Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Lãnh đạo Đảng và diễn biến CM giai đoạn 1954-1975

   Trang BBCVietnamese  trong tháng 05/1906 có đăng loạt bài 04 kỳ về giai đoạn CMVN 1954-1975 . Nhận thấy loạt bài này ngắn gọn nhưng tương đối hệ thống -có thể giúp cho việc tham khảo để tìm hiểu về vai trò của TBT Lê Duẩn trong diễn biến CMVN giai đoạn 1954-1975, nên giới thiệu với các bạn. Tất nhiên tác giả bài viết là những người phía bên kia nên quan điểm nhìn nhận vẫn trình bầy ở vị thế kẻ  ' thù nghịch ý thức hệ '.


Kỳ 1  Nhìn lại vai trò của ông Lê Duẩn

Kỳ 2 :  Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực

Kỳ 3 :  Cuộc đấu tranh trong nội bộ

Kỳ 4 :  Một di sản gây tranh cãi

9 nhận xét:

TQtrung nói...

Chỗ tôi đường dẫn này bị chặn rồi.

Tualinh nói...

@QT : ừ,đúng thế ở 'Kỳ 1'. Với 'Kỳ 2' trở lên vẫn vào được QT à. Đành vào từ 'Kỳ 2' rồi từ đó vòng lại 'kỳ 1'. hì hì...

hadongtran nói...

Là TBT trong suốt 26 năm , mọi thành công và thất bại của VN đều gắn trước hết và trên hết với tên tuổi của Ô.( tính từ 1969 đến 1986)
Sau chủ tịch HCM , có lẽ LD là ng có uy quyền và ghi đậm nhất dấu ấn của cá nhân mình vào lịch sử đất nước.

Nếu để sang bên cạnh những công tích to lớn đến phi thường của Ô. ta cũng sẽ nhận thấy ở Ô có những hạn chế ko nhỏ, mà tui muốn đề cập tới ở đây.

1) Trong công cuộc chống Mĩ: Vốn là 1 nhà chiến lược thiên tài, nhưng trong chỉ đạo chiến tranh nhiều khi Ô dẫm chân hơi sâu vào những v/đ có tính chiến dịch ,chiến thuật (vốn ko phải thế mạnh của Ô )nên gây ra những khó khăn và thiệt hại ko đáng có.Cụ thể là trong Mậu thân 1968 và Trị thiên 1972.
2)Sau 1975, trong cơn say chiến thắng, phải nói Ô đã ko phát huy đc tài năng cá nhân và trí tuệ tập thể trong 1 giai đoạn khá dài.Cụ thể:
**)Đại hội 4 và 5 đã ko đề ra đc chiến lược xây dựng k/t & phát triển đất nước....có nhiều chính sách sai lầm dẫn đến khủng hoảng x/h sâu sắc.
**)Không phát huy đc tư tưởng HCM dẫn dến những sai lầm liên tiếp về đối ngoại : sa lầy ( thực chất là mắc mưu TQ )ở CPC , bị cả thế giới tẩy chay.ko khôn khéo ( quá cương cứng với TQ , ngả hẳn sang LX...) dẫn tới chiến tranh biên giới 1979 , bỏ lỡ thời cơ trong bình thường hóa quan hệ với Mĩ nên bị bao vây cấm vận cực kì khốn đốn.
**)Chính sách với vùng mới giải phóng ko đúng, cả về kinh tế ( cải tạo công thương ), cả về xã hội ( cải tạo ngụy quân ngụy quyền - thực chất là bỏ tù )gây chia rẽ sâu sắc , hoàn toàn đi ngược với tư tưởng HCM về đoàn kết dân tộc.
**)Nhiệm vụ số 1 của TBT là công tác xây dựng đảng chậm đc tiến hành cả về cương lĩnh , tổ chức, kiên toàn đảng.
Vốn là 1 nhân vật cứng rắn và có phần độc đoán nên về cuối đời Ô thậm chí là vật cản ( khi mọi yếu tố đổi mới đã khá chín muồi ). Chỉ với cái chết của mình 1986 , sự kiện này mới đc thực thi.
Công tác tổ chức cực kì quan trọng , nhưng đã đẻ nằm trong tay 1 cá nhân LDT quá lâu - gây di hại lâu dài....


Đây là những cảm nhân mang tính cá nhân về LD. Xin a/e bổ cứu!

TQtrung nói...

Ngoài ra, nếu khắt khe theo tiêu chí một người cộng sản chân chính, đời tư của Ô. cũng là một dấu hỏi lớn xét theo khía cạnh đạo đức, trong khi cán bộ cấp dưới bị khiển trách hoặc chịu những hệ luỵ khủng khiếp về quan hệ vợ chồng >1,thì Ô.lại không phải chịu bất cứ trói buộc nào như một cán bộ bình thường!
Mầm mống của việc chia rẽ bè phái trog Đảng thì Ô.cũng không phải là vô can.

hoa binh nói...

Tôi cho rằng :
1/ Nếu anh ba ko giử chức Bí thư thứ I, thì cách mạng Miền Nam sẽ kéo dài thêm nhiều năm thậm chí vô hạn như Nam Bắc Triều tiên. Vì sao thi các pác cần đọc thêm trên mạng.

2/ Một thế lực tả khuynh cực mạnh đã cản trở nhiều năm sự chuyển hướng của nền KT nước ta. Năm 1980 - 1982, khi đoàn giáo sư KH của các Viện KT LX sang giảng bài ở VN, khi làm việc tại TP HCM, phải công nhận việc xé rào "Ba lợi ích" của TP HCM, thực sự đụng chạm với nền tảng và quyền uy của nền CCVS.

3/ Sự lúng túng ngập ngừng nửa vời "thợ vụng mất kim" của giới cầm quyền trong những năm gần đây, chứng tỏ sự thiếu vắng một cái đầu "đơ xăng bu gi" luôn đột phá tư duy như Anh Ba.

Vài dòng ko nói hết ý! Mong các pác phủ chính.


4 SG

hadongtran nói...

Hè hè ! 4SG "... kéo dài thêm nhiều năm, thậm chí vô hạn ..." - cái này phải tranh luận đây , thậm chí đến " nát đám cỏ gà !".
Không nói chung chung kiểu kinh viện về " đảng ta " với t/ư và BCT nữa mà xét về yếu tố những cá nhân cụ thể nha.
1)Ý chí độc lập và thống nhất : HCM là hiện thân sáng chói nhất.Đó là tư tưởng xuyên suốt , bất di bất dịch trong lãnh đạo . Điều này ko phải bàn cãi.
2)Giải phóng MN : LD có " đề cương " , còn VNG ( với linh hồn là tư tưởng HCM ) có " dự thảo nghị quyết 15 ". Hai tư duy lớn gặp nhau MỘT CÁCH HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP. Trường Chinh sau này có nói đại ý " tư tưởng bạo lực, anh Ba ko phải là ng nói duy nhất và SỚM NHẤT !
3)Ý tưởng con đường 559 và 759 trên biển là của VNG .
4)Đến 1957 cơ hội hòa bình thống nhất đã trôi qua , c/m MN chiu quá nhiều tổn thất, nhưng CHẬM CHUYỂN HƯỚNG .LD và t/ư Cục có công đầu KHẮC PHỤC SAI LẦM trong giai đoạn quan trọng này.
5)LD chỉ đạo sát sao , NCT trực tiếp , c/m MN tiến bước dài, khẳng định "có thể đánh thắng Mĩ ". K/luận này mang ý nghĩa cực kì to lớn , giải quyết tư tưởng và quyết tâm cho toàn đảng toàn dân.LD và đặc biệt NCT có công đầu.
6)Luận điểm tấn công , tổng công kích - tổng khởi nghĩa là " ruột " của LD .Nhưng mang áp dụng " non " vào tết Mậu thân làm cho thắng lợi CHIẾN LƯỢC của ta phải trả cái giá quá đắt ko đáng có ( 3 năm sau mới gượng lại đc ). Biểu hiện độc đoán duy ý chí , ko suy xét cẩn thận những ý kiến sáng suốt của HCM.
Tình hình cũng tương tự vào 1972,ko nghe ý kiến VNG , Song hào...vu hồi đánh Huế nên ko chiếm đc Huế lại mất Quảng trị....hy sinh nhiều - mang tiếng " nướng quân "-.
7)Đặc biệt tài năng khi phát hiện " thời cơ chiến lược 1975 ".Trong suốt quá trình chỉ đạo c/m MN giữ vững ý chí độc lập tự chủ với LX,TQ. Đại thắng 30-4 công lao trước hết thuộc về LD.



Điểm qua vậy để thấy vai trò cùng những hạn chế của LD trong công cuộc thống nhất đất nước.Bên cạnh LD là những gương mặt tài năng khác , " nhân lên " những thành công và " hóa giải " những sai lầm của Ô.
Nếu ko phải LD -1960 - ở cương vị BTT1 , c/m MN khó khăn hay thuận lợi tới đâu , câu trả lời vẫn còn đang bỏ ngỏ!!

hadongtran nói...

CHXHCNVN , ĐCSVN , Hội đồng bộ trưởng , Hội đồng nhà nước , " làm chủ tập thể " , 600 pháo đài cấp huyện , thay đổi Quốc ca , dự định dời đô vào Tây nguyên ... là sản phẩm 10 năm cuối đời của LD.
" TQ là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất..." , điều đó rất đúng ! Nhưng chỉ nên dạy dỗ , thức tỉnh nhân dân về điều đó chứ đừng ghi vào Hiến pháp!

Chien Tran nói...

HĐ: có câu ấy trong hiến pháp à? Mình chỉ thấy dón dén động đến "các thế lực thù địch" ở tài liệu này nọ thôi
Chuyện khác về hiến pháp. Trước ghi "4000 năm lịch sử". Nhưng sau tính lại, thì các cụ xửa xưa chép sử có vđ. 18 đời vua Hùng trị vì 2000 năm, thì mỗi vị ra trên trăm năm. Thế là sửa lại hay bỏ đi đoạn ấy

hadongtran nói...

TC: Hiến pháp 1982 thì phải ( LC bổ cứu nha ). Có chuyện thế này : Ô. bộ trưởng Ng Cơ Thạch dẫn mấy vị thứ trưởng đến gặp LDT đề nghị ko ghi điều trên vào h/p. LDT " toát " cho 1 trận rằng " ko công nhận điều này là thiếu ý chí c/m , ko phải chiến sĩ c/s chân chính...".Ô Thạch và mọi ng sợ quá lặn luôn.
Kiêu ngạo cộng sản khiến ng ta độc đoán đến lú lẫn vậy đấy!

" Hùng triều ngọc phả " giải thích điều này rùi mà. 18 đời Vua Hùng trị vì hơn 2000 năm ko phải chỉ có 18 vị vua nối tiếp nhau . Đó là 18 " chi " - mỗi chi gồm nhiều vị vua .