầu đẻ ra quyển sách này,cũng là nói lên tư tưởng của lãnh đạo "tối cao" về đổi mới chính tri & tư tưởng.Sau này Giang và Hồ cũng là tiếp nối ý tưởng của Đặng.
Rõ ràng cuộc cách mạng này khó khăn và nguy hiểm ghê gớm (k/n LX )nên họ đi những bước rất thận trọng...cho đến hôm nay , Ôn Gia Bảo đã phải khẳng định " nếu ko đổi mới về chính trị thì thành quả 30 năm sẽ mất hết"!


TQ sẽ đi về đâu - câu trả lời còn bị bỏ ngỏ.Cái khối ung nhọt khổng lồ đang đến hồi kịch phát ko biết sẽ vỡ lúc nào!Liệu những tài năng kinh bang có cứu giúp gì đc hay ko, chúng ta cùng chờ xem.


Tham vọng TQ đã lộ rõ,thế giới đang hết sức cảnh giác - đây là thời cơ và thách thức lớn mà VN phải vượt qua nếu ko muốn trở thành "con sâu cái kiến" trước kẻ thù phương Bắc!

Tualinh nói...

@HĐ: 'Cái khối ung nhọt khổng lồ đang đến hồi kịch phát ko biết sẽ vỡ lúc nào!'
Nó là gì vậy? Xin được thỉnh giáo.

TQtrung nói...

-mâu thuẫn giầu nghèo(thành thị, nông thôn)
-mâu thuẫn sắc tộc (ví dụ Duyngônhĩ.Hán)
-mâu thuẫn quốc gia, vùng miền
( Tây tạng,Nội Mông ..v..v)
-đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực
- Chống phá của các thế lực mạnh bên ngoài(Tây Âu đứng đầu là Mỹ)
-Mâu thuẫn kinh tế giữa CNXH và CNTB nếu vẫn kiên trì CNCS.
Tôi nhận thấy những yếu tố bùng nổ như vậy.
Riêng việc DCXH, ví dụ theo mô hình Thuỵ Điển chính là cứu cánh cho những nước như TQ,VN,CB,Nga, có điều vì bảo thủ,ngoan cố nên cố tình không nhận thấy mà thôi.

Chien Tran nói...

TL: Ha ha, thế là mình với QT cùng một bệnh giống nhau, tức là trình độ dùng máy của mình ngang dân kỹ thuật rồi. Mà mình để ở "Viết" để xuất bản, khi bấm nó cứ nhảy sang bên cạnh, đến lệnh "chỉnh sửa" thì phông chữ loạn cả lên

TQ giờ phải đặt vấn đề đạo đức, văn hoá, sự hài hoà, tính nhân văn của cách mạng, sau mấy chục năm vằng vặc mãi câu "chính quyền đẻ ra trên đầu ngọn súng". Thế nhưng cách đây hơn trăm năm ông Lương Khải Siêu - một người "khai sáng" tư tưởng mới của Tôn Trung Sơn để đẻ ra cách mạng 1011 Tân Hợi - đã viết về sự hủ bại của dân tộc họ:" 400 triệu người TQ là 400 triệu cầm thú", và tự nhận mình là cái đích cho bọn hủ nho bắn vào.

Còn ta, chưa xem lại tư tưởng Dân trí đi trước của các cụ Phan Chu TRinh, Phạm Quỳnh, mong muốn một chế độ quân chủ lập hiến của cụ Phan Bội Châu, nên phát triển như ung thư, ko kiểm soát được - chưa kể đến "thế lực xấu bên ngoài".

Xem ra như thế thì lịch sử nghiệt ngã lắm. Cách mạng theo kiểu phong trào trước thì sau lại phải quay lại với những điều cơ bản, giản dị, là con người bình thường phải được hạnh phúc. Hạnh phúc đây đơn giản cứ cho là được no đủ, có tự do trong khuôn khổ luật thôi

hadongtran nói...

TL: Cũng như LX, con khủng long TQ nếu đi đến chỗ " hi sinh " thì v/đ đều nằm ở nguyên nhân nội tại của nó.Ko thể bằng những thế lực bên ngoài.L/sử tồn vong các đế quốc đã minh chứng điều đó.
Vậy v/đ của TQ là gì:
1)Chủ nghĩa tư bản độc đảng : quyền lực tập trung vào 1 nhóm nhỏ,ngồi trên luật pháp,thiếu giám sát và minh bạch. Đay là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới xung đột xã hội & sụp đổ.
Khác với Đặng, đảng viên lớp tiền bối , Hồ,Ôn bây giờ gắn kết chặt chẽ với tâng lớp tư bản đỏ , biết đâu mong muốn cải cách chỉ trên đầu lưỡi . Tui nghĩ vậy.
2)L/sử TQ là 1 đé quốc.Dân tôc Trung Hoa ko đồng nhất, xung đột sắc tộc luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bất sứ lúc nào, đặc biệt khi chính quyền t/ư có v/đ.
3)Thiếu công bằng x/h và công lí, có nhiều mâu thuẫn lớn trong các giai tầng :
**Khoảng cách giàu nghèo tới mức trầm trọng:
70% tài sản x/h nằm trong tay 0,4% dân số ( có số liệu khác : 60% của cải nằm trong tay <1% số hộ gia đình)
**)Khoảng cách nông thôn thành thi ngày càng cao.Thu nhập dân Thượng Hải cao gấp >10 lần khu vực khác.30% hộ nông dân ko đủ ăn, thu nhập <1 usd/ngay/ng.
**) Bất ổn x/h hết sức trầm trọng:1993 = 8700 vụ bạo loạn.1999=32000 vụ.2003=58000 vụ.2004=74000 và 2005=87000 vụ tức là 10 năm số vụ bạo loạn tăng 10 lần.
Cách nay mấy năm tui đc nghe 1 vị g/s trường đảng nói TQ đứng trước 1 cuộc khởi nghĩa nông dân thật ko sai.
**)Quyền sở hữu ruộng đất ko có,bị cướp đất, nông dân bỏ ra thành thị...là 1 vấn nạn.Hàng năm chính phủ phải lo hàng mấy chục triệu việc làm là 1 điều ko tưởng.Từ 10/2008 đến 03/2009 , 20 triệu công nhân xí nghiệp mất việc...
4)30 năm nay TQ phát triển k/t như 1 kì tích.Đúng vậy.Nhưng sự p/t ko bền vững và đồng đều. Dự báo GDP là >5000 tỉ dolla, nhưng bình quân chỉ 3600/đầu ng, xếp trong 125 nước nghèo nhất thế giới.


( còn nữa )

Chien Tran nói...

HĐ: gì chứ nông dân bỏ ra thành phố thì ta i xì. Làm ruộng giờ chỉ đủ ăn, một sào cho 2 tạ thóc một năm, trừ các thứ đi thu lại 2 triệu. Đấy là ngoài bắc.

Trong Nam thì có vụ thi thơ 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Giám khảo chọn xong giải nhất nhưng ko thể trao, do lãnh đạo tỉnh ko đồng ý với câu "gái quê tôi toàn đi lấy chồng xa" (đại ý là về khái niệm "gái miền tây"). Giám khảo nhất định ko thay đổi, báo hại ban tổ chức bị chửi hội đồng.

Miền Nam thì ko thể có chuyện ruộng ko nuôi được người. Nguyên nhân gì nhỉ?

Mới nghe phần đầu của cậu đã "liên hệ" được nhiều quá. Nghe "còn nữa" lại giật mình thon thót

hadongtran nói...

(xin tiếp)

**)Qúa đề cao tốc độ tăng trưởng GDP
TQ đã p/t bằng mọi giá, khiến tài nguyên cạn kiệt .Hơn nữa môi trường thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.Đây sẽ là cái giá rất đắt mà TQ phải trả ngay từ hôm nay.
**)Trong kinh tế tham nhũng tràn lan,thị trường tài chính ko lành mạnh,đặc biệt thị trường cổ phiếu và bất động sản bong bóng vỡ bất cứ lúc nào.
Dồn tiền đầu cơ vào thị trường tín phiếu Mĩ cũng là bài toán 2 mặt : con nợ Mĩ thì cứ ăn tiêu còn chủ nợ
TQ thì cứ thắt lưng buộc bụng nuôi để nó trả lãi cho mình..,nó có mệnh hệ gì thì mình lãnh đủ.
**) Xã hội hài hòa đến đâu ko biết nhưng dịch vụ y tế cực kém, ít đc đầu tư.Năm 2008 theo báo cáo của bộ y tế : 200 triệu ng mắc bệnh nghề nghiệp.
Tóm lại còn rất nhiều v/đ như an ninh năng lượng :2004 phải nhập 100 triệu tấn dầu/176 triệu tấn tự khai thác.Dư báo 2020 phải nhập 4 triệu thùng/ngày và 2030 là 10 triệu/ngày
Tài nguyên nước rất thấp chỉ bằng 1/4 trung bình của thế giới.An ninh lương thực luôn căng thẳng,mỗi năm mất 300 000 ha canh tác do xa mạc hóa,chưa kể ruộng đất nông dân bỏ hoang...dân số 1 năm tăng 10 triệu người..
5)Về đối ngoại:
**)Tư tưởng bành trướng lộ rõ ko thể che đậy.
**)Bộ mặt của kẻ giàu có kiểu "trọc phú" thể hiện sự kém cỏi trong hội nghị Copenhaghen,chỉ biết có mình, thiếu ý thức trách nhiệm toàn cấu của kẻ mạnh.Rất mất điểm với thế giới văn minh.
**)Sự o bế với Bắc Triều Tiên, I Ran về v/đ hạt nhân. Gắn chặt với các chính phủ độc tài châu Phi để bóc lột tài nguyên theo kiểu thực dân cũ...tàn độc & mất nhân tính.
**)Chính sách ngoại giao "pháo hạm" với ĐNA,Nhật Bản,Hàn Quốc...làm thế giới nghi ngại...rất có thể xuất hiện mặt trận bao vây TQ cả về chính trị và k/tế.
**)Sự "dẫm chân" của phái diều hâu - quân sự vào chính sách ngoại giao : tăng chi phí quân sự lên cao,sẵn sàng sử dụng vũ lực trong những v/đ gọi là "lợi ích cốt lõi " - nhằm giải quyết những khó khăn nội bộ bằng chiến tranh với bên ngoài...,dòm ngó tài nguyên đất đai với cả Nga , Ân Độ...là những bước đi nguy hiểm.


Mình đã cố gắng vẽ nên bức tranh về TQ hiện đại như vậy để minh chứng cho kết luận về " khối ung nhọt " phương Bắc.Đối chiếu với VN , ta cũng có rất nhiều v/đ tương tự nhưng có lẽ ở mức ko nghiêm trọng bằng.Nếu ta khôn khéo hoàn toàn có thể khắc phục và tiến xa hơn TQ, ĐÓ LÀ CƠ HỘI THỰC SỰ./.

Tualinh nói...

@HĐ: cậu 'nối' 2 nhận xét lại để đăng thành bài đi.

hadongtran nói...

TL: Mình sẽ cố gắng nghiên cứu sâu hơn với những thông tin cập nhật rồi có thể đăng trên " bạn trỗi "để mọi ng tham khảo.Tất nhiên còn tùy hứng!Ở đây là nhận xét nhanh để trả lời cậu thui! Vả lai đăng ở đây anh em mình thảo luận "hẹp" tui thấy hứng hơn.

TC:" Miền nam ruộng ko nuôi nổi ng "- câu hỏi này phải hỏi bọn "tập đoàn lương thực!" . Năm nay có thể ta xuất khẩu 6 triệu tấn lương thực.Bao nhiêu lãi chúng "sơi"hết,còn nông dân chỉ vừa đủ ăn thui. Tập đoàn nhà nước và các nhóm lợi ích là câu chuyện bi hài nhiều tập lắm cậu ơi !

TQtrung nói...

Những vấn đề như thế này đúng là chỉ nên thảo luận hẹp, anh em dễ thông cảm với nhau hơn, đưa ra blog có lẽ nên bỏ bớt những v/d "nhạy cảm"
Tôi cũng đồng ý với HĐ trong nhận định trên, nhưng ta ngiên cứu TQ không phải là nói xấu họ mà để tìm ra được điều gì có ích cho Tổ quốc đang quá nhiều v/đ.
Tôi vẫn cho rằng cách làm kinh tế, chính trị như hiện nay là nguy hiểm, nền kinh tế đang mò mẫm tìm hướng đi giữa CNTB và CNXH,chính trị thì muốn làm bạn với tất cả nhưng lại không ở bên nào, lừng khừng như hòn sỏi giữa hai hòn đá tảng đang chực lăn vào nhau, đó có phải là không ngoan không?

Tualinh nói...

@HĐ,QT: ý tớ là cậu 'gom' lại thành bài đăng trên blog này. Vì sau này ai cần tham khảo ko thể mò vào comment để tìm. Mặt khác nội dung trong nhận xét của HĐ đã 'gói trọn' nội dung 'ung nhọt' rồi mà.

Chien Tran nói...

TL:"Cần tham khảo ko thể mò vào comment để tìm" là thế nào, tớ ko hiểu

Ta dễ là sẽ phải ngập ngừng giữa đưa ra blog chung hay chơi hẹp thế này trong nhiều trường hợp nữa. Có những chuyện rất muốn chia sẻ, và cũng biết những ngao ngán (ko đến nỗi là phiền phức) sau khi chia sẻ xong. Nhưng cái tâm trạng muốn xẻ ra thì luôn có. Mình cũng thấy giờ cứ bàn hẹp hay hơn

Tualinh nói...

@TC : Tức là thế này:
Trong quá trình bình luận bài đăng, có những bình luận có giá trị như một bài khảo cứu.
Nếu cứ để ở comment, nó-nhận xét ấy, sẽ theo bài mà 'tụt' dần xuống dưới mỗi khi có thêm một bài mới.
Một lúc nào đó,ta bỗng có nhu cầu xem lại nội dung nhận xét ấy thì sẽ tìm như thế nào đây : nhớ tên bài đăng rồi tìm vào nhận xét mà đọc? vấn đề là thường ta nhớ ko chính xác tên bài đăng.
Nếu là bài viết thì khác : ta có thể tìm theo 'nhãn' :TQ(nhóm nội dung về Trung Quốc) hoặc tác giả QT...sẽ thuận tiện hơn.
Tóm lại chuyển sang bài viết để dễ tìm kiếm sau này.

Nhân đây xin báo cáo một số đặc điểm của blog:
1. Blog ko tạo được cột 'tóm tắt nhận xét' như bên blog trỗì(có lẽ vì nó là blog hạn chế chăng?), vì vậy blog ko hiển thị cho người đọc biết được nhận xét mới nhất.Do tồn tại hạn chế này,đề nghị ko nên nhận xét ở những bài đã quá lâu (vì người khác ko biết mà đọc)
2. Ý kiến của 4SG về tạo cột các đường dẫn bài tham khảo 'nóng' rất nên làm. vậy đề nghị mọi người cho địa chỉ (viết ngay ở nhận xét) tôi sẽ thiết kế.

Tualinh nói...

Từ ngày 12/09/2010 báo Thanh niên đăng loạt bài 'Cải cách chính trị ở Trung Quốc'> của Nguyễn Lệ Chi. Trong đó TQ giải quyết vấn đề 'phản biện XH','lực lượng đối lập', 'đa nguyên XH' bằng cách "Chấp nhận trong Đảng có nhiều phái" .
Ko biết cái giải pháp 'Đa nguyên dưới mái nhà Độc trị' đậm mầu sắc TQ này có hiệu qủa gì ko? Dù sao thì đây cũng là một bước tiến trong 'nhận thức'.

TQtrung nói...

"Chấp nhận trong Đảng có nhiều phái"
Cái này mới đây, tuy nhiên không biết họ sẽ thực hiện thế nào vì nó sẽ phá vỡ nhiều nguyên tắc quan trọng của Đảng cộng sản, ví dụ trong nguyên tắc "tập trung dân chủ" "đồng thuận" hay "địa phương phục tùng trung ương" v...v.
Nhiều phái tất sẽ có nhiểu ý kiến đối lập, nếu nhiều phái có nhiều quan điểm khác nhau nhưng bộ chính trị vẫn là người quyết định tất cả thì có lẽ việc chấp nhận nhiều phái chỉ là "mỵ đảng viên" thôi.

Chien Tran nói...

TL: Ừa ừa . Cậu kĩ thật thế cũng phải